Logo

Văn mẫu Thuyết minh về cây lúa nước lớp 10 ý nghĩa nhất

Bài văn mẫu Thuyết minh về cây lúa nước lớp 10 hay nhất là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em nâng cao khả năng viết văn để đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ Văn 10
2.4
17 lượt đánh giá

Bài văn mẫu Thuyết minh về cây lúa nước Văn 10 tuyển chọn, hay nhất sẽ giúp các em học sinh đưa ra các lập luận, lý lẽ chính xác và ý nghĩa nhất để hoàn thành xuất sắc bài viết của mình.

Dàn ý Thuyết minh về cây lúa chi tiết

Mở bài

Cách 1: Giới thiệu khái quát về cây lúa

Lúa nước là một loại cây trồng phổ biến ở đất nước ta, mục đích chính là để cung cấp nguồn lương thực thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày. Từ lâu cây lúa đã là niềm tự hào vô cùng lớn, gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt và tinh thần của người dân đất Việt.

Cách 2: Dẫn dắt từ những câu thơ về cây lúa

“Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy”

Trong hạt gạo có những mồ hôi, công sức của biết bao người nông dân không quản ngày đêm cấy cày, chăm sóc. Thế mới biết để có được hạt gạo cơ cực đến nhường nào. Chính vì vậy, chúng ta càng cần phải trân trọng giá trị của nó, của “hạt gạo làng ta” hay chính của cây lúa nước Việt và nền văn minh lúa nước.

Một số bài ca dao về cây lúa bạn đọc có thể tham khảo

"Thân em như lúa nếp tơ,

Xanh cây tốt rễ, phởn phơ phơi màu

Trời mưa cho lúa thêm bông

Cho đồng thêm cá, cho sông thêm thuyền"

hay:

"Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần"

rồi:

"Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn"

và:

"Được mùa lúa, úa mùa cau

Được mùa cau, đau mùa lúa"

Thân bài

*Lịch sử của cây lúa nước

Nền văn minh lúa nước đã có từ rất lâu đời, xuất hiện cách đây khoảng 10.000 năm. Nền văn minh này là minh chứng cho độ chín, điêu luyện trong kĩ thuật canh tác lúa nước, thủy lợi, phát triển công cụ và vật nuôi chuyên dụng.

Nền văn minh lúa nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành một số nền văn minh khác như văn hóa Hemudu, văn hóa Đông Sơn, văn hóa Hòa Bình.

*Đặc điểm của cây lúa

Cây lúa là loại cây chỉ thích hợp sinh trưởng trong những vùng khí hậu nhiệt đới, đặc biệt phát triển tốt ở đồng bằng ven sông bởi có một lượng lớn phù sa được bồi đắp hàng năm.

Lúa thuộc loại cây một lá mầm, là loài cây tự thụ phấn và sống trong môi trường nhiều nước. Cấu tạo cây lúa gồm 3 bộ phận: rễ, thân, ngọn:

+ Rễ lúa: Rễ lúa thuộc loại rễ chùm, nhiều dễ nhỏ cùng hút chất dinh dưỡng để nuôi cây. Rễ lúa thường có màu trắng sữa khi còn non, khi trưởng thành chuyển sang màu vàng đậm, khi già chuyển sang màu đen.

+ Thân lúa: Thân lúa bao gồm nhiều bộ phận nhỏ khác như lá lúa, bẹ lúa, lá thìa và tai lá. Phiến lá hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá, lá thìa là vảy nhỏ và trắng hình tam giác, tai lá là một cặp tai hình lưỡi liềm

Thân lúa đóng vai trò rất quan trọng, chống đỡ cho cây lúa đứng thẳng, đặc biệt trong giai đoạn lúa cho hạt. Thân cây dự trữ tạm thời các chất dinh dưỡng trước khi lúa trổ bông, lá lúa làm nhiệm vụ quang hợp, duy trì sự sống cho cây.

+ Ngọn: Hạt lúa khi còn xanh thường màu vàng, bên trong có màu trắng sữa, thơm nồng. Lúa chín có hạt to, tròn, mẩy, hạt cứng lại, vỏ hạt cứng hơn, có lông tơ, bao bọc lấy hạt.

