Logo

Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2: Chuyển động thẳng đều (Có đáp án)

Tổng hợp 24 Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2: Chuyển động thẳng đều có đáp án, giúp các em ôn luyện, củng cố kiến thức đạt hiệu quả nhất. Chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới.
1.6
28 lượt đánh giá

Chúng tôi xin giới thiệu các bạn học sinh bộ tài liệu giải Bài tập trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2: Chuyển động thẳng đều có lời giải hay, cách trả lời ngắn gọn, đủ ý được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Mời các em tham khảo tại đây.

Bộ 24 câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10 Bài 2: Chuyển động thẳng đều

Câu 1: Một chiếc xe chuyển động trên một đoạn đường thẳng AB với tốc độ trung bình là v. Câu nào sau đây là đúng?

    A. Xe chắc chắn chuyển động thẳng đều với tốc độ là v.

    B. Quãng đường xe chạy được tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.

    C. Tốc độ trung bình trên các quãng đường khác nhau trên đường thẳng AB có thể là khác nhau.

    D. Thời gian chạy tỉ lệ với tốc độ v.

Chọn: C

Một chiếc xe chuyển động trên một đoạn đường thẳng AB với tốc độ trung bình là v nên có thể trong quá trình chuyển động có những khoảng thời gian mà xe chuyển động không đều. Do vậy tốc độ trung bình trên các quãng đường khác nhau trên đường thẳng AB có thể là khác nhau.

Câu 2: Một vật chuyển động dọc theo chiều (+) trục Ox với vận tốc không đổi, thì

    A. tọa độ của vật luôn có giá trị (+).

    B. vận tốc của vật luôn có giá tri (+).

    C. tọa độ và vận tốc của vật luôn có giá trị (+).

    D. tọa độ luôn trùng với quãng đường.

Chọn: B

Vận tốc có chiều luôn trùng với chiều chuyển động nên khi vật chuyển động dọc theo chiều (+) trục Ox với vận tốc không đổi thì vận tốc của vật luôn có giá trị (+).

Câu 3: Từ A một chiếc xe chuyển động thẳng trên một quãng đường dài 10 km, rồi sau đó lập tức quay về về A. Thời gian của hành trình là 20 phút. Tốc độ trung bình của xe trong thời gian này là

    A. 20 km/h.

    B. 30 km/h.

    C. 60 km/h.

    D. 40 km/h.

Chọn: C.

Đổi t = 20 phút = 1/3 giờ.

Hành trình của xe bao gồm cả đi và về nên quãng đường mà xe đi được trong thời gian 1/3 giờ là: S = 2.10 = 20 km.

Tốc độ trung bình của xe trong thời gian này là:

24 câu trắc nghiệm Chuyển động thẳng đều cực hay có đáp án (phần 1)

Câu 4: Một chiếc xe chạy trên đoạn đường 40 km với tốc độ trung bình là 80 km/h, trên đoạn đường 40 km tiếp theo với tốc độ trung bình là 40 km/h. Tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường 80 km này là:

    A. 53 km/h.

    B. 65 km/h.

    C. 60 km/h.

    D. 50 km/h.

Chọn:A.

Thời gian chuyển động trên đoạn đường 80 km:

24 câu trắc nghiệm Chuyển động thẳng đều cực hay có đáp án (phần 1)

Tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường 80 km:

24 câu trắc nghiệm Chuyển động thẳng đều cực hay có đáp án (phần 1)

Câu 5: Một chiếc xe từ A đến B mất một khoảng thời gian t với tốc độ trung bình là 48 km/h. Trong 1/4 khoảng thời gian đầu nó chạy với tốc độ trung bình là v1 = 30 km/h. Trong khoảng thời gian còn lại nó chạy với tốc độ trung bình bằng

    A. 56 km/h.

    B. 50 km/h.

    C. 52 km/h.

    D. 54 km/h.

Chọn: D.

Quãng đường xe chạy từ A đến B: S = vtb.t = 48t (km).

Quãng đường xe chạy trong khoảng thời gian t1 = t/4 là:

S1 = v1.t1 = 30.t/4 = 7,5t (km)

Tốc độ trung bình trong khoảng thời gian còn lại là:

24 câu trắc nghiệm Chuyển động thẳng đều cực hay có đáp án (phần 1)

Câu 6: Hình 2.1 cho biết đồ thị tọa độ của một chiếc xe chuyền động trên đường thẳng. Vận tốc của xe là

24 câu trắc nghiệm Chuyển động thẳng đều cực hay có đáp án (phần 1)

    A. 10 km/h.

    B. 12,5 km/h.

    C. 7,5 km/h.

    D. 20 km/h.

Chọn: A.

