Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải sách giáo khoa Địa lý lớp 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ - Cánh diều được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.
Câu hỏi trang 107 Địa Lí lớp 6: Quan sát hình 2.2 và hình 2.3, hãy nhận xét về diện tích đảo Grin – len so với lục địa Nam Mỹ.
Hình 2.2. Một dạng phép chiếu bản đồ có các đường kinh tuyến và vĩ tuyến đều là các đường thẳng
Hình 2.3. Một dạng phép chiếu bản đồ có các đường kinh tuyến chụm lại ở hai cực, các đường vĩ tuyến là những đường thẳng
Lời giải:
Quan sát hình 2.2 và hình 2.3 em thấy:
- Hình 2.2 khi phép chiếu bản đồ có dạng các đường kinh tuyến và vĩ tuyến đều là các đường thẳng thì diện tích đảo Grin-len nhỏ hơn không đáng kể so với lục địa Nam Mỹ.
- Hình 2.3 khi phép chiếu bản đồ có các đường kinh tuyến chụm lại ở hai cực, các đường vĩ tuyến là những đường thẳng thì t thấy diện tích đảo Grin-len nhỏ hơn rất nhiều so với lục địa Nam Mỹ.
Câu hỏi 1 trang 109 Địa Lí lớp 6: Quan sát hình 2.6A và hình 2.6B, hãy cho biết yếu tố địa hình được thể hiện trên bảng chú giải nào.
Lời giải:
- Yếu tố địa hình được thể hiện trên bảng chú giải hình 2.6A.
Câu hỏi 2 trang 109 Địa Lí lớp 6: Quan sát hình 2.7, hãy cho biết trên hình đã sử dụng các loại kí hiệu nào và các dạng kí hiệu nào. Lấy ví dụ cụ thể.
Lời giải:
- Trong hình 2.7, đã sử dụng các loại kí hiệu và dạng kí hiệu:
Các loại kí hiệu:
+ Kí hiệu điểm: trung tâm hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.
+ Kí hiệu đường: đường sắt, đường ô tô.
+ Kí hiệu diện tích: Khu dân cư, bãi cát ướt, bãi lầy.
Các dạng kí hiệu:
+ Kí hiệu chữ: chợ, khu vui chơi giải trí, khách sạn.
+ Kí hiệu tượng hình: Bảo tàng, đền, chùa, nhà thờ, bến xe, bệnh viện...
Câu hỏi 3 trang 109 Địa Lí lớp 6: Quan sát hình 2.8, hãy cho biết có bao nhiêu cách thể hiện tỉ lệ bản đồ. Đó là những cách nào?
Lời giải:
Có 3 cách thể hiện tỉ lệ bản đồ:
- Tỉ lệ số
- Tỉ lệ thước
- Tỉ lệ chữ
Câu hỏi trang 110 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 2.9, hãy tính khoảng cách từ Bạc Liêu đến Sóc Trăng.
Lời giải:
Sử dụng 2 đầu compa đặt vào 2 điểm Bạc Liêu và Sóc Trăng (hình A), giữ nguyên độ mở của compa và đặt vào thước ta được độ dài là 2,45cm.
Với 1cm trên bản đồ = 20km trên thực địa. Như vậy, từ Bạc Liêu đến Sóc Trăng có khoảng cách là: 20 x 2,45 = 49 (km).
Câu hỏi trang 112 Địa Lí lớp 6: Quan sát hình 2.12 và hình 2.13, hãy cho biết các hướng của OA, OB, OC và OD có trong mỗi hình.
Lời giải:
- Hình 2.12:
+ OA hướng Đông bắc
+ OB hướng Đông
+ OC hướng Tây nam
+ OD hướng Tây
- Hình 2.13:
+ OA hướng Đông Nam
+ OB hướng Tây Nam
+ OC hướng Bắc
+ OD hướng Đông Bắc.
Luyện tập và Vận dụng 1 trang 112 Địa Lí lớp 6: Để thể hiện toàn bộ Trái Đất thì giữa quả Địa Cầu và bản đồ, phương tiện nào thể hiện đúng hơn?