*Quy trình nuôi trồng

Để có thể trồng lúa và có một vụ mùa bội thu, người nông dân thường thực hiện chuẩn theo quy trình sau:

Hạt lúa to, mẩy được ủ trong môi trường nhiệt độ thấp để nảy mầm thành mạ. Khi mạ đã cao cây, lớn khoảng 10-15cm có thể đem cấy để thành cây lúa. Trải qua quá trình chăm sóc kỹ càng, cẩn thận, cây lúa trưởng thành, sinh trưởng và phát triển, sau đó trổ bông, kết hạt. Lúa chín được gặt về, được tách phần hạt với phần thân, mỗi bộ phận đều mang đến rất nhiều công dụng.

*Vai trò của cây lúa

Từ bao đời nay, cây lúa gắn bó với con người và làng quê Việt Nam, trở thành một nguồn cung cấp lương thực chính, mang lại sự no đủ cho con người, góp phần trong những bữa cơm hàng ngày hay cả trong những bữa tiệc quan trọng.

Cây lúa không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn gắn với lịch sử phát triển của cả dân tộc, in dấu ấn trong từng thời kỳ. Cây lúa là một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, biểu trưng cho sự cần cù, chăm chỉ, là hình ảnh không thể thiếu trong bức tranh làng quê Việt Nam từ nay và cho mãi về sau.

*Thành tựu về cây lúa nước Việt Nam

Việt Nam là nước nông nghiệp, rất thích hợp để trồng cây lúa nước. Chính vì vậy mà ở Việt Nam đã tạo ra hơn 30 giống lúa nước, từ một nước nghèo đói với nền nông nghiệp lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, chỉ sau Thái Lan.

Kết bài

Khái quát chung về cây lúa, nêu cảm nghĩ của bản thân.

Cây lúa đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người Việt Nam, nó không chỉ mang lại một cuộc sống no đủ hơn, sung túc hơn mà còn mang những giá trị tinh thần to lớn không thể thay thế được. Càng yêu quý loài cây này, mỗi chúng ta lại càng thêm trân trọng công sức của những người đã đêm ngày vất vả để làm nên hạt lúa, hạt gạo. Vẫn còn đâu đó trong bài thơ “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa làm người đọc nhớ mãi:

“Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy”

Những bài văn mẫu lớp 10 Thuyết minh về cây lúa nước hay nhất

Top 8 bài làm văn mẫu Thuyết minh về cây lúa nước ý nghĩa, sâu sắc nhất làm tài liệu tham khảo cho các em học sinh chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra sắp tới tại đây:

Thuyết minh về cây lúa nước Ngữ Văn lớp 10 mẫu 1

Mỗi đất nước có một nền văn minh riêng, nếu như những nước phát triển với nền văn minh công nghiệp cao thì nước ta lại là nền văn minh lúa nước. Không chỉ nước ta mà cả những nước trong khu vực Đông Nam Á cũng có chung nền văn minh ấy. Nông nghiệp không phải là thấp kém, lúa nước càng không phải là một cây yếu đuối. Nền văn minh nước ta là như vậy bởi vì điều kiện tự nhiên thích hợp với cây lúa nước.

Trước khi trở thành một cây lúa thì phải trải qua rất nhiều giai đoạn. Mà đầu tiên thì chúng ta phải chọn giống tốt cho năng xuất cao. Sau đó ngâm những hạt lúa ấy trong nước một thơi gian sau đó nó sẽ nảy mầm. Khi ấy những người nông dân sẽ đem ra rắc ở ngoài ruộng. Từ những hạt thóc nảy mầm ấy lớn lên thành những cây gọi là mạ. mạ lớn thì được đem nhổ lên và đi cấy. Chỉ khi cấy những cây mạ ấy xuống ruộng thì đó mới gọi là cây lúa.

