Mời các bạn cùng tham khảo dàn ý và các bài văn mẫu viết bài tập làm văn số 1 lớp 8 từ đề 1 đến đề 4 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh mở rộng vốn từ và tham khảo thêm các ý tưởng cho bài viết TLV của mình.
Đề bài: Thuyết minh chiếc kính đeo mắt
I). Mở bài:
Giới thiệu về kính đeo mắt- đối tượng được thuyết minh
II) Thân bài:
- Nêu nguồn gốc, xuất xứ
+ Kính đeo mắt ra đời năm 1620 ở nước Ý
+ Qua nhiều năm được cải tiến và phổ biến sử dụng
+ Năm 1877 chiếc kính áp tròng đầu tiên trong lịch sử ra đời
- Nêu cấu tạo:
+ Mắt kính: tùy vào thực trạng của mắt để sử dụng các loại mắt kính khác nhau. Mắt kính được làm từ thủy tinh, nhựa.
+ Mắt kính thủy tinh có đặc điểm trong suốt có nhược điểm là dễ vỡ
+ Măt kính nhựa: ưu điểm nhẹ nhưng dễ xước
+ Gọng kính gồm 2 loại: gọng nhựa và gọng kim loại.Gọng kim loại được làm bằng sắt, đeo cứng cáp và khó chịu. Gọng nhựa dẻo, bền, chịu được áp lực khi bị tác động
- Công dụng của mắt kính.
+ Kính thuốc giúp người có bệnh về mắt như cận, loạn, lão…
+ Kính lão bảo vệ mắt khi đọc sách, hay làm việc lâu trên máy tính.
+ Kính râm bảo vệ mắt khi có ánh sáng mạnh hắt vào mắt.
+ Kính thời trang giúp làm đẹp cho khuôn mặt.
III) Kết bài:
Nêu cảm nghĩ và sự cần thiết của kính mắt đối với đời sống của con người trong cuộc sống.
Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không?
Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng...
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi".
Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không.
Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp"... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! "Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!".
Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.
Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.
Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! ...
Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.
Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.
Đề bài: Thuyết minh về cây bút bi
I) Mở bài:
Giới thiệu chung về vai trò, tầm quan trọng của bút bi với đời sống con người. Nó là công cụ giúp con người lưu lại chữ viết.
II) Thân bài:
- Nguồn gốc, xuất xứ
Được phát minh bởi nhà báo Hungaru Biro vào năm 1930 (từ thực tiễn khi thấy mực in trên giấy khô nhanh)
- Cấu tạo bút bi: gồm hai bộ phận chính
+ Vở bút: là ống trụ tròn dài khoảng 14- 15 cm, được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, có ghi nhà sản xuất hoặc hãng sản xuất
+ Ruột bút: là từ kim loại, nhựa dẻo, bên trong có ống mực chứa mực nước hoặc mực đặc.
+ Còn các bộ phận khác: lò xo, nút bấm, nút bấm, trên vỏ ghim để gài vào áo hoặc vở
- Phân loại: tùy thuộc vào kiểu dáng, màu sắc, và thị hiếu người dùng
+ Màu sắc đa dạng, bắt mắt
+ Có thể dẫn ra các thương hiệu bút nổi tiếng
- Nguyên lí vận hành: mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết viên bi lăn ra mực tạo khối chữ
- Cách sử dụng và bảo quản
+ Sau khi viết xong phải đậy nắp cẩn thận
- Ưu điểm
+ Gọn nhẹ, tiện dụng, dễ vận chuyển
+ Giá thành phù hợp với lứa tuổi học sinh.
- Nhược điểm
+ Bút chỉ sử dụng được khi hết mực mua bút mới
+ Không tạo khối được nét thanh nét đậm cho chữ
III) Kết bài:
Nhấn mạnh và khẳng định tầm quan trọng của bút bi trong cuộc sống. Nêu cảm nhận của em về vai trò của chiếc bút bi.
