Logo

Top 3 bài Cảm nhận về hai câu đầu bài Ngắm trăng của Hồ Chí Minh lớp 8

Top 3 bài Cảm nhận về hai câu đầu bài Ngắm trăng của Hồ Chí Minh lớp 8 là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em nâng cao khả năng viết văn để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 8
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo văn mẫu Cảm nhận về hai câu đầu bài Ngắm trăng của Hồ Chí Minh Văn lớp 8 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh mở rộng vốn từ và tham khảo thêm các ý tưởng cho bài viết của mình.

Đoạn văn mẫu Cảm nhận về hai câu đầu bài Ngắm trăng số 1 chọn lọc

Ngắm trăng là đề tài quen thuộc của thi ca phương Đông. Đó là một thú vui tao nhã của các tao nhân mặc khách. Không biết tự bao giờ, trăng đã trở thành người bạn thơ, trở thành nguồn cảm hứng dồi dào cho tâm hồn nhiều xúc cảm. Nhưng người ta chỉ ngắm trăng trong những lúc thanh nhàn, tâm hồn thư thái. Vậy mà trong những tháng ngày bị giam cầm, mất tự do, Bác Hồ của chúng ta vẫn ngắm trăng và làm thơ. Tìm đến với trăng, Hồ Chí Minh tìm đến với vẻ đẹp vĩnh hằng của tạo hóa nhưng cũng là tìm đến với người bạn tri âm, đối ảnh của mình trong những tháng ngày gian khổ. Điều đó đã tạo nên một hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt và một giọng thơ độc đáo cho thi phẩm. Câu thơ mở đầu đã mở ra một cảnh sống trong tù: “Trong tù không rượu cũng không hoa” Câu thơ mở ra một hiện thực trần trụi. Hai từ “không” xuất hiện như một sự khẳng định tuyệt đối sự vắng mặt của “rượu” và “hoa”. Giữa bao nhiêu thiếu thốn, đắng cay của kiếp sống trong tù vậy mà nhà thơ lại đưa ra sự thiếu thốn về “rượu” và “hoa” - những đối tượng phục vụ cho đời sống tinh thần, thuộc về những thú vui tao nhã. Đó có thể coi là những thứ xa xỉ của kiếp sống tù đày. Nhưng không phải ngẫu nhiên, nhà thơ đề cập đến rượu và hoa. Bởi tâm hồn nhà thơ đang hướng ra một thế giới khác. Thế giới đó đối lập với cuộc sống trong tù. Thế giới đó đang tràn ngập trong tâm hồn nhà thơ: “Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ” Câu thơ thứ hai chính là lí do của câu thơ thứ nhất, làm điểm tựa cho câu thơ đầu. Thì ra trước cảnh đẹp của buổi đêm làm Người nhớ tới rượu và hoa thấp thoáng một nỗi băn khoăn, đầy thơ mộng. Tất cả giúp người đọc nhận ra một người tù đặc biệt, với một tâm hồn thanh cao, khao khát hòa nhập với thiên nhiên, đất trời. Cụm từ “nại nhược hà” (làm thế nào bây giờ?) nghĩa là có cái lúng túng, băn khoăn của con người trước cảnh đẹp. Cảnh đẹp hiện ra trước mắt thi nhân trong khi bên mình chẳng có những thứ vốn thuộc thú vui thanh cao, tao nhã để cùng thưởng thức: đó là rượu và hoa. Một niềm băn khoăn rất nghệ sĩ đi bên cạnh cái trơ trụi, khắc nghiệt của nhà tù. Hai câu thơ đầu làm bộc lộ nên cái thiếu thốn của chốn lao tù nhưng câu thơ không hề có chút bi lụy. Một giọng điệu thơ hóm hỉnh, có chút bông đùa trong cách vào đề đầy bất ngờ: “Trong tù không rượu cũng không hoa” vẫn chưa có một từ ngữ cụ thể nào chỉ con người nhà thơ nhưng thi nhân đã hiện lên với một bản lĩnh vững vàng của một con người biết vượt lên trên những gian khổ của đời sông tù ngục để giữ nguyên vẹn một tâm hồn thanh tao, nhạy cảm, tinh tế, biết rung động trước mọi vẻ đẹp của đất trời.

Đoạn văn mẫu số 2 Cảm nhận về hai câu đầu bài Ngắm trăng chi tiết

Bài Ngắm trăng viết trong nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây, giới thiệu một tư thế ngắm trăng độc đáo, biểu lộ một phong thái sống ung dung, chủ động ngay trong những cảnh ngộ ngặt nghèo. Bài thơ kết tinh cao độ phong thái sống của Hồ Chí Minh. Ở đây, sự vượt ngục đã hoàn thành một cách thần kì, sự phấn đấu đã trở nên hài hòa, thư thái.

Trong tù không có rượu, cũng chẳng có hoa là sự bình thường, việc cố nhiên. Nhưng thấy cảnh đẹp mà bối rối (nại nhược hà) thì không phải là việc bình thường, dễ thấy. Tại sao lại bối rối? Trăng đẹp thì ngắm trăng. Thường người đời chỉ ngắm trăng khi lòng thư thái, thanh nhàn, dư dật về kinh tế, có rượu, có hoa. Khi ấy Bác đang ở trong tù, dư dật, nhàn nhã gì mà ngắm trăng? Chúng ta sống ngoài đời tự do mà cũng ít khi để ý đến vầng trăng tròn, khuyết trên đầu. Trong truyện ngắn Trăng sảng của Nam Cao, bà vợ nông dân của văn sĩ - nhà giáo khổ Điền đã gắt lên với chồng khi ông này gọi bà để khoe trăng sáng quá: Trăng sáng thì tắt đèn cho đỡ tốn hai xu dầu, chứ có gì mà phải gọi!