Cây lúa nước là một cây đặc trưng cho nền khí hâu nhiệt đới nắng ẩm mưa nhiều. Từ ngàn đời này nó vẫn tồn tại và phát triển trên đất nước ta như một điều tất yếu. Lúa là một loại cây trông chủ yếu của đất nước ta trong nhóm năm loại ngũ cốc. Lúa nước là một loài thân thảo, thân của nó chia thành từng nhánh. Lá lúa có phiến dài và mỏng khiến nhưng đồng thời cũng rất sắc chính vì thế mà chúng ta có vô tình quệt tay qua lá lúa ấy thì sẽ có thể bị sất da chảy máu. Lúa khi nhỏ có màu xanh nhạt và càng lớn lên thì lá lúa chuyển sang màu xanh lá cây đậm hơn lá cũng to hơn để cuối cùng nó chuyển sang màu vàng lúa chín. Một cây lúa thì gồm nhiều nhánh vì thế khi lớn lên thân lúa của nó rất lớn và to. Khi ấy thân lúa cũng cứng cáp hơn khiến cho chúng ta không thể nào lấy tay bẻ nhổ như trước nữa mà phải dùng đến vật dụng sắc nhọn là liềm thì mới có thể cắt ngang thân lúa mang về được. Hoa lúa thì nhỏ mọc thành những chùm dài, sau này ở đó sẽ xuất hiện những hạt lúa mỏng manh màu trắng, mềm có thể ăn được. Sau một khoảng thời gian lúa sẽ hấp thu những tinh túy dưỡng chất của trời đất để cuối cùng trở nên cứng cáp chín mẩy khi chín.

Chăm sóc lúa cũng khá là phức tạp nếu không làm nhiều thì khó có thể chăm sóc nó tốt nhất được. Mỗi giai đoạn người ta phải bón cho nó những loại phân chuồng và phân hóa học. Trước khi người ta cấy cây lúa xuống thì người ta hay bón phân xanh hoặc là phân lân để lót. Còn khi lúa phát triển thời con gái thì chúng ta lại phái bón đạm cho nó thúc cho sự phát triển của nó nhanh khiến cho cây lúa tươi tốt hơn. Không những thế khi lớn thành những hạt lúa rồi thì người ta lại phải phun thuốc trừ sâu trừ cỏ cho lúa

Các loại có hại cho lúa gồm các loại cỏ nhất là cỏ vải ốc, khi ấy lúa còn nhỏ nếu như không trị được cỏ vải ốc thì nó sẽ lấn át và chiếm chỗ ở của lúa. Và đặc biệt nguy hiểm với cây lúa khi còn nhỏ đó là những con ốc biêu vàng. Chúng sẽ biến lúa thành những bữa ăn của chúng mà những con vật này ở nông thôn lại có rất nhiều. Không những thế khi lúa chín lại phải đối mặt với những con bọ dày hút nhựa cây để cho cây khô héo hết. Chính vì thế mà nhân dân ta phải chăm sóc cây lúa từ nhỏ đến lớn.

Ở nông thôn có hai vụ lúa chính đó chính là vụ lúa mùa và lúa chiêm. Lúa mùa diễn vào những tháng của ngày hè nắng nóng còn vụ chiêm là vào những ngày đầu xuân năm mới. Vụ chiêm thường trũng nên sẽ nhiều nước hơn và cây lúa cũng có điều kiện để phát triển thuận lợi hơn nhờ những hạt mưa xuân rả rích suốt ngày

Lúa thì phân ra thành hai loại chính đó là lúa tẻ và lúa nếp. trong lúa tẻ lại phân ra rất nhiều loại lúa khác nhau đó là lúa quy năm, tẻ thơm, kháng dân, bắc ưu, nàng xuân… Còn lúa nếp gồm hai loại chính là nếp con và nếp cao cây. Ngày nay khi khoa học phát triển thì còn có nhiều giống lúa mới được phát minh cho năng xuất và chất lượng cao.

Công dụng của lúa quả thật không hề nhỏ. Về vật chất thì lúa là một loại cây ăn mãi không biết chán. Nó cho ra những hạt gạo trắng như hạt ngọc và con người dùng những hạt gạo trắng ngần chứa đựng bao nhiêu là sương, nắng, mưa, sức lao động của con người trong đó để làm thức ăn hàng ngày. Ngoài ra thì họ còn chế biến gạo của cây lúa thành những món ăn ngon khác như các loại bánh, bún, bánh đa, bánh cuốn…Có thể nói lúa đã làm nên bản sắc ẩm thực văn hóa Việt nam ta.

Không những thế mà khi cây lúa còn là một hình ảnh tượng trưng cho bản sắc văn hóa Việt Nam với vai trò vị trí của mình trong cuộc sống của con người lúa đã đi vào những lĩnh vực nghệ thuật. Từ những bài thơ đến nhưng bài hát và cả hội họa điêu khắc nữa. Nói chung là nó trở thành một biểu tượng cho con người và đất nước ta.