Đối với học sinh chúng ta ngoài vở viết, thước kẻ,… thì bút bi là người bạn đồng hành không thể thiếu trong quá trình học tập. Sử dụng bút bi hàng ngày nhưng không phải ai cũng nắm được nguồn gốc ra đời cũng như cấu tạo của cây bút bi. Để hiểu rõ hơn về người bạn thân thiết này chúng ta hãy cùng lần lượt đi tìm hiểu hành trình bút bi đến với mọi người.
Bút bi ra đời vào năm 1930 bởi nhà báo người Hunggari tên là Lazo Biro. Lazo Biro là một nhà báo tài năng, trong quá trình làm việc của mình ông nhận thấy sự bất tiện của bút mực, khi liên tục làm tay và giấy tờ bị vấy bẩn, không những vậy bút mực còn rất hay bị hỏng. Trong một lần tình cờ nhìn ấy viên bi chạy qua vũng nước để lại những vệt dài ông đã nảy ra ý tưởng làm ra một loại bút viết mực mau khô để thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng. Được sự giúp đỡ của anh trai, ý tưởng của ông nhanh chóng thành hiện thực và khi đưa vào tiêu dùng tất thảy mọi người đều yêu thích vì những tiện lợi mà loại bút này mang lại.
Bút bi có cấu tạo ba phần cơ bản: vỏ, ruột và bộ phận điều chỉnh bút. Vỏ bút thường được làm bằng những nguyên liệu dẻo, bền như nhựa. Vỏ bút có hình trụ thường dài từ 14-15 cm, vỏ bút có công dụng bao bọc ruột bút, khiến cho việc cầm bút chắc chắn và sử dụng đơn giản hơn. Ruột bút là một ống mực nhỏ, trong làm từ nhựa dẻo. Phía trên ruột bút là đầu bút được làm bằng kim loại, có một viên bi nhỏ ở đầu, khi viết con bi sẽ chuyển động khiến cho mực trong bút ra đều. Bộ phận còn lại là lò xò và nút điều chỉnh. Nút điều chỉnh sẽ giúp ta khi sử dụng thì bấm vào ngòi bút sẽ trồi ra, khi sử dụng xong tiếp tục ấn vào đó ngòi bút sẽ thụt vào trong, bảo vệ ngòi bút không bị hư hại.
Nguyên lí hoạt động của bút bi rất đơn giản, với loại bút bi có nút bấm chúng ta chỉ cầm bấm vào nút, ngòi bút sẽ trồi ra, viên bi trên đầu bút sẽ chuyển động, tạo nên những nét chữ thanh thoát đẹp đẽ. Khi sử dụng xong chúng ta chỉ cần bấm nút lại. Bảo quan bút bi cũng không hề cầu kì, khi sử dụng xong chúng ta chỉ cần bấm nút hoặc đóng nắp bút lại để đảm bảo bút khi bị rơi không bị va chạm với mặt đất sẽ dẫn đến hỏng ngòi bút.
Bút bi là vật dụng phổ biến đối với tất cả mọi người, luôn được ưa chuộng và tin dùng bởi những ưu điểm của mình. Bút bi nhỏ gọn, bền lại vô cùng dễ sử dụng và vận chuyển. Giá thành mỗi chiếc bút bi lại rất rẻ, phù hợp với nhu cầu của học sinh, sinh viên. Nhưng bên cạnh những ưu điểm, bút bi cũng còn một vài hạn chế: vì viết nhanh nên chữ thường không được đẹp, ngòi bút điều tiết mực không kịp có thể bị ra quá nhiều, khiến sách vở bị bẩn.
Bút bi có vai trò ý nghĩa to lớn với mỗi chúng ta. Bút là người bạn thân thiết đồng hành với mỗi học sinh trong quá trình học tập, cùng ta tiếp thu tri thức, nâng cánh những ước mơ. Người ta vẫn thường nói “nét chữ nết người”, chữ nghĩa cũng phần nào thể hiện tính cách con người. Bạn là người cẩn thận hay cẩu thả chỉ cần nhìn chữ bạn viết là tôi có thể biết điều đó. Không chỉ vậy, chỉ với cây bút nhỏ xinh ta có thể giãi bày biết bao nỗi niềm, tâm sự, làm vơi bớt nỗi buồn trong lòng,… Quả thật nếu thiếu bút, đời sống tư tưởng, tình cảm của chúng ta chẳng biết gửi gắm ở đâu.