Đêm tù ấy, Bác chẳng có phương tiện vật chất gì để thưởng nguyệt. Nhưng chẳng lẽ để vẻ đẹp ấy trôi qua vô ích? Nên Bác mới bối rối. Dịch nại nhược hà (làm thế nào bây giờ) thành khó hững hờ cũng gọn nhưng chưa cho thấy hết cái lúng túng của một tâm hồn nghệ sĩ bất ngờ gặp cảnh đẹp của thiên nhiên. Câu thơ mở đầu trần trụi như một bản kiểm kê, tả cảnh sống người tù. Câu thơ thứ hai đã tả tâm hồn của một thi nhân với thi hứng dạt dào, tinh tế, thơ mộng. Cái thơ mộng này đối chiếu với cái thực tế ở câu trên tạo nên một thi vị hóm hỉnh của Hồ Chí Minh. Bác yêu vầng trăng trên đầu, nhưng Bác không quên cái cùm sắt cụ thể dưới chân. Thơ mộng nhưng không viển vông. Thiết thực nhưng không chặt đi đôi cánh của trí tưởng tượng. Chính đôi cánh ấy đã giúp Bác bay ra ngoài song sắt lúc nào không hay.

Văn mẫu số 3 Cảm nhận về hai câu đầu bài Ngắm trăng hay nhất

Có nhiều mẩu chuyện cho biết Bác Hồ rất yêu thiên nhiên. Nghỉ chân trên đường công tác, Bác cũng chọn nơi có cảnh đẹp. Tìm chỗ dựng căn nhà sàn ở Việt Bắc hay chăm chút cây lá ở Phủ Chủ tịch, Bác Hồ đều thể hiện lòng yêu mến cái đẹp của trời đất. Vầng trăng, cái ánh sáng cao khiết, huyền ảo từng làm mê hồn, mê đắm nhiều văn nhân nghệ sĩ mọi thời, đã được Bác Hồ đặc biệt yêu quý, coi như bầu bạn của tâm hồn, cảm hứng của thơ ca. Rải rác trong nhiều bài thơ, Bác đã ca ngợi trăng. Có bài thơ trăng, Bác viết trong tù, có bài viết khi làm Chủ tịch nước, địa vị thay đổi mà tình cảm của Bác vẫn như nhất.

Bài Ngắm trăng viết trong nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây, giới thiệu một tư thế ngắm trăng độc đáo, biểu lộ một phong thái sống ung dung, chủ động ngay trong những cảnh ngộ ngặt nghèo. Bài thơ kết tinh cao độ phong thái sống của Hồ Chí Minh. Ở đây, sự vượt ngục đã hoàn thành một cách thần kì, sự phấn đấu đã trở nên hài hòa, thư thái.

Trong tù không có rượu, cũng chẳng có hoa là sự bình thường, việc cố nhiên. Nhưng thấy cảnh đẹp mà bối rối (nại nhược hà) thì không phải là việc bình thường, dễ thấy. Tại sao lại bối rối? Trăng đẹp thì ngắm trăng. Thường người đời chỉ ngắm trăng khi lòng thư thái, thanh nhàn, dư dật về kinh tế, có rượu, có hoa. Khi ấy Bác đang ở trong tù, dư dật, nhàn nhã gì mà ngắm trăng? Chúng ta sống ngoài đời tự do mà cũng ít khi để ý đến vầng trăng tròn, khuyết trên đầu. Trong truyện ngắn Trăng sảng của Nam Cao, bà vợ nông dân của văn sĩ - nhà giáo khổ Điền đã gắt lên với chồng khi ông này gọi bà để khoe trăng sáng quá: Trăng sáng thì tắt đèn cho đỡ tốn hai xu dầu, chứ có gì mà phải gọi!

Đêm tù ấy, Bác chẳng có phương tiện vật chất gì để thưởng nguyệt. Nhưng chẳng lẽ để vẻ đẹp ấy trôi qua vô ích? Nên Bác mới bối rối. Dịch nại nhược hà (làm thế nào bây giờ) thành khó hững hờ cũng gọn nhưng chưa cho thấy hết cái lúng túng của một tâm hồn nghệ sĩ bất ngờ gặp cảnh đẹp của thiên nhiên. Câu thơ mở đầu trần trụi như một bản kiểm kê, tả cảnh sống người tù. Câu thơ thứ hai đã tả tâm hồn của một thi nhân với thi hứng dạt dào, tinh tế, thơ mộng. Cái thơ mộng này đối chiếu với cái thực tế ở câu trên tạo nên một thi vị hóm hỉnh của Hồ Chí Minh. Bác yêu vầng trăng trên đầu, nhưng Bác không quên cái cùm sắt cụ thể dưới chân. Thơ mộng nhưng không viển vông. Thiết thực nhưng không chặt đi đôi cánh của trí tưởng tượng. Chính đôi cánh ấy đã giúp Bác bay ra ngoài song sắt lúc nào không hay.

►► CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download văn mẫu cảm nhận về hai câu đầu bài Ngắm trăng của Hồ Chí Minh Ngữ văn lớp 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
Có thể bạn quan tâm
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com