Logo

Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 10: Nguồn âm (Có đáp án)

Tổng hợp 38 Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 10: Nguồn âm có đáp án, giúp các em ôn luyện, củng cố kiến thức đạt hiệu quả nhất. Chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới.
1.5
7 lượt đánh giá

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 10: Nguồn âm được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp bao gồm những dạng câu hỏi trọng tâm và thường xuất hiện trong bài kiểm tra quan trọng. Mời các em học sinh và quý thầy cô giáo theo dõi chi tiết dưới đây.

Bộ 38 câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 7 Bài 10: Nguồn âm

Câu 1 : Chọn phát biểu đầy đủ nhất. Nguồn âm là:

A. Các vật phát ra âm

B. Đàn piano

C. Tiếng người nói

D. Tiếng sóng biển

Câu 2 : Chọn phát biểu đầy đủ nhất:

A. Nguồn âm là các vật phát ra âm

B. Nguồn âm là đàn piano

C. Nguồn âm là tiếng người nói

D. Nguồn âm là tiếng sóng biển

Câu 3 : Chọn câu đúng:

A. Những vật phát ra âm gọi là nguồn âm.

B. Những vật thu nhận âm gọi là nguồn âm.

C. Những vật phát xạ âm gọi là nguồn âm.

D. Tất cả đều sai.

Câu 4 : Khi phát ra âm:

A. Các vật đứng yên

B. Các vật dao động

C. Các vật đung đưa mạnh

D. Các vật không thay đổi so với bình thường

Câu 5 : Vật phát ra âm khi nào?

A. Khi nén vật

B. Khi làm vật dao động

C. Khi uốn cong vật

D. Khi kéo căng vật

Câu 6 : Âm thanh được tạo ra nhờ:

A. Nhiệt

B. Điện

C. Ánh sáng

D. Dao động

Câu 7 : Chọn câu đúng:

A. Âm thanh được tạo ra nhờ nhiệt

B. Âm thanh được tạo ra nhờ điện

C. Âm thanh được tạo ra nhờ ánh sáng

D. Âm thanh được tạo ra nhờ dao động

Câu 8 : Chuyển động như thế nào được gọi là dao động?

A. Chuyển động theo một đường tròn

B. Chuyển động lặp đi lặp lại quanh một điểm nào đó

C. Chuyển động của vật được ném lên cao

D. Chuyển động theo một đường cong

Câu 9 : Chuyển động như thế nào gọi là dao động?

A. Chuyển động theo đường tròn.

B. Chuyển động của một vật được ném theo phương ngang.

C. Chuyển động lặp đi lặp lại nhiều lần theo hai chiều quanh một vị trí.

D. Cả ba dạng chuyển động trên.

Câu 10 : Kéo căng sợi dây cao su. Dùng tay bật sợi dây cao su đó, ta nghe âm thanh. Nguồn âm đó là:

A. Sợi dây cao su

B. Bàn tay

C. Không khí

D. Tất cả các vật nêu trên

Câu 11 : Khi thổi sáo ta nghe thấy âm thanh, nguồn âm đó là:

A. Cột khí xung quanh ống sáo

B. Ống sáo

C. Cột không khí trong ống sáo

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 12 : Dùng búa gõ xuống mặt bàn, ta nghe âm thanh của mặt bàn. Khi đó:

A. Mặt bàn không phải là vật dao động vì ta thấy mặt bàn đứng yên

B. Mặt bàn là nguồn dao động vì mặt bàn dao động rất nhanh và ta không thấy được

C. Búa là nguồn dao động vì nhờ có búa mới tạo ra âm thanh

D. Tay là nguồn âm vì ta dùng búa gõ xuống bàn làm phát ra âm thanh

Câu 13 : Dùng tay bóp vào con chút chít đồ chơi thấy có tiếng kêu.

Trắc nghiệm lý 7 bài 10

Khi đó:

A. Lưỡi gà của con chút chít không phải là vật dao động vì ta thấy nó đứng yên

B. Lưỡi gà của con chút chít vì nó dao động rất nhanh và ta không thấy được

C. Không khí ở bên trong con chút chít là nguồn dao động vì nhờ có nó mới tạo ra âm thanh

D. Tay là nguồn âm vì ta dùng tay bóp con chút chít làm phát ra âm thanh

Câu 14 : Những nhạc cụ nào sau đây phát ra âm thanh nhờ các cột không khí dao động trong nhạc cụ đó:

A. Sáo

B. Kèn hơi

C. Khèn

D. Các nhạc cụ trên

Câu 15 : Khi thổi sáo, …………phát ra âm

A. Cột khí dao động

B. Ống sáo dao động

C. Cột khí trong ống sáo dao động

D. Cả A, B đều đúng

Câu 16 : Trường hợp nào sau đây có thể phát ra âm thanh?