Như vậy có thể thấy rằng cây lúa nước là một cây lương thực quan trọng của nhân dân ta. Vì nó xuất hiện khá lâu và trở thành một cây lương thực không thể thiếu trong bữa ăn con người cho nên nó mang biết bao nhiêu bản sắc của nông dân ta. Và cho đến ngày nay thì quê hương chúng ta vẫn ngân nga câu thơ.

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đấu trời đẹp hơn”.

Văn mẫu lớp 10 Thuyết minh về cây lúa nước mẫu 2

Cây lúa nước mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị như chính tâm hồn của người Việt, đã gắn bó với con người Việt cả ngàn đời nay. Và dù cuộc sống có hiện đại, phát triển thì cây lúa vẫn sẽ giữ một vị trí quan trọng trong cả đời sông vật chất và tinh thần của người Việt Nam.

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”

Cây lúa là loài cây quen thuộc gắn bó với người Việt từ ngàn đời nay, tư thuở sơ khai dựng nước cho tới tận bây giờ. Có lẽ vì thế mà hình ảnh cây lúa đi vào trong tiềm thức người Việt, vào cả những câu ca dao, dân ca một cách thật tự nhiên và thật đẹp với sự trân trọng và nâng niu như một báu vật của đời người

Lúa là loài thực vật thuộc nhóm các loại cỏ đã được thuần dưỡng. Đây là loại cây lương thực được trồng nhiều ở các khu vực Đông Nam Châu Á và Châu Phi. Trải qua hàng triệu năm thuần chủng và tiến hóa, lúa nước mới có hình dáng và kích thước cũng như những đặc tính của hiện tại. Lúa là loài cây lương thực có vòng đời sống trong một năm, thuộc loài cây thân thảo. Thân lúc thường mọc thẳng, trên thân có nhiều đốt rộng khoảng 2-3cm, cao khoảng 60-80cm. Thân lúa mềm, trong rỗng nên mỗi lần có gió, cả đồng lúa xanh mướt lả lướt tạo thành những sóng lúa tít tận chân trời. Lá lúa có phiến dàu và mỏng, viền lá sắc, mọc bao quanh và sắp xếp đối xứng quanh thân lúa. Mặt lá sờ vào có cảm giác ram ráp như một phủ một lớp gai mỏng. Trên lá có đường gân chạy song song. Rễ của lúa là rễ chùm, bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa đứng thẳng và cũng là nơi hút chất dinh dưỡng từ đất nuôi cây lớn. Hạt lúa có vỏ ngoài màu vàng, còn được gọi là vỏ trấu, hơi ráp, bao bọc lấy hạt gạo sữa trắng ngần, thơm mát bên trong.

Ở Việt Nam có hai vụ lúa chính là vụ chiêm và vụ mùa. Nhưng sau khi cải tiến và lai tạo, hiện nay ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có tới 3 vụ mùa một năm. Vụ chiêm thu hoạch vào tháng năm, tháng sáu còn vụ mùa vào tháng tám hoặc tháng chín âm lịch. Lúa chia thành các giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn sẽ có những đặc điểm riêng. Sau khi ngâm thóc cho hạt thóc nảy mầm, người nông dân với đôi bàn tay khéo léo sẽ lấy từng nắm hạt giống, vãi ra khắp cánh đồng đã được bừa thật kĩ, láng thật mịn. Chỉ vài ngày sau hạt thóc sẽ nhú lên những cây mạ xanh non, biếc rờn rồi được cấy thành từng hàng thẳng tắp. Đất là một trong những nhân tố quan trọng cho sự phát triển của cây lúa. Bởi lúa chỉ có thể phát triển tốt nhát ở đất phù sa, với nhiệt độ lí tưởng cho cây lúa là từ 20-30 độ C. Trong vùng nhiệt độ ấy lúa sẽ lớn nhanh, hạt lúa sẽ chắc và mẩy. Lúa càng lớn càng phải chăm sóc kĩ bởi thời gian này lúa rất dễ bị nhiễm bệnh hoặc thiếu dinh dưỡng. Người nông dân chăm cây lúa như chăm con, từ nhổ cỏ, tưới nước, bón phân đến bắt sâu, diệt bọ từ khi cây lúa còn đương thì con gái cho đến tận khi cây đã trồ đòng rồi chín vàng. Lúa chín sẽ chuyển sang màu vàng ruộm, tỏa ra mùi thơm thoang thoảng. Hạt lúa vàng ươm nặng trĩu kéo thân lúa sà sát mặt đất như mái tóc óng ả của người con gái đang độ xuân thì. Khi ấy cũng là lúc người nông dân thu hoạch lúa. Dươi cái nắng hè chói chang, những bóng nón trắng nhấp nhô trên cánh đồng lúa chín vàng. Lúa được gặt rồi bó thành từng bó lớn rồi tuốt hạt, phơi hai ba nắng to cho hạt lúa khô, để được lâu hơn rồi xay rồi giã, rồi dần, rồi sàng, đủ mọi công đoạn mới có được một hạt gạo trắng ngần, béo múp. Có lẽ cũng vì cái khó khăn, nhọc nhằn ấy mà ca dao xưa đã có những câu:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Hạt gạo trắng, những bát cơm dẻo thơm nghi ngút khói trong bữa cơm của mỗi nhà được làm ra bởi cái nắng chói chang của vùng nhiệt đới cùng những giọt mồ hôi mặn mòi của người nông dân cả ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Cũng vì thế mà người Việt yêu hạt gạo, nâng niu trân trọng và biết ơn những con người đã vất vả làm ra nó.

