Logo

Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước (Có đáp án)

Tổng hợp 15 Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước có đáp án, giúp các em ôn luyện, củng cố kiến thức đạt hiệu quả nhất. Chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới.
5.0
1 lượt đánh giá

Bộ câu hỏi trắc nghiệm được biên soạn bám sát với nội dung kiến thức trọng tâm bài học và thường xuất hiện trong các kì thi quan trọng. Mời các em học sinh, quý thầy cô giáo theo dõi bộ đề chi tiết dưới đây.

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 6 Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước

Câu 1: Người ta dùng một bình chia độ có ĐCNN là 0,5cm³, chứa 65cm³ nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi tả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 200. Thể tích hòn đá là bao nhiêu?

A.65cm³

B.135cm³

C.35cm³

D.165cm³

Câu 2: Dùng một bình chia độ có GHĐ 20ml và ĐCNN 1ml để đo một vật rắn không thâm nước. Ban đầu mực nước trong bình là 13ml, sau khi bỏ vật rắn vào bình thì mực nước là 17ml. Thể tích của vật rắn không thấm nước nhận giá trị nào trong các giá trị sau 

A. 5cm³

B.4cm³

C.4,0cm³

D.17,0cm³

Câu 3: Lấy 60cm³ cát đổ vào 100cm³ nước. Thể tích của cát và nước là: 

A. 160cm³

B.Lớn hơn 160cm³

C.Nhỏ hơn 160cm³

D.Có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn 160cm³

Câu 4: Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra :

A. Lớn hơn thể tích của vật.

B. Bằng thể tích của vật.

C. Nhỏ hơn thể tích của vật.

D. Bằng một nửa thể tích của vật.

Câu 5: Công thức tính thể tích của vật rắn khi đo bằng bình chia độ:

A. Vrắn = V lỏng - rắn - Vlỏng

B. Vrắn = V lỏng + rắn - Vlỏng

C. Vrắn = V lỏng - rắn + Vlỏng

D. Vrắn = V lỏng + rắn + Vlỏng

Câu 6: Người ta dùng 1 bình chia độ ghi tới cm3 chứa 20 cm³ nước để đo thể tích của 1 hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 55cm³. Thể tích của hòn đá là

A. 86cm³

B. 31cm³

C. 35cm³

D. 75cm³

Câu 7: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì người ta xác định thể tích của vật bằng cách:

A. Đo thể tích bình tràn

B. Đo thể tích bình chứa

C. Đo thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa

D. Đo thể tích nước còn lại trong bình.

Câu 8: Để đo thể tích của hòn sỏi cỡ 15cm³. Bình chia độ nào sau đây thích hợp nhất:

A. Bình có GHĐ 250ml và ĐCNN 10ml

B. Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 2ml

C. Bình có GHĐ 250ml và ĐCNN 5ml

D. Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 1ml 

Câu 9: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới 1cm³ chứa 55cm³ nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 86cm³. Hỏi các kết quả ghi sau đây, kết quả nào là đúng?

A. V1 = 86cm³.

B. V2 = 55cm³.

C. V3 = 31cm³.

D. V4 = 141cm³.

Câu 10: Một bình tràn chỉ có thể chứa được nhiều nhất là 100cm³ nước, đang đựng 60cm³ nước. Thả một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy thế tích nước tràn ra khỏi bình là 30cm³. Thể tích của vật rắn là

A. 40cm³.

B. 90cm³.

C. 70cm³.

D. 30cm³.

Câu 11: Nếu dùng bình chia độ đế đo thể tích của một vật rắn thì trong trường hợp nào sau đây, thể tích của vật rắn được tính bằng công thức: VR = VL + R – VL, trong đó VR là thể tích vật rắn, VL+R là thể tích do mực chất lỏng chỉ khi đã bỏ vật rắn chìm vào chất lỏng trong bình, VL là thể tích chất lỏng trong bình?

A. Vật rắn thấm nước và chìm một phẩn trong chất lỏng.

B. Vật rắn thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng.

C. Vật rắn không thấm nước và chìm một phần trong chất lỏng.

D. Vật rắn không thấrn nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng.

Câu 12: Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước và có thể chìm hoàn toàn trong nước chỉ cần

A. Một bình chia độ bất kì

B. Một bình tràn

C. Một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thế bỏ lọt vào bình

D. Một ca đong

Câu 13: Khi thả một quả cam vào một bình tràn chứa đầy nước thì nước tràn vào một bình chia độ có GHĐ 300cm³ và ĐCNN 5cm³. Mực nước trong bình chia độ lên tới vạch số 215. Thể tích của quả cam bằng bao nhiêu?

A. 215cm³

B. 85cm³

C. 300cm³

D. Cả ba phương án trên đều sai.

Câu 14: Bình chia độ trong thí nghiệm đo thể tích của vật rắn không thấm nước và không bỏ lọt vào bình chia độ, dùng để đo thể tích của

A. Nước trong bình tràn khi chưa thả vật rắn vào.

B. Nước còn lại trong bình tràn sau khi đã thả vật rắn vào.

C. Nước tràn vào bình chứa

D. Nước còn lại trong bình tràn sau khi đã thả vật rắn vào và nước tràn vào bình chứa

Câu 15: Một bình chia độ có 15 vạch chia, chỉ số bé nhất và chỉ số lớn nhất trên bình là 0 và 150 cm³. Người ta dùng bình này để hứng lượng nước tràn ra từ bình tràn, khi đo thể tích của một vật có kích thước lớn. Mực nước ở bình chia độ ở vạch thứ 8. Thể tích vật có kích thước lớn đó là:

A.   80 cm³

B.    40 cm³

C.    60 cm³

D.   70 cm³

Đáp án bộ 15 Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 6 Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước

1. C 2. B 3. C 4. B 5. B 6. C 7. C 8. D 9. C 10. C 11. D 12. C 13. D 14. C 15. A

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Bài tập trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước (Có đáp án) file PDF hoàn toàn miễn phí

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status