Bút bi là người bạn thân thiết, đồng hành trong suốt cuộc đời ta. Bởi vậy, trong quá trình sử dụng chúng ta phải có ý thức giữ gìn những người bạn yêu quý này, tránh quăng quật, vứt linh tinh làm hỏng bút.
Đề bài: Thuyết minh về đôi dép lốp trong kháng chiến
I) Mở bài:
Dép lốp từng là một trong số những vật dụng quan trọng thiết yếu trong cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc.
Hiện tại: dép lốp là vật chứng tiêu biểu cho quá trình gian khổ mà hào hùng của dân tộc Việt Nam
II) Thân bài:
- Nêu nguồn gốc (hoàn cảnh ra đời)
+ Bên cạnh những vật dụng khác như mũ nan, áo trấn thủ, thì đôi dép lốp được ra đời
+ Dép lốp được làm từ việc cắt những chiếc lốp xe ô tô cũ
- Hình dáng, cấu tạo, chất liệu của dép lốp
+ Hình dạng giống những đôi dép bình thường
+ Quai dép được làm từ săm ô tô
+ Đế dép được làm từ xăm ô tô cũ, không qua sử dụng
+ Quai và đế được gắn cố định chắc chắn vào nhau không qua thứ keo kính nào mà dựa trên sự giãn nở của cao su
+ Dưới đế dép được xẻ rãnh để tạo độ ma sát với mặt đường, tránh trơn trượt trên địa hình
- Nêu đặc biệt, công dụng
+ Dép cao su được tái chế từ xăm lốp ô tô đã qua sử dụng, nên giá thành rẻ, phù hợp với các loại địa hình, kể cả đèo cao, suối sâu, đường lầy lội
+ Dép nhẹ nên dễ sử dụng, khi nắng thì đi thoáng mắt, mưa thì không lo bị đọng nước.
+ Dép lốp dễ vệ sinh, làm sạch, đặc biệt dép rất bền
+ Dép lốp là vật dụng gắn liền với hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh
- Cách bảo quản:
+ Dép lốp được làm từ cao su nên không được để chúng ở nơi có nhiệt độ cao
III) Kết bài:
+ Ngày nay dép lốp không còn phổ biến như trước, nó dần trở thành kỉ vật minh chứng cho giai đoạn hào hùng trong lịch sử dân tộc.
+ Dép lốp đi vào thơ ca với sức sống bất tận.
Hồi chiến tranh, miền Bắc nghèo lắm. Tất cả các loại dép tạm gọi là "thời trang" thời đó như dép nhựa Tiền Phong, dép Thái Lan (mà sau này ở miền Nam gọi là dép Lào)… đều không thể trang bị cho quân đội được, một phần vì đắt, một phần vì cấu trúc không phù hợp.
Dép gì có thể đạt được cả 3 yêu cầu: rẻ, khá chắc chắn và dễ sử dụng?
Hồi ấy, lốp (vỏ) xe ô tô cũ thải ra rất nhiều mà không thể sử dụng vào việc gì khác (ngoài việc làm đệm chống va cho tàu thủy), thế là có một sáng kiến phát sinh: cắt lốp cũ làm để, săm (ruột) ô tô cũ làm quai.
Đôi dép lốp ra đời từ đấy. Loại dép này trong Nam gọi là "dép rầu".
Đôi dép lốp chỉ là một phần rất nhỏ được cắt từ chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị ruân và dân ta phục kích tiêu diệt tại một vùng căn cứ địa Việt Bắc năm xưa. Nó được đo cắt rất khéo, không dày cũng không mỏng, quai trước bản to bản, kiểu quai dép xăng – đan, rất chắc chắn. Dép lốp nhìn không bóng bẩy như giày, nhưng đạt yêu cầu: rẻ, dễ sử dụng và bền. Nhược điểm là đế quá cứng (dễ phồng chân) hay tuột quai, nên thời đó, trong sâu chìa khóa của mỗi người thường có thêm cái "rút quai dép".