Theo đồ thị: lúc t1 = 1 h, x1 = 20 km; lúc t2 = 4 h, x2 = 50 km

Vận tốc của xe là: 24 câu trắc nghiệm Chuyển động thẳng đều cực hay có đáp án (phần 1)

Câu 7: Hình 2.2 cho biết đồ thị tọa độ của một xe chuyển động thẳng. Vận tốc của nó là 5 m/s. Tọa độ của xe lúc t=0

24 câu trắc nghiệm Chuyển động thẳng đều cực hay có đáp án (phần 1)

    A. 0 m.

    B. 10 m.

    C. 15 m.

    D. 20 m.

Chọn: C.

Đồ thị tọa độ của một xe chuyển động thẳng là một đường thẳng nên phương trình có dạng: x = x0 + v.t.

Vận tốc của nó là 5 m/s nên phương trình chuyển động của xe là: x = x0 + 5t (m)

Lúc t = 5s, x = 40 m => x0 = 15 m.

Câu 8: Trong cá đồ thị x – t dưới đây (Hình 2.3), đồ thị nào không biểu diễn chuyển động thẳng đều.

24 câu trắc nghiệm Chuyển động thẳng đều cực hay có đáp án (phần 1)

Chọn: B.

Phương trình biểu diễn sự phụ thuộc của tọa độ x theo thời gian t của chuyển động thẳng đều có dạng: x = x0 + v.t.

Đồ thị biểu diễn x theo t trong chuyển động thẳng đều là một đường thẳng với hệ số góc khác 0. Đồ thị hình B cho thấy tọa độ x không thay đổi theo thời gian (tức x là hàm hằng) nên vận tốc v = 0. Do đó đồ thị B không biểu diễn chuyển động thẳng đều.

Câu 9: Một ôtô chuyển động đều trên một đoạn đường thẳng với vận tốc 60 km/h. Bến xe nằm ở đầu đoạn đường nhưng xe xuất phát từ một địa điểm trển đoạn đường cách bến xe 4 km. Chọn bến xe là vật mốc, chọn thời điểm xe xuất phát làm gốc thời gian và chọn chiều dương là chiều chuyển động. Phương trình chuyển động của ôtô trên đoạn đường này là:

24 câu trắc nghiệm Chuyển động thẳng đều cực hay có đáp án (phần 1)

    A. x = 60t (km ; h).

    B. x = 4 – 60t (km ; h).

    C. x = 4 + 60t (km ; h).

    D. x = -4 + 60t (km ; h).

Chọn: C.

Chọn bến xe là vật mốc, chọn thời điểm xe xuất phát làm gốc thời gian và chọn chiều dương là chiều chuyển động nên tại thời điểm t = 0, ôtô có:

x0 = 4 km, v0 = 60 km/h

=> Phương trình chuyển động của ôtô trên đoạn đường này là:

x = 4 + 60.t (km; h).

Câu 10: Trên trục x’Ox có hai ô tô chuyển động với phương trình tọa độ lần lượt là x1(t) = -20 + 20t và x2(t) = 10t – 50 (t tính bằng đơn vị giây (t > 0), còn x tính bằng đơn vị mét). Khoảng cách giữa hai ô tô lúc t = 2 giây là

    A. 50 m.

    B. 0 m.

    C. 60 m.

    D. 30 m.

Chọn: A.

Khoảng cách giữa hai xe: d = |x1(2) – x2(2)| = 50 m.

Câu 11: Cho đồ thị tọa độ – thời gian của một ô tô chạy từ địa điểm A đến địa điểm B trên một đường thẳng (Hình 2.4). Dựa vào đồ thị, viết được phương trình chuyển động của ô tô là:

24 câu trắc nghiệm Chuyển động thẳng đều cực hay có đáp án (phần 1)

    A. x = 30t (km ; h).

    B. x = 30 + 5t (km ; h).

    C. x = 30 + 25t (km ; h).

    D. x = 30 + 39t (km ; h).

Chọn: A.

Theo đồ thị, khi t = 0 thì x0 = 0.