A. Một vật đang chuyển động thẳng đều

B. Một vật đang đứng yên

C. Một vật đang dao động

D. Một vật đang chuyển động trên đường tròn

Câu 17 : Trường hợp nào sau đây là nguồn âm:

A. Mặt trống khi gõ

B. Dây đàn ghi ta khi được gảy

C. Âm thoa khi gõ mõ

D. Tất cả trường hợp trên là nguồn âm

Câu 18 : Khi nghe đài, âm thanh phát ra từ đâu?

A. Từ chiếc loa có màng đang dao động

B. Từ phát thanh viên đọc ở đài phát thanh

C. Từ nút chỉnh âm thanh

D. Từ vỏ kim loại của chiếc đài

Câu 19 : Khi gõ vào các ống trúc trên đàn Tơ-rưng, ta nghe thấy âm thanh phát ra, âm phát ra từ:

A. Thanh mõ

B. Các ống trúc

C. Lớp không khí xung quanh thanh mõ

D. Các thanh đỡ của đàn

Câu 20 : Khi ta nghe đài thì:

A. Màng loa của đài bị nén

B. Màng loa của đài dao động

C. Màng loa của đài căng ra

D. Màng loa của đài bị bẹp

Câu 21 : Khi đánh trống, tại sao người ta thường gõ dùi trống vào mặt trống một cách dứt khoát?

A. Để mặt trống có thể dao động ngay và tạo ra âm thanh

B. Để mặt trống không bị hỏng

C. Để mặt trống ít bị rung

D. Để mặt trống rung mạnh hơn

Câu 22 : Chọn đáp án đúng:

A. Khi đánh trống, gõ dùi trống vào mặt trống một cách dứt khoát để mặt trống có thể dao động ngay và tạo ra âm thanh

B. Khi đánh trống, ta thường gõ dùi trống vào mặt trống một cách dứt khoát để mặt trống không bị hỏng

C. Khi đánh trống, ta thường gõ dùi trống vào mặt trống một cách dứt khoát để mặt trống ít bị rung

D. Khi đánh trống, ta thường gõ dùi trống vào mặt trống một cách dứt khoát để mặt trống ít rung mạnh hơn

Câu 23 : Khi bay một số côn trùng như ong, ruồi, muỗi, … tạo ra những tiếng vo ve là vì:

A. Chúng vừa bay vừa kêu

B. Chúng có bộ phận phát ra âm thanh đặc biệt

C. Hơi thở của chúng mạnh đến mức phát ra âm thanh

D. Những đôi cánh của chúng vẫy rất nhanh tạo ra dao động và phát ra âm thanh

Câu 24 : Khi đứng ở mặt hồ lăn tăn gợn sóng ta lại không nghe thấy âm thanh phát ra vì:

A. Mặt nước không dao động

B. Không khí bên trên mặt nước không dao động

C. Âm thanh phát ra nhỏ nên tai ta khó cảm nhận được

D. Mặt nước dao động nhưng không phát ra âm thanh nào

Câu 25 : Sáo phát ra âm thanh khi thổi vào nó là vì:

A. Cột không khí trong sáo dao động và phát ra âm thanh

B. Thân sáo dao động và phát ra âm thanh

C. Cột không khí trong ống sao đứng yên tạo ra âm thanh

D. Thân sáo chuyển động và phát ra âm thanh

Câu 26 : Để ý thấy, khi ta áp tai vào một vỏ ốc ta thường nghe thấy tiếng rì rào như sóng biển. Nguyên nhân nào khiến ta nghe được âm thanh đó?