Tuy nhiên nó đã được trang bị cho quân đội cách mạng trong một thời gian dài.
Về sau này, khoảng đầu thập niên 1970, bộ đội mới được trang bị dép "đúc". Nó có cấu trúc giống dép lốp, nhưng đế bằng cao su đúc nên mềm, nhẹ và nhẵn (láng) hơn, quai chắc chắn hơn, người sử dụng thấy dễ chịu hơn.
Điều đáng ngạc nhiên là đôi dép lốp đã trở thành đề tài, nguồn cảm hứng sáng tác của rất nhiều giới nhà văn, nghệ sĩ cả trong nước và ngoài nước. Đôi dép lốp không chỉ bên cạnh các chiến sĩ trong cuộc sống thường nhật mà còn cùng Bác đi khắp mọi miền của Tổ quốc thân yêu và đến với bầu bạn xa gần trên thế giới. Trong cả bốn mùa: xuân, hạ, thu đông, đều có thể sử dụng đôi dép lốp; riêng vào mùa đông, Bác Hồ thường đi thêm đôi tất cải để giữ ấm cho chân.
Khi tới thăm đồng bào, đặc biệt thăm hỏi động viên bà con nông dân, Bác Hồ cũng đi dép lốp, mặc bộ quần áo nâu chàm, trông rất giản dị và gần gũi. Có khi Bác còn tháo dép xách tay, xắn quần đi trên đồng nước bùn lầy cùng với bà con. Đôi dép của Người lúc nào cũng sạch sẽ và đen bóng. Ở bất kì nơi đâu, nhân dân cũng nói về đôi dép của Bác như một báu vật mà họ muốn chiêm ngưỡng. Đặc biệt là các cháu thiếu nhi, khi Bác tới thăm, chúng đã tìm mọi cách để được sờ tận tay và được tận mắt ngắm nhìn đôi dép của Bác. Rồi đến những chiến sĩ ngoài đảo xa, có dịp Bác về thăm cũng tranh nhau được sửa sang lại chiếc dép cho Bác được chắc chắn hơn.
Đặc biệt, một lần đến thăm Thủ đô Niu Đêli - Ấn Độ, câu chuyện về đôi dép lốp của Bác càng có thêm nhiều điều ngạc nhiên thú vị. Khi Bác tiếp các quan chức cấp cao trong Chính phủ Ấn Độ, họ đều chú ý nhìn vào đôi dép dưới chân Người, họ luôn liếc nhìn với vẻ lạ lùng và rất đỗi trân trọng. Báo chí đặc biệt bài nào cũng nói với về đôi dép cao su của Bác như một chuyện lạ, một huyền thoại về một con người tuyệt vời của thế kỉ lúc bấy giờ.
Người dân Ấn Độ đã tỏ rõ lòng ngưỡng mộ đến kì lạ về đôi dép lốp này. Khi Bác Hồ tới thăm một ngôi đền lớn và cổ kính của Ấn Độ thì có một chuyện lạ xảy ra. Lúc Bác bước vào trong đền, để lại đôi dép bên ngoài thì bất ngờ có hàng trăm phóng viên báo chí, nhiếp ảnh, quay phim ập đến vây kín đôi dép cao su của Bác. Họ như phục sẵn từ rất lâu rồi, một số phóng viên còn cúi xuống dùng tay sờ, nắn đôi dép tỏ vẻ lạ lùng và trịnh trọng. Sau đó họ vội vàng ghi chép lại những gì mình vừa thấy. Từ những góc độ, cự ly khác nhau, các phóng viên thi nhau bấm máy, họ chen nhau để có được những vị trí thuần lợi. Rồi tiếp theo đó là cảnh đám đông dân chúng kéo đến từ các ngả, ùa vào để được ngắm nghía đôi dép. Có những tấm ảnh chụp đặc tả về đôi dép cao su này với những suy ngẫm khác nhau. Đôi dép đã cùng Bác vào sinh ra tử, nó chất chứa bao kỉ niệm sâu sắc và cảm động không thể nào quên. Kể cả khi đôi dép đã cũ, Bác cũng kiên quyết giữ lại để dùng, không muốn đổi đôi mới. Đức hy sinh cao cả của Bác đã được thể hiện qua câu nói: "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho đất nước được tự do, độc lập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành."