Sau mỗi giây ôtô đi được quãng đường 30km nên v = 3 km/h

=> phương trình chuyển động của ô tô là: x = 30t (km; h).

Câu 12: Cho đồ thị tọa độ – thời gian của một vật như hình 2.5. Vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian:

24 câu trắc nghiệm Chuyển động thẳng đều cực hay có đáp án (phần 1)

    A. từ 0 đến t2.

    B. từ t1 đền t2.

    C. từ 0 đến t1 và từ t2 đến t3.

    D. từ 0 đến t3.

Chọn: C.

Các đoạn xiên góc trên đồ thị có vận tốc không đổi theo thời gian nên vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian từ 0 đến t1 và từ t2 đến t3.

Trong khoảng từ t1 đến t2 tọa độ của vật không thay đổi, tức là vận tốc v = 0, vật đứng yên.

Câu 13: Hình 2.6 cho biết đồ thị tọa độ – thời gian của một ôtô chuyển động thẳng, tốc độ của nó là 2 m/s. Tọa độ của ôtô lúc t = 4s là

24 câu trắc nghiệm Chuyển động thẳng đều cực hay có đáp án (phần 2)

    A. 28 m.

    B. 20 m.

    C. 15 m.

    D. 12 m.

Chọn: D.

Tại thời điểm t = 0 thì x = x0 = 20 m.

Vận tốc của ôtô là: 24 câu trắc nghiệm Chuyển động thẳng đều cực hay có đáp án (phần 2) (vật chuyển động ngược chiều dương Ox).

=> Phương trình chuyển động của ôtô là: x = 20 - 2t

=> Tọa độ của ôtô lúc t = 4s là: x(4) = 12m.

Câu 14: Hình 2.7 cho biết đồ thị tọa độ – thời gian của một ô tô chuyển động thẳng. Quãng đường ô tô đi được kể từ lúc to = 0 đến lúc t = 10s là

24 câu trắc nghiệm Chuyển động thẳng đều cực hay có đáp án (phần 2)

    A. 40 m.

    B. 30 m.

    C. 20 m.

    D. 10 m.

Chọn: C.

Từ đồ thị ta thấy:

- Trong khoảng thời gian từ 0 đến 2s, ôtô chuyển động thẳng đều theo chiều dương Ox và đi được quãng đường là S1 = 10 – 0 = 10 km.

- Trong khoảng thời gian từ 2s đến 6s, ôtô không chuyển động (do tọa độ không thay đổi theo thời gian).

- Trong khoảng thời gian từ 6s đến 8s, ôtô chuyển động thẳng đều theo chiều âm Ox và đi được quãng đường là S3 = 10 km.

- Trong khoảng thời gian từ 8s đến 10s, ôtô không chuyển động (do tọa độ không thay đổi theo thời gian).

Vậy quảng đường mà ôtô đi được kể từ lúc t0 = 0 đến lúc t = 10s là

S = S1 + S3 = 20 km.

Câu 15: Vật chuyển động thẳng đều có đồ thị tọa độ – thời gian như hình 2.8. Phương trình chuyển động của vật có dạng sau đây?

24 câu trắc nghiệm Chuyển động thẳng đều cực hay có đáp án (phần 2)

    A. x = 5 +5t.

    B. x = 4t.

    C. x = 5 – 5t.

    D. x = 5 + 4t.

Chọn: D.

Tại thời điểm t = 0 thì x = x0 = 5 m,

Vật chuyển động thẳng đều theo chiều dương, sau 5s vật đi được quãng đường là S = 25 – 5 = 20 m nên vận tốc của vật là: v = 20/5 = 4 m/s

=> Phương trình chuyển động của vật có dạng: x = 5 + 4t.

Câu 16: Một ô tô chạy trên đường thẳng. Ở 1/3 đoạn đầu của đường đi, ô tô chạy với tốc độ 40 km/h, ở 2/3 đoạn sau của đường đi, ô tô chạy với tốc độ 60 km/h. Tốc độ trung bình của ô tô trên cả đoạn đường là

    A. 120/7 km/h.

    B. 360/7 km/h.

    C. 55 km/h.

    D. 50 km/h.

Chọn: B.