Lời giải:
Vì Trái Đất là hình cầu, nên ta sử dụng quả Địa Cầu để thể hiện thì bề mặt Trái Đất sẽ ít bị biến dạng nhất, đúng nhất.
Luyện tập và Vận dụng 2 trang 112 Địa Lí lớp 6: Dựa vào các tỉ lệ sau: 1 : 100 000 và 1 : 9 000 000, hãy cho biết 1 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa ở mỗi tỉ lệ.
Lời giải:
- Tỉ lệ 1 : 100 000 thì 1 cm trên bản đồ bằng 1 km trên thực địa.
- Tỉ lệ 1 : 9 000 000 thì 1 cm trên bản đồ bằng 90 km trên thực địa.
Luyện tập và Vận dụng 3 trang 112 Địa Lí lớp 6: Quan sát hình 2.2 và hình 2.3, hãy cho biết hình nào có độ chính xác hơn khi thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất trên bản đồ.
Lời giải:
Hình 2.2 sẽ có độ chính xác hơn khi thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất lên bản đồ.
Luyện tập và Vận dụng 4 trang 112 Địa Lí lớp 6: Khoảng cách thực tế từ Hà Nội đến Hải Phòng là khoảng 120 km. Trên một bản đồ hành chính Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đo được là 10 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ là bao nhiêu?
Lời giải:
Ta có: 10 cm trên bản đồ ứng với 120 km trên thực địa.
Vậy 1 cm trên bản đồ ứng với: 120 : 10 = 12 km trên thực địa.
Đổi 12 km = 1 200 000 cm.
Vậy bản đồ có tỉ lệ là: 1: 1 200 000.
1. Một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới
- Bản đồ được chuyển từ bề mặt cong Trái Đất sang mặt phẳng thông qua các phép chiếu bản đồ.
- Các bản đồ đều bị biến dạng nhất định so với hình dạng thực tiễn bề mặt Trái Đất.
- Khu vực càng xa trung tâm hình chiếu thì sự biến dạng càng rõ rệt.
-> Tùy mục đích, yêu cầu của việc xây dựng bản đồ, vị trí, quy mô và hình dạng lãnh thổ mà các chuyên gia chọn phép chiếu bản đồ phù hợp.
2. Kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ
- Kí hiệu bản đồ
+ Có ba loại kí hiệu: kí hiệu điểm, kí hiệu đường và kí hiệu diện tích.
+ Các dạng kí hiệu: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ và kí hiệu tượng hình.
- Chú giải bản đồ
+ Gồm có hệ thống kí hiệu.
+ Giải thích ý nghĩa của các kí hiệu bản đồ.
+ Đối với bản đồ địa hình ta sử dụng thang màu hoặc đường đồng mức.
3. Tỉ lệ bản đồ
- Khái niệm: Là yếu tố để xác định mức độ thu nhỏ khoảng cách khi chuyển từ thực tế sang thể hiện trên mặt phẳng bản đồ.
- Phân loại: Có ba cách thể hiện tỉ lệ bản đồ, đó là: tỉ lệ số, tỉ lệ thước và tỉ lệ chữ.
- Để tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ, ta căn cứ vào tỉ lệ bản đồ.
4. Phương hướng trên bản đồ
- Các hướng chính: Bắc, Nam, Đông, Tây; Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Đông Nam.
- Có hai cách xác định phương hướng trên bản đồ
+ Dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến.
+ Dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc trong bản đồ.
- Các bản đồ khu vực Bắc Cực, các đường kinh tuyến đều chỉ hướng nam; còn bản đồ khu vực Nam Cực, các đường kinh tuyến đều chỉ hướng bắc.
5. Một số bản đồ thông dụng
- Phân loại: Bản đồ địa lí chung và bản đồ địa lí chuyên đề.
- Nội dung
+ Bản đồ địa lí chung thể hiện các đối tượng địa lí cụ thể (nông nghiệp, công nghiệp, đất, khí hậu, dân cư, giao thông,…).
+ Bản đồ địa lí chuyên đề thể hiện tập trung một hoặc hai đối tượng địa lí, các đối tượng chính được ưu tiên thể hiện.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về giải bài tập SGK Địa lớp 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ - sách Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ nhất file tải PDF hoàn toàn miễn phí!