Cây lúa được trồng ở hầu hêt các vùng trên cả nước. Dù không phải đất ở vùng nào cũng có thể trồng lúa nước nhưng nhờ sự sáng tạo, cần mẫn và khéo léo, người Việt không chỉ trồng được lúa trên các vùng đồng bằng bằng phẳng, màu mỡ mà ngay cả trên những vùng núi cao trập trùng, nghèo dinh dưỡng họ cũng có thể tạo ra những cánh đồng lúa chín vàng như những bậc thang nối từ mặt đất lên tới trời xanh. Lúa là loại lương thực chính của người Việt nói riêng, người Châu Á nói chung, cũng là loại lương thực quan trọng nhất trong năm loại ngũ cốc. Gạo cung cấp cho con người những chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sự sống của con người. Trong bữa cơm của mỗi gia đình Việt, thứ không thể thiếu chính là bát cơm gạo trắng tinh, mềm mềm, thơm phức và ngọt ngào. Bánh chưng - thứ bánh truyền thống của dân tộc trên bàn thơ gia tiên mỗi ngày Tết, là kết tinh của hạt gạo nếp, của thịt mỡ, của tiêu, của hành rồi được gói trong lá rong xanh mướt, trở thành tinh hoa trong ẩm thực Việt. Còn nhiều thật nhiều những món ăn ngon được làm từ hạt gạo: từ món cốm thơm từ hạt nếp non mỡ màng đến những món xôi ngon lành, mát mắt từ hạt nếp...tất cả đều trở thành thức quà khó quên trong tâm hồn người Việt.

Cây lúa còn có vai trò quan trọng trong tâm thức của người Việt. Với nền văn minh lúa nước có lịch sử 4000 năm, những lễ hội thể hiện sự biết ơn với cây lúa của người Ba Na (Gia Lai), lễ hội mừng lúa mới của người Xơ Đăng, người S’tiêng, lễ hội A Za Koonh tạ ơn mẹ lúa và các giống cây trồng của người Tà Ôi, lễ mừng lúa sinh trường của người Mạ, lễ hội “Ăn trâu cúng thần được một ngàn gùi lúa” của người Mạ...khiến cho ta thấy sự ảnh hưởng, trân trọng và biết ơn của con người đối với cây lúa. Cây lúa cũng đi vào trong thơ ca, hội họa của con người như một lẽ tự nhiên và nó trở thành thi liệu để người nghệ sĩ vẽ lên hình ảnh về đất và người Việt.

Ngày nay, lúa gạo trở thành một trong những nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta và nước ta đã trở thành nước có sản lượng gạo xuất khẩu lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Thái Lan. Điều ấy cũng có nghĩa, lúa không chỉ là người bạn mà còn trở thành nguồn thu để nuôi sống biết bao đời người Việt từ xa xưa cho đến tận bây giờ.