Có thể nói, đôi dép lốp có một chiều dài lịch sử - qua bao năm tháng – đã gắn bó cùng nhân dân và các chiến sĩ cách mạng từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ cho tới ngày thống nhất, xây dựng đất nước hòa bình… Đôi dép cao su không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời Bác mà với cả dân tộc Việt Nam. Qua hình ảnh đôi dép cao su, cũng cho ta thấy được đức tính giản dị, tiết kiệm đáng quý của người lính cách mạng. Không chỉ có vây, nó còn chứa đựng bài học bổ ích là bài học làm người, sống sao cho có ích cho xã hội, cho đất nước, luôn biết quý trọng sức lao động, mồ hôi, nước mắt của người dân. Phải luôn quan tâm tới bản chất bên trong chứ không chỉ chú trọng hình thức bên ngoài, cũng như đôi dép cao su tuy cũ nhưng mãi bền vững theo thời gian.
Đôi dép lốp có ý nghĩa vô cùng lớn lao và nhắc nhở chúng ta phải luôn biết nâng niu, trân trọng những giá trị của cuộc sống. Hình ảnh người chiến sĩ bước đi ung dung, thư thái với đôi dép lốp giản dị mà vẫn toát lên uy nghiêm lạ thường, lúc nào cũng khiến chúng ta ngưỡng mộ.
Đề bài: Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam.
I) Mở bài:
+ Giới thiệu chiếc áo dài, trang phục độc đáo đặc biệt dành cho phụ nữ Việt Nam.
+ Áo dài không chỉ là trang phục truyền thống mà còn trở thành biểu tượng văn hóa đẹp của người Việt Nam
II) Thân bài:
- Nêu xuất xứ
Từ thời chúa Nguyễn Phúc Kháng, do không muốn chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc nên vua ban lệnh người Việt đều mặc quần không đáy
- Hình dáng, cấu tạo chiếc áo dài
+ Cổ áo: kiểu cổ dựng cao khoảng 4- 5 cm, thường khoét chữ V ở phía trước cổ. Ngày nay được cải biến thành nhiều kiểu như cổ tròn, chữ U, cổ thuyền…
- Thân áo: may vừa vặn, ôm sát thân hình của người mặc, ở phần eo được chít ở hai bên
+ Cúc áo dài thường là cúc bấm kéo dài từ cổ chéo sang vai sau đó chạy thẳng theo sườn áo tới ngang hông
+ Áo dài có ai tà trước và sau, thường dài quá gối
+ Tay áo được cắt may khéo léo ôm trọn cánh tay, không có cầu vai
+ Quần dài, thụng, rộng được mặc kèm với áo
- Công dụng:
+ Là trang phục của người phụ nữ Việt
+ Thường xuất hiện ở các ngành như tiếp viên, giáo viên, nhân viên ngân hàng, học sinh
+ Hình ảnh áo dài phổ biến nhất trong mùa lễ hội, Tết…
- Cách bảo quản áo:
+ Do áo được làm bằng các chất liệu như lụa, đũi nên khi phơi cần chú ý phơi nơi khô thoáng, có gió, tránh phơi ngoài nắng (tránh gây bạc màu áo)
+ Sau đó dùng bàn là ủi với nhiệt độ vừa phải, treo vào mắc áo và cất vào tủ
+ Bảo quản tốt sẽ sử dụng được lâu bền
- Ý nghĩa của chiếc áo dài
+ Trong đời sống: áo dài trở thành quốc phục, nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam
+ Áo dài đi vào thơ ca như những biểu tượng đẹp bất hủ
+ Áo dài xuất hiện trang trọng, quý phái trong những dịp lễ hội, show thời trang chuyên nghiệp
III) Kết bài:
Dù thời hiện đại có nhiều trang phục mang hơi thở Tây âu nhưng áo dài vẫn luôn là nét độc đáo riêng biệt để người Việt Nam tự hào và trân trọng.