Tốc độ trung bình của ô tô trên cả đoạn đường là:

24 câu trắc nghiệm Chuyển động thẳng đều cực hay có đáp án (phần 2)

Trong đó: t1 là thời gian ô tô đi hết 1/3 đoạn đường đầu: 24 câu trắc nghiệm Chuyển động thẳng đều cực hay có đáp án (phần 2)

t2 là thời gian ô tô đi đoạn đường còn lại: 24 câu trắc nghiệm Chuyển động thẳng đều cực hay có đáp án (phần 2)

24 câu trắc nghiệm Chuyển động thẳng đều cực hay có đáp án (phần 2).

Câu 17: Một máy bay cất cánh từ Hà Nội đi Bắc Kinh vào hồi 9 giờ 30 phút theo giờ Hà Nội và đến Bắc Kinh vào lúc 14 giờ 30 phút cùng ngày theo giờ địa phương. Biết rằng giờ Bắc Kinh nhanh hơn giờ Hà Nội 1 giờ. Biết tốc độ trung bình của máy bay là 1000 km/h. Coi máy bay bay theo đường thẳng. Khoảng cách từ Hà Nội đến Bắc Kinh là

    A. 4000 km.

    B. 6000 km.

    C. 3000 km.

    D. 5000 km

Chọn: A.

Lúc ở Bắc Kinh là 14 giờ 30 phút thì ở Hà Nội đang là 13 giờ 30 phút, do vậy thời gian bay là 13 giờ 30 phút – 9 giờ 30 phút = 4 giờ.

→ Khoảng cách từ Hà Nội đến Bắc Kinh là: S = v.t = 1000.4 = 4000 km.

Câu 18: Một người đi xe đạp từ nhà tới trường theo một đường thẳng, với tốc độ 15 km/h. Khoảng cách từ nhà đến trường là 5 km. Chọn hệ trục tọa độ Ox trùng với đường thẳng chuyển động, gốc O tại trường, chiều dương ngược với chiều chuyển động, gốc thời gian là lúc xuất phát. Phương trình chuyển động của người đó có dạng

    A. x = 5 + 15t (km).

    B. x = 5 – 15t (km).

    C. x = -5 +15t (km).

    D. x = -5 – 15t (km).

Chọn: B.

Theo cách chọn hệ quy chiếu thì tại thời điểm t = 0 thì x0 = 5 km; v = - 15 km/h (ngược chiều dương).

=> Phương trình chuyển động của người đó có dạng: x = 5 – 15t (km).

Dùng dữ liệu sau để trả lời các Câu 19, 20.

Ba xe chuyển động trên cùng một đường thẳng. Đường biểu diễn tọa độ theo thời gian của ba xe I, II, III cho trên hình 2.9.

24 câu trắc nghiệm Chuyển động thẳng đều cực hay có đáp án (phần 2)

Câu 19: Tìm câu sai.

    A. Ba xe chạy thẳng đều và chạy nhanh như nhau.

    B. Xe III chạy nhanh nhất, rồi đến xe II và xe I.

    C. Xe III và xe II cùng khởi hành một lúc, còn xe I khởi hành sau một thời gian.

    D. Xe III không xuất phát cùng một địa điểm với xe II và xe I.

Chọn: B.

Các đồ thị I, II, III biểu diễn tọa độ theo thời gian là những đường thẳng xiên góc, song song với nhau nên có cùng hệ số góc. Hệ số góc của đường thẳng trong tọa độ độ (xOt) chính là vận tốc của vật trong chuyển động.

Do vậy chuyển động của ba xe là thẳng đều với cùng tốc độ. Suy ra câu B sai.

Câu 20: Phương trình chuyển động của các xe là

    A. Xe I : x1 = vt ; xe II : x2 = vt ; xe III : x3 = xo + vt.

    B. Xe I : x1 = v(t + to) ; xe II : x2 = vt ; xe III : x3 = xo + vt.

    C. Xe I : x1 = v(t – to) ; xe II : x2 = vt ; xe III : x3 = xo + vt.

    D. Xe I : x1 = v(t – to) ; xe II : x2 = vt – vo ; xe III : x3 = vt.

Chọn: C.

v là vận tốc của ba xe.

Xe I xuất phát lúc t0, vậy phương trình chuyển động của xe I là: x1 = v(t – t0).

Xe II và xe III cùng xuất phát lúc t = 0, các phương trình chuyển động tương ứng là x2 = vt và x3 = x0 + vt.