A. Do dao động của vành tai

B. Do dao động của không khí bên trong vỏ ốc

C. Do dao động của lớp vỏ bên ngoài của con ốc

D. Cả ba nguyên nhân trên

Câu 27 : Người ta chọn kim loại có tính đàn hồi tốt để làm âm thoa vì:

A. Làm cho âm thoa đẹp hơn

B. Làm cho âm thao cứng hơn

C. Làm cho âm thoa có thể dao động lâu hơn

D. Làm cho âm thoa ít dao động hơn

Câu 28 : Chọn đáp án đúng:

A. Người ta chọn kim loại có tính đàn hồi tốt để làm âm thoa vì làm cho âm thoa đẹp hơn

B. Người ta chọn kim loại có tính đàn hồi tốt để làm âm thoa vì làm cho âm thao cứng hơn

C. Người ta chọn kim loại có tính đàn hồi tốt để làm âm thoa vì làm cho âm thoa có thể dao động lâu hơn

D. Người ta chọn kim loại có tính đàn hồi tốt để làm âm thoa vì làm cho âm thoa ít dao động hơn

Câu 29 : Khi gõ vào chiếc âm thoa, âm thanh phát được ra khi nào?

A. Ngay khi gõ vào âm thoa

B. Khi âm thoa dao động

C. Khi âm thoa thôi không dao động

D. Không có âm thanh

Câu 30 : Chọn đáp án chính xác nhất: Khi gõ vào chiếc trống ở sân trường, âm thanh phát được ra khi nào?

A. Ngay khi gõ vào trống

B. Khi mặt trống dao động

C. Khi mặt trống thôi không dao động

D. Không có âm thanh

Câu 31 : Âm thanh được phát ra trong trường hợp nào sau đây:

A. Chiếc sáo mà người nghệ sĩ đang thổi trên sân khấu

B. Chiếc âm thoa đặt trên bàn

C. Cái trống để trong sân trường

D. Cái còi trọng tài bóng đá đang đeo ở cổ

Câu 32 : Trường hợp nào sau đây được gọi là nguồn âm?

A. Nước suối chảy

B. Mặt trống khi được gõ

C. Chiếc sáo mà người nghệ sĩ đang thổi trên sân khấu

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 33 : Khi trời mưa dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Vậy vật nào đã dao động phát ra tiếng sấm?

A. Các đám mây va chạm vào nhau nên đã dao động phát ra tiếng sấm

B. Không khí xung quanh tia lửa điện đã bị dãn nở đột ngột khiến chúng dao động gây ra tiếng sấm

C. Các tia lửa điện khổng lồ dao động gây ra tiếng sấm

D. Cả ba lí do trên

Câu 34 : Hộp đàn trong các đàn ghita, violong, … có tác dụng gì là chủ yếu?

A. Để tạo kiểu dáng cho đàn

B. Để khuếch đại âm do dây đàn phát ra

C. Để người nhạc sĩ có chỗ tì khi đánh đàn

D. Để người nhạc sĩ có thể vỗ vào hộp khi cần thiết

Câu 35 : Khi bật quạt ta thường nghe thấy âm thanh vù vù phát ra. Nguồn âm là bộ phận nào của quạt phát ra?

A. Cánh quạt

B. Lớp không khí xung quanh cánh quạt

C. Cả A và B đúng

D. Cả A và B sai

Câu 36 : Các dàn loa thường có các loa thùng và ta thường nghe thấy âm thanh phát ra từ cái loa đó. Bộ phận nào của loa phát ra âm thanh?

A. Màng loa

B. Thùng loa

C. Dây loa

D. Các bộ phận trên

Câu 37 : Một nghệ sĩ ngồi đánh đàn dương cầm, ta nghe được âm thanh. Nguồn âm là vật nào?

A. Các ngón tay

B. Các phím đàn

C. Các dây bên trong đàn

D. Các vật trên

Câu 38 : Những điều nào sau đây là sai khi nói về nguồn gốc âm thanh?

A. Âm thanh được phát ra từ các vật dao động.

B. Khi vật dao động, ta luôn có thể nghe được âm thanh phát ra từ vật đó.

C. Âm thanh có thể phát ra từ các vật cố định (không dao động).

D. Tất cả các vật được xem là nguồn âm thì đều có thể phát ra âm thanh.

Đáp án bộ 38 bài tập trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 10: Nguồn âm

1.A  2.A  3.A  4.B  5.B  6.D  7.D  8.B  9.C  10.A  11.C  12.B  13.B   14.D   15.C   16.C  17.D  18.A  19.B  20.B  21.A  22.A  23.D  24.C  25.A  26.B  27.C  28.C  29.B  30.B  31.A  32.D  33.B  34.B  35.A  36.A  37.C  38.C 

CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Bộ 38 Câu hỏi trắc nghiệm Lý 7 Bài 10: Nguồn âm có đáp án file PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
1.5
7 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status