Cây lúa nước mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị như chính tâm hồn của người Việt, đã gắn bó với con người Việt cả ngàn đời nay. Và dù cuộc sống có hiện đại, phát triển thì cây lúa vẫn sẽ giữ một vị trí quan trọng trong cả đời sông vật chất và tinh thần của người Việt Nam.

Thuyết minh về cây lúa nước Văn 10 hay nhất mẫu 3

Hạt lúa có hai phần là vỏ và ruột. Vỏ trấu thô ráp bao bọc lấy hạt sữa ngọt ngào, trắng tinh. Hấp thụ đủ tinh hoa của đất trời, dưới đôi bàn tay của bác nông dân, những giọt sữa ấy đông đặc lại thành hạt gạo trắng ngần.

“Việt Nam đất nước quê hương tôi

Mía ngọt chè xanh qua những nương đồi

Đồng xanh lúa rập rờn biển cả”

Từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó tha thiết với đất nước và con người Việt Nam. Hình ảnh của cây lúa cùng với hình ảnh người nông dân đã trở thành những mảnh ghép không thể thiếu trong bức tranh về làng quê Việt Nam thanh bình xưa và nay.Lúa là một loài thực vật quý giá, có nguồn gốc từ giống lúa dại và bắt đầu xuất hiện ở Đông Nam Châu Á. Cây lúa trồng ngày nay có thể được thuần hóa từ nhiều nơi khác nhau thuộc Châu Á, trong đó phải kể đến Myanma, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ. Có nhiều loại lúa: lúa tẻ, lúa nếp, lúa tám thơm, tạp giao, quy năm... Mỗi loại có hình dáng, hương vị khác nhau. Lúa là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm các loài cây ngũ cốc. Đây là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung.

Hình dáng cây lúa rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Lúa thuộc loài cây thân thảo. Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau bằng nhiều đốt rộng 2-3cm, cao khoảng 60-80 cm. Bên trong thân cây rỗng và mền, dùng tay cũng có thể bóp nát một cách dễ dàng. Lá lúa có phiến dài và mỏng, sắc, mọc bao quanh thân, mặt lá nhám sờ vào có cảm giác ram ráp, gân lá chạy song song hai bên. Ở các giai đoạn khác nhau, lá lúa lại mang một màu sắc riêng biệt. Khi chỉ là những cây mạ non, lá màu xanh non mơn mởn. Lúa sang thì con gái, lá chuyển màu xanh thẫm. Lúa chín, lá lại nhanh chóng chuyển màu vàng. Rễ của cây lúa thường mọc thành chùm, bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi cây. Hạt lúa có hai phần là vỏ và ruột. Vỏ trấu thô ráp bao bọc lấy hạt sữa ngọt ngào, trắng tinh. Hấp thụ đủ tinh hoa của đất trời, dưới đôi bàn tay của bác nông dân, những giọt sữa ấy đông đặc lại thành hạt gạo trắng ngần.

Lúa là một loài thực vật quý giá, có nguồn gốc từ giống lúa dại và bắt đầu xuất hiện ở Đông Nam Châu Á. Cây lúa trồng ngày nay có thể được thuần hóa từ nhiều nơi khác nhau thuộc Châu Á, trong đó phải kể đến Myanma, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ. Có nhiều loại lúa: lúa tẻ, lúa nếp, lúa tám thơm, tạp giao, quy năm... Mỗi loại có hình dáng, hương vị khác nhau. Lúa là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm các loài cây ngũ cốc. Đây là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung.

Hình dáng cây lúa rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Lúa thuộc loài cây thân thảo. Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau bằng nhiều đốt rộng 2-3cm, cao khoảng 60-80 cm. Bên trong thân cây rỗng và mền, dùng tay cũng có thể bóp nát một cách dễ dàng. Lá lúa có phiến dài và mỏng, sắc, mọc bao quanh thân, mặt lá nhám sờ vào có cảm giác ram ráp, gân lá chạy song song hai bên. Ở các giai đoạn khác nhau, lá lúa lại mang một màu sắc riêng biệt. Khi chỉ là những cây mạ non, lá màu xanh non mơn mởn. Lúa sang thì con gái, lá chuyển màu xanh thẫm. Lúa chín, lá lại nhanh chóng chuyển màu vàng. Rễ của cây lúa thường mọc thành chùm, bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi cây. Hạt lúa có hai phần là vỏ và ruột. Vỏ trấu thô ráp bao bọc lấy hạt sữa ngọt ngào, trắng tinh. Hấp thụ đủ tinh hoa của đất trời, dưới đôi bàn tay của bác nông dân, những giọt sữa ấy đông đặc lại thành hạt gạo trắng ngần.