Câu 21: Đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian trong chuyển động thẳng đều trong hệ tọa độ vuông góc Otv (trục Ot biểu diễn thời gian, trục Ov biểu diễn vận tốc của vật) có dạng như thế nào?

    A. Hướng lên trên nếu v > 0.

    B. Hướng xuống dưới nếu v < 0.

    C. Song song với trục vận tốc Ov.

    D. Song song với trục thời gian Ot.

Chọn: D.

Trong chuyển động thẳng đều, vận tốc không thay đổi theo thời gian nên đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian trong hệ tọa độ vuông góc Otv có dạng là một đường thẳng song song với trục thời gian Ot.

Dùng dữ liệu sau để trả lời các Câu 22, 23.

Lúc 8 giờ 30 phút, một xe ô tô chuyển động từ A đến B cách nhau 150 km với vận tốc 80 km/h. Cùng lúc đó, một mô tô chuyển động từ B đến A với vận tốc 40 km/h. Chọn gốc là tọa độ là B, chiều dương từ B đến A, gốc thời gian lúc hai xe bắt đầu chuyển động. Coi đoạn đường AB là thẳng.

Câu 22: Phương trình chuyển động của hai xe có dạng:

    A. xA = 150 + 80t ; xB = -40t.

    B. xA = 80t ; xB = 150 + 40t.

    C. xA = 150 - 80t ; xB = 40t.

    D. xA = -80t ; xB = 40t.

Chọn: C.

Chọn gốc là tọa độ là B, chiều dương từ B đến A, gốc thời gian lúc hai xe bắt đầu chuyển động.

Do vậy:

Với xe ôtô: thời điểm t = 0: x0A = 150 km; v0A = - 80 km/h (vì xe ôtô đi từ A đên B, ngược chiều dương);

Với xe mô tô: thời điểm t = 0: x0B = 0 km; v0B = 40 km/h (vì xe mô tô chuyển động từ B đến A cùng chiều dương), t0 = 0.

Ôtô và mô tô chuyển động thẳng đều nên phương trình chuyển động của ô tô và mô tô lần lượt là:

xA = 150 – 80t; xB = 40t.

Câu 23: Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ? Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km?

    A. 9 giờ 45 phút ; 50 km.

    B. 9 giờ 45 phút ; 100 km.

    C. 10 giờ 00 ; 90 km.

    D. 10 giờ 00 ; 128 km.

Chọn: B.

Hai xe gặp nhau: xA = xB =>150 – 80t = 40t ⟹ t = 1,25h = 1 giờ 15 phút

⟹ Hai xe gặp nhau lúc 8 giờ 30 phút + 1 giờ 15 phút = 9 giờ 45 phút.

Vị trí gặp nhau có tọa độ: xA(1,25) = 150 – 80.1,25 = 50 km.

Do đó nơi gặp nhau cách A một đoạn là: 150 – 50 = 100km.

Câu 24: Từ hai địa điểm A và B cách nhau 180 km có hai xe khởi hành cùng một lúc, chạy ngược chiều nhau. Xe từ A có vận tốc v1 = 36 km/h, xe từ B có vận tôc v2 = 54 km/h. Chọn địa điểm A làm gốc tọa độ, chọn gốc thời gian lúc hai xe khởi hành, chiều từ A đến B là chiều dương. Thời điểm hai xe tới gặp nhau và tọa độ của địa điểm hai xe gặp nhau là:

    A. t = 10 h ; x = 360 km.

    B. t = 1,8 h ; x = 64,8 km.

    C. t = 2 h ; x = 72 km.

    D. t = 36 s ; x = 360 m.

Chọn: C.

Chọn địa điểm A làm gốc tọa độ, chọn gốc thời gian lúc hai xe khởi hành, chiều từ A đến B là chiều dương.

Do vậy, vào thời điểm t = 0:

Xe từ A có: x0A = 0; v0A = 36 km/h;

Xe từ B có: x0B = 180 km; v0B = -54 km/h

Suy ra phương trình chuyển động của hai xe lần lượt là:

xA = 36t; xB = 180 – 54t.

Khi hai xe gặp nhau: xA = xB

⟺ 36t = 180 – 54t ⟹ t = 2 h

=> Khi gặp nhau, hai xe có tọa độ: xA = 36.2 = 72 km.

►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download giải Bài tập trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2: Chuyển động thẳng đều chi tiết bản file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Đánh giá bài viết
1.6
28 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status