Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải sách giáo khoa Địa lý lớp 6 Bài 23: Thực hành: Tìm hiểu lớp phủ thực vật ở địa phương - Cánh diều được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.
Câu hỏi 1 trang 183 Địa Lí lớp 6: Tham quan một khu vườn hoặc một công viên ở địa phương (theo nhóm hoặc cá nhân, sau đó trao đổi cùng các bạn).
Quan sát: Lớp phủ thực vật ở địa điểm tham quan có mấy tầng? Độ cao trung bình của cây ở mỗi tầng”...
Chọn ra một số loài cây ở mỗi tầng đề tìm hiểu sâu hơn: tên loài cây, công dụng (cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây ăn quả, cây thuốc, rau, hoa,...) và những đặc điểm khác mà em cho là thú vị, quan trọng.
Tìm hiểu đặc điểm thích nghi với môi trường của các cây (cây ưa sáng, cây chịu bóng, cây ưa Ấm, cây chịu được khô hạn, cây ưa bóng râm,...) đã chọn để quan sát. Một số thông tin có thể được bổ sung khi hỏi những người hiểu biết hơn như chủ khu vườn hoặc người lớn trong công viên.
Lời giải:
- Tham quan công viên Bách Thảo, Hà Nội:
+ Lớp phủ thực vật của công viên có 5 tầng. Cụ thể:
+ Tầng thảm tươi từ dưới 1m
+ Tầng dưới tán từ 0 đến 2m
+ Dây leo thân gỗ từ 1 đến 7m
+ Cây thuộc tầng tán chính từ 5 đến 8m.
+ Cây thuộc tầng vượt tán trên 8m.
- Tìm hiểu sâu hơn mỗi tầng một loài cây:
+ Cây xoài: thuộc cây ăn quả, cây nhiệt đới, có độ cao trung bình từ 5 - 8m, thân gỗ lớn, mọc khỏe, tán cây lớn, lá xanh dài, hoa màu vàng tạo thành chùm.
+ Cây hoa mười giờ: Thuộc họ rau sam thân thảo, khá mọng nước. Thân cây mỏng phân nhiều nhánh, hoa nhiều màu khác nhau. Thông thường, khoảng 10 giờ sáng hoa sẽ nở rực rỡ.
+ Cây dương xỉ: thuộc họ dương xỉ tầng dưới tán, độ cao từ 0 đến 2m, ưa ẩm, mọc dưới tán của cây khác.
- Đặc điểm thích nghi:
+ Cây xoài: ưa ánh sáng
+ Cây hoa mười giờ: rất ưa sáng
+ Cây dương xỉ: ưa bóng.
Câu hỏi 2 trang 183 Địa Lí lớp 6: Bổ sung thông tin về các loài cây mà em tìm hiểu qua các nguồn khác như sách, báo, tài liệu trên internet.
Lời giải:
- Cây Xoài là một loại cây có trái vị ngọt thuộc chi Xoài, bao gồm rất nhiều quả cây nhiệt đới, được trồng chủ yếu như trái cây ăn được. Phần lớn các loài được tìm thấy trong tự nhiên là các loại xoài hoang dã. Tất cả đều thuộc họ thực vật có hoa Anacardiaceae. Xoài có nguồn gốc ở Nam Á và Đông Nam Á, từ đó nó đã được phân phối trên toàn thế giới để trở thành một trong những loại trái cây được trồng hầu hết ở vùng nhiệt đới.
- Cây Dương xỉ là các thực vật có mạch khác với thạch tùng ở chỗ có lá thật sự (vĩ diệp). Chúng khác với thực vật có hạt (bao gồm thực vật hạt trần và thực vật hạt kín) ở phương thức sinh sản do không có hoa và hạt.
- Cây hoa mười giờ là loại cây thân thảo, cao khoảng 10–15 cm. Lá hình dải hơi dẹt, dài 1,5–2 cm, mép nguyên, thân có màu hồng nhạt, lá có màu xanh nhạt. Loài thực vật này có nguồn gốc Nam Mỹ, nhưng được trồng rộng rãi trong các khu vực ôn đới vì cây này phát triển rất tốt ở vùng này.
Tổ chức báo cáo sản phẩm
Học sinh chia thành các nhóm nhỏ để tham quan và báo cáo sản phẩm trước lớp với sự hỗ trợ của giáo viên theo các bước:
1. Thảo luận nhóm
- Mỗi cá nhân trong nhóm trao đổi về lớp phủ thực vật dựa theo nội dung tham quan đã gợi ý ở phần nội dung thực hành.
- Hình thành nội dung báo cáo chung của nhóm
2. Trình bày sản phẩm tìm hiểu theo nhóm để chia sẻ với các nhóm khác trong lớp.
3. Nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm mình và các nhóm khác.
1. Nội dung thực hành
a) Tham quan một khu vườn hoặc một công viên ở địa phương
- Quan sát
+ Lớp phủ thực vật ở địa điểm tham quan.
+ Độ cao trung bình của cây ở mỗi tầng.
- Chọn ra một số loài cây ở mỗi tầng để tìm hiểu sâu
+ Tên loài cây.
+ Công dụng.
+ Những đặc điểm khác mà em cho là thú vị, quan trọng.
- Tìm hiểu đặc điểm thích nghi với môi trường của các cây
+ Đặc điểm: cây ưa sáng, cây chịu bóng, cây ưa ẩm, cây chịu được khô hạn,…
+ Một số thông tin có thể được bổ sung khác.
b) Bổ sung thông tin về các loài cây
- Nguồn thông tin từ sách, báo.
- Nguồn tài liệu trên internet.
2. Tổ chức báo cáo sản phẩm
a) Thảo luận nhóm
- Mỗi cá nhân trong nhóm trao đổi về lớp phủ thực vật.
- Hình thành nội dung báo cáo chung của nhóm.
b) Trình bày sản phẩm tìm hiểu theo nhóm để chia sẻ với các nhóm khác trong lớp
c) Nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm mình và các nhóm khác
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về giải bài tập SGK Địa lớp 6 Bài 23: Thực hành: Tìm hiểu lớp phủ thực vật ở địa phương - sách Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ nhất file tải PDF hoàn toàn miễn phí!