Tục ngữ Việt Nam có câu: Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. Suy ngẫm nhiều, chúng ta thấy đúng là y phục góp phần quan trọng vào vẻ đẹp của mỗi con người, góp phần quan trọng vào sự thướt tha của phụ nữ.
Áo dài Việt Nam là loại trang phục truyền thống của Việt Nam, che thân từ cổ đến đầu gối hoặc quá đầu gối, dành cho cả nam lẫn nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội trang trọng, hoặc nữ sinh mặc khi đi học. Không ai biết áo dài nguyên thủy có từ lúc nào và hình dáng ra sao, nhưng theo những hình khắc trên trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm, đã có hình phụ nữ mặc trang phục áo dài với hai tà xẻ. Sử gia Đào Duy Anh viết: Theo sách sử chép thì người Văn Lang xưa mặc áo dài cài nút về bên tả. Từ đó suy rằng trước thời Băc thuộc người Việt gài áo về tay trái, sau bắt chước người Trung Quốc, mới mặc áo gài về bên phải.
Theo từng thời kì lịch sử mà chiếc áo dài có những thay đổi về chi tiết. Kiểu sơ khai của áo dài là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì không buộc hai vạt trước lại. Sau để tiện làm việc, áo giao lãnh được thu gọn thành áo tứ thân, gồm có hai vạt trước và hai vạt sau. Áo tứ thân hợp với phụ nữ thôn quê quanh năm bươn chải, lao động đồng áng. Sau đó, áo ngũ thân ra đời, phù hợp cho phụ nữ tỉnh thành với sự biến đổi vạt nửa trước bên phải của áo tứ thân thu nhỏ, thành một vạt con. Vạt thứ năm nhỏ hơn, nằm dưới một vạt trước. Áo ngũ thân che kín thân hình, không để hở áo lót, mỗi vạt có hai thân nối sống, tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu. Vạt thứ năm nằm dưới vạt trước, khép kín nhờ năm chiếc khuy, tượng trưng cho "ngũ thường" của Nho giáo và "ngũ hành" của triết học Đông Phương. Đến thể kỉ XVIII, một số người Minh hương bất mãn với nhà Thanh, sang Việt nam lập nghiệp, mang theo một lối sắc phục của người Hoa. Để tạo bản sắc riêng cho dân tộc, Vũ Nương Nguyễn Phúc Khoát (1973 – 1965) đã ban hành một sắc dụ về ăn mặc cho toàn dân xứ Đàng Trong, đây là bước định hình quan rọng cho áo dài biến thành quốc phục Việt Nam: "Áo thì cổ đứng, cửa ống tay rộng hay hẹp tùy tiện, hai bên nách trở xuống phải khâu kín, không được xẻ mở...".
Nhưng có ý kiến cho rằng áo ngũ thân xuất hiện trong thời vua Gia Long (1802-1819). Năm Minh Mạng triều đình có chiếu chỉ cấm mặc váy mà phải mặc quần hai ống (vì áo ngũ thân phải mặc với quần hai ống, không thể mặc với váy) nên có câu ca dao:
"Tháng tám có chiếu vua ra Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng"
Những năm đầu thế kỉ này tà áo dài theo hai khuynh hướng: Phối hợp với y phục Phương Tây, các nhà tạo mẫu cho ra dời những kiểu áo dài có dây kéo sau lưng. Những kiểu cổ áo trái tim, kiểu cổ truyền thống. Khoảng 1930, họa sĩ Cát Tường sáng tạo ra kiểu áo dài mới bằng cách biến tứ thân, ngũ thân thành áo hai tà. Thân trên áo dược may sát, ôm theo những đường cong của cơ thể tạo ra vẻ yêu kiều, gợi cảm rất độc đáo. Hàng nút cũng được chuyển dịch, cổ áo cũng nhiều thay đổi, và phong phú hơn, mặc với quần " sa tanh" trắng... gọi là áo dài "Le Mur", nhưng có đôi người đưa ý kiến phản bác vì quá "lai căng". Vũ Trọng Phụng cũng có thái độ trong tác phẩm Số đỏ. Một khuynh hướng khác của các nhà tạo mẫu là khuynh hướng trở về nguồn. các nhà thiết kế dùng những hoa văn hình chim hạc trên áo dùng dể thiết kế ở thân trước áo dài, cổ áo dài hoặc dùng những hoa văn trên vải thổ cẩm để làm viền, những chiếc ao dài vừa duyên dáng vừa hiện đại vừa cổ điển, rang phục kèm theo áo dài cũng thay đổi theo thời gian như quần màu đen, trắng hòa cùng màu với áo, khăn đóng ngày nay thay thế bằng vương miện dùng trong ngày cưới của cô dâu.