Ở Việt Nam có hai vụ lúa chính là vụ chiêm và vụ mùa. Vụ chiêm thu hoạch vào độ tháng 5 – 6, vụ mùa vào độ tháng 8 -9 (âm lịch). Tuy nhiên nhờ khoa học phát triển, ngày nay ở nhiều nơi cũng có những vụ mùa nối tiếp nhau. Để có một mùa lúa bội thu phải trải qua nhiều giai đoạn. Đầu tiên người nông dân cần chọn giống tốt, phù hợp với đất canh tác và khí hậu trong năm. Giống lúa chọn xong được ngâm nước đến khi nảy mầm, người ta lại cất công làm bùn để gieo những hạt giống đó, chăm sóc, che nắng chắn mưa chờ đến ngày mầm xanh nhú lên, những cây mạ non xanh mơn mởn. Sau đó, cày bừa, làm đất, bón phân rồi đem cây mạ cấy xuống ruộng. Ngày ngày làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ từ khi lúa còn non đến khi trổ đòng, chín. Người nông dân cắt lúa chín về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo... Từ những hạt thóc vàng ươm đến những hạt gạo trắng, những bát cơm dẻo thơm, người nông dân phải trải qua bao khó khăn, vất vả mới có thể làm ra. Vậy nên hãy nhớ:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần...”

Cây lúa có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Bát cơm ngày ngày ta ăn, bát cơm không bao giờ vắng mặt trong mâm cơm mỗi gia đình chính là sản phẩm từ cây lúa. Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu vô cùng cần thiết cho sự sống của con người. Gạo nếp dùng gói bánh chưng, làm cốm. Những tấm bánh chưng được gói trong lá dong xanh trở thành nét đẹp văn hóa ẩm thực truyền thống của dân tộc Việt Nam. Gạo nếp non được gói gọn trong lá sen thơm ngát đã trở thành một món quà thanh lịch của người Hà Nội. Bánh chưng, bánh giầy, bánh trôi, bánh giò...rất nhiều loại bánh đã thu hút bạn bè năm châu tìm đến đất Việt. Gạo nếp còn dùng để đồ các loại xôi – món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và những ngày lễ quan trọng. Ngày nay còn có cả kem xôi – loại kem được các bạn trẻ yêu thích. Đặc biệt, cây lúa còn là biểu tượng cho dân tộc Việt – quốc gia có nền văn minh lúa nước lâu đời. Cây lúa đi vào trong thi ca, hội họa vẽ lên hình ảnh về đất và người Việt vô cùng đẹp đẽ.

Thời gian trôi qua, cây lúa dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người Việt Nam. Không chỉ có giá trị vật chất quan trọng, cây lúa còn lưu giữ giá trị tinh thần quý giá của dân tộc. Để rồi dù có xa quê hương Việt Nam, người ta vẫn luôn tự hào:

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”

Bài văn mẫu lớp 10 Thuyết minh về cây lúa nước mẫu 4

Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:

"Việt Nam đất nước ta ơi,

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."

Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam. Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.

Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau. Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.

Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo... Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.

Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta. Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, rất cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài việc nuôi sống con người, hạt lúa, hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt. Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp... Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán. Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm - một thức quà thanh lịch của người Hà Nội. Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh nếp, bánh phở, cháo... Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.

Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia. Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.

Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:

"Bao giờ cây lúa còn bong

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".

Văn mẫu Thuyết minh về cây lúa nước Văn 10 mẫu 5

Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chất phác. Chẳng phải họ văn vẻ gì đâu. Chỉ vì gần gũi quá, thân quen quá. Ban ngày vác cuốc ra đồng thăm lúa. Ban đêm giấc mơ toàn thấy những cây lúa. Lúa là đói no, là người bạn có thể sẻ chia nỗi niềm, buồn vui tâm sự.

Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới. Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới "bát cơm","hạt gạo".

Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.

Đối với người Việt chúng ta, hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng. Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, chúng ta đã làm quen với cơm gạo, và lớn lên theo cây lúa cùng hạt gạo. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống. Ca dao, khẩu ngữ chúng ta có câu "Người sống về gạo, cá bạo về nước", hay "Em xinh là xinh như cây lúa", v.v..

Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Trong đời sống tinh thần của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết vô cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng.

Bắt đầu từ lúc ném hột mộng xuống đồng. Thông thường ném buổi sáng thì buổi chiều mộng "ngồi" được, tức là rễ đã bám được vào đất và mầm nhọn đã xuôi hướng lên trời. Bác nông dân hoàn toàn có thể yên tâm vì nó đã sống được trong môi trường mới, đích thực của nó.

Qua hôm sau, mầm nhú lên cao hơn, bắt đầu có chút xanh xanh, người ta bảo là mạ đã "xanh đầu". Mạ cũng có "gan". "Gan mạ nằm ở thân non, dễ bị gãy nát. Nhổ không khéo, nhỡ để giập "gan" thì dảnh mạ sẽ "chết".

Cấy xuống được vài ba hôm thì lúa đâm rễ mới, gọi là bén chân hay "đứng chân". Cũng như chữ "ngồi" ở trên, chữ "đứng chân" rất chính xác, rất hình tượng, vì chỉ vài ba hôm trước do mới cấy, mọi cây lúa đều ngả nghiêng, xiêu vẹo, thậm chí có cây còn bị nổi trên mặt nước nữa. Giờ đây đã "đứng chân" được, tức là cũng giống như người ta, có một tư thế đứng chân vững vàng, đã chắc chắn bám trên mặt đất.

Khác với lúc nảy mầm, cây lúa sinh sôi bằng cách "đẻ nhánh". Nhánh "con" nhánh "cái" thi nhau mọc ra, tần vần thành khóm. Vào khoảng tháng hai âm lịch, khắp cánh đồng mơn mởn màu xanh. Dáng cây thon thả, mềm mại, sắc lá non tơ đầy sức sống gợi cái gì đấy tươi trẻ, xinh xắn, dịu dàng. Đó chính là lúc cây lúa "đang thì con gái", thời đẹp nhất của đời lúa, đời người. Gặp hôm trời quang mây tạnh, đứng ở đầu làng mà trông, cánh đồng trải ra bát ngát, đẹp tựa bức tranh.

Hết thời kỳ xuân xanh, lúa chuyển sang giai đoạn "tròn mình", "đứng cái" rồi "ôm đòng". Đòng lúa to nhanh, nắng mưa rồi mỗi ngày mỗi khác. "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên". Nếu mưa thuận gió hoà chỉ mươi hôm là lúa trổ xong. Nhưng chẳng may gặp kỳ khô hạn thì đòng không trổ lên được, người ta bảo bị "nghẹn". "Nghẹn" là cực lắm rồi, là có cái gì nó vương vướng, như uẩn ức trong lòng...

Ngoài ra cũng có thể bị "ngã", bị "nằm" lúc gặp gió lớn mưa to. Ông bà ta sợ nhất cảnh này vì mấy tháng trông cây đã sắp đến ngày hái quả. Nếu chẳng may bị "ngã" non thì hột thóc sẽ lép lửng, coi như hỏng ăn. Còn lúa "nằm" dưới nước, ngâm độ vài ngày thì hột thóc trương lên, nứt nanh và nảy mầm ngay trên bông. Mầm nhú trắng trông xót ruột. Xót ruột về khoe vui với nhau, thóc nhà tôi "nhe răng cười" ông ạ!

Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chất phác. Chẳng phải họ văn vẻ gì đâu. Chỉ vì gần gũi quá, thân quen quá. Ban ngày vác cuốc ra đồng thăm lúa. Ban đêm giấc mơ toàn thấy những cây lúa. Lúa là đói no, là người bạn có thể sẻ chia nỗi niềm, buồn vui tâm sự. Trải qua chiều dài các thế hệ, đời lúa lặn vào đời người. Và rồi, đời người lại chan hoà, gửi gắm vào đời lúa thông qua những từ ngữ nôm na, những tên gọi sinh động kể trên.

Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê, càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện thân thương.

Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước - nền công nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó, gần gũi với người Việt, hồn Việt là lẽ dĩ nhiên.

CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải các bài văn mẫu Thuyết minh về cây lúa nước Ngữ Văn lớp 10 file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.4
17 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status