Năm 1934, một hoạc sĩ khác là Lê Phổ đã bỏ bớt giới nét lai căng và đưa vào những nét đẹp truyền thống của áo dài dân tộc, dược nữ giới hoan nghênh nhiệt liệt.
Sau Cách mạng tháng Tám, đối mặt với giặc đói, giặc dốt, Bác Hồ vận động nhân dân bỏ thói quen mặc áo dài. Ngày hòa bình thống nhất, chiếc áo dài lại được cả nước ca ngợi và sử dụng, nhờ sự khéo léo của những nhà thiết kế mà chiếc áo dài Việt Nam vừa tôn vẻ đẹp dịu dàng thể hiện nét kín đáo thướt tha của người phụ nữ Việt Nam. Vì sao vậy? Phần trên thường kín cổ, thể hiện vẻ kín đóa nhưng cũng làm hiện lên bờ vai và đôi tay trắng thon dài của cô gái rất đẹp. Nhờ cắt may khéo léo, phần trên thể hiện nét đẹp khỏe mạnh gọn gàng, thùy mị của cô gái Việt Nam, đồng thời hai tà áo lúc mở lúc khép, quấn quýt trong giá ạo vẻ thướt tha dịu dàng của chiếc áo dài. Nét đẹp đó làm say mê bao văn nhân, thi sĩ Việt Nam, say mê bao khách nước ngoài khi giao dịch tham quan du lịch Việt Nam. Nhà thơ Nguyên Sa đã viết nhiều bài thơ về áo dài Việt nam như:
"Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ anh viết vẫn nguyên màu lụa trắng"
Cố nhạc sĩ Văn Cao và Phạm Duy cũng đưa hình ảnh áo dài Việt Nam vào trong bài "Bến xuân" của mình "Tà áo em rung trong giấc mộng ngập ngừng ngoài Bến Xuân." Đến thể kỉ XXI này, tuy xã hội Việt Nam đã theo nhiều trào lưu y phục phương Tây nhưng người ta vẫn không quên giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của chiếc áo dài. Trong vài thệp niên gần đây, tà áo dài đã là đồng phục quy định của nhiều công sở và trường học ngay cả dịp quan trọng như ngày tết , ngày lễ, ngày cưới, người ta cũng dùng áo dài làm trang phục cho cô dâu và phụ nữ. Với những loại vải quý phái, chất liệu đặc biệt như tơ tằm gấm, lụa và vẽ màu sắc lộng lẫy hoặc nhu hòa, chiếc áo dài đã giúp cho người phụ nữ Việt Nam tăng thêm vẻ trang trọng và tươi đẹp. Các nữ sinh mới lớn cắp sách đến trường trong tà áo dài trắng tăng thêm nét yểu điệu, tinh khiết, trong sáng và vô tư như những thiên thần.
Áo dài Việt nam là một trong những nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Người nữ sinh trung học ngày nay nên tự hào khi được mặc chiếc áo này! Bảo vệ nét đẹp áo dài Việt Nam là bảo vệ văn hóa và phong tục của người Việt Nam, nó cũng là nguồn đề tài vô tận cho các thi nhân nghệ sĩ Việt Nam.
►► CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download hướng dẫn cách lập dàn ý và viết các bài tập làm văn số 1 ngữ văn 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.