Logo

Bài tập trắc nghiệm Sử 11 Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939) (có đáp án)

Tổng hợp bộ bài tập trắc nghiệm Sử 11 Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939) (có đáp án). Nội dung bám sát kiến thức trọng tâm, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh ôn tập hiệu quả.
3.7
3 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo ngay Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939) (có đáp án) được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Bộ 21 trắc nghiệm Sử Bài 16 lớp 11: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939)

Câu 1:Trong năm 1930, những Đảng cộng sản nào đã lần lượt ra đời ở khu vực Đông Nam Á? 

A. Đảng cộng sản Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin 

B. Đảng cộng sản Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Xiêm 

C. Đảng cộng sản Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a 

D. Đảng cộng sản Việt Nam, Phi-lip-pin, Xin-ga-po

Câu 2: Mục tiêu đấu tranh chính của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường 

B. Đòi quyền tự do, dân sinh dân chủ 

C. Đánh đuổi đế quốc, đánh đổ phong kiến 

D. Đánh đổ phong kiến, đánh đuổi đế quốc

Câu 3: Đâu là một trong những chính đảng của giai cấp tư sản ở Đông Nam Á được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Đảng Dân tộc ở Campuchia 

B. Phong trào Thakin ở Malaysia 

C. Đảng dân tộc ở In-đô-nê-xia 

D. Đại hội toàn Miến Điện

Câu 4: Phong trào dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra như thế nào dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản?

A. Dưới hình thức bất hợp tác       

B. Sôi nổi, quyết liệt 

C. Bí mật, bất hợp pháp      

D. Hợp pháp

Câu 5: Cơ sở nào đưa đến sự phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? 

A. Sự ra đời của giai cấp tư sản dân tộc 

B. Sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa

C.  Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 

D. Ảnh hưởng của các cuộc cải cách chính trị ở khu vực

Câu 6: Ý nào không phản ánh đúng nét mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Phong trào dân tộc tư sản có bước tiến rõ rệt 

B. Phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh 

C. Giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị 

D. Xuất hiện khuynh hướng cách mạng mới – khuynh hướng cách mạng vô sản

Câu 7: Sự kiện lịch sử thế giới nào đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển của phong trào độc lập dân tộc theo khuynh hướng vô sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 

B. Hệ thống hòa ước Véc-xai- Oa-sinh-tơn được thiết lập 

C. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc 

D. Sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 8: Nét mới trong phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Ý thức dân tộc ngày càng rõ nét 

B. Tập trung đòi quyền tự do kinh doanh 

C. Tập trung khai dân trí để chấn hưng quốc gia 

D. Tập trung đòi các quyền dân sinh dân chủ

Câu 9: Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Tồn tại song song xu hướng cải cách và bạo động 

B. Sự phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản đến vô sản 

C. Sự xuất hiện của khuynh hướng vô sản 

D. Tồn tại song song khuynh hướng vô sản và tư sản

Câu 10: Điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng ở Trung Quốc và phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Khuynh hướng vô sản ra đời và nắm quyền lãnh đạo cách mạng 

B. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa khuynh hướng tư sản và vô sản 

C. Khuynh hướng tư sản chiếm ưu thế tuyệt đối 

D. Sự phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản đến vô sản

Câu 11: Mục tiêu lớn nhất của cách mạng Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là

A. cách mạng ruộng đất.

B. độc lập dân tộC.   

C. đi lên chủ nghĩa xã hội.

D. cải cách dân chủ.

Câu 12: Cuộc khởi nghĩa chống Pháp nào ở Lào, kéo dài suốt hơn 30 năm đầu thế kỉ XX? 

A. Khởi nghĩa Ong Kẹo 

B. Khởi nghĩa Commađam 

C. Khởi nghĩa Ong Kẹo và Commađam 

D. Khởi nghĩa Chậu Pachay

Câu 13: Cuộc nổi dậy của nông dân thuộc huyện Rô-lê-phan ở Công-pông Chơ-năng chuyển từ đấu tranh chống thuế, chống bắt phu sang hình thức đấu tranh gì? 

A. Đấu tranh chính trị chống Pháp 

B. Đấu tranh hòa bình chống Pháp 

C. Đấu tranh vũ trang chống Pháp 

D. Đấu tranh ôn hòa chống Pháp

Câu 14: Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương từ năm 1930?

A. Đảng Cộng sản Lào 

B. Đảng Cộng sản Việt Nam 

C. Đảng Cộng sản Campuchia 

D. Đảng Cộng sản Đông Dương

Câu 15: Để cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít, trong các năm 1936 – 1939, ở ba nước Đông Dương đã thành lập tổ chức chính trị gì?

A. Mặt trận dân chủ Đông Dương 

B. Mặt trận Dân tộc Đông Dương 

C. Mặt trận Giải phóng Đông Dương 

D. Mặt trận Đoàn kết Đông Dương

Câu 16: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Dương lại bùng lên mạnh mẽ?

A. Để phản đối chính sách bắt lính của thực dân Pháp 

B. Do chính sách thống trị tàn bạo và bóc lột nặng nề của thực dân Pháp 

C. Để phản đối chính sách chia để trị của thực dân Pháp 

D. Để phản đối chính sách thuế và độc quyền của Pháp

Câu 17: Cuộc đấu tranh nào dưới đây không nằm trong phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Lào và Cam-pu-chia trong những năm 1918 – 1939?

A. Khởi nghĩa Ong Kẹo và Com-ma-đam 

B. Phong trào chống thuế và đấu tranh vũ trang ở Công-pông Chơ –năng 

C. Phong trào bất hợp tác, không đóng thuế và tẩy chay hàng hóa 

D. Khởi nghĩa Chậu Pa-chay

Câu 18: Nhân tố nào quy định phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chưa giành được thắng lợi?

A. Phong trào còn mang tính tự phát 

B. Không lôi kéo được đông đảo nhân dân lao động tham gia 

C. Nội bộ những người lãnh đạo có sự chia rẽ, mất đoàn kết 

D. Sự xung đột gay gắt giữa hai dân tộc Campuchia và Lào

Câu 19: Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam có tác dụng như thế nào đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Lào và Campuchia?

A. Thúc đẩy phong trào công nhân ở Lào, Campuchia phát triển 

B. Đã đòi được các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân hai nước 

C. Kích thích sự phát triển của phong trào đấu tranh dân chủ 

D. Giải phóng được nhân dân hai nước khỏi ách thống trị thực dân

Câu 20: Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác thuộc địa, nhất là ở các nước Đông Dương?

A. Để làm giàu cho chính quốc. 

B. Để hàn gắn vết thương sau chiến tranh và làm giàu cho chính quốc. 

C. Để củng cố địa vị trong giới tư bản chủ nghĩa. 

D. Để làm các nước thuộc địa phụ thuộc vào chính quốc.

Câu 21: Vì sao sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10-1930 là Đảng Cộng sản Đông Dương) đã mở ra thời kì mới trong phong trào cách mạng ở Đông Dương?

A. Cách mạng Đông Dương được đặt dưới sự lãnh đạo của một tổ chức thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn 

B. Mở ra một con đường cứu nước mới- con đường cách mạng vô sản 

C. Xác lập quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp vô sản đối với các lực lượng xã hội khác 

D. Đánh dấu bước mở đường trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối

Đáp án bộ 21 bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939)

1.A 2.A 3.C 4.B 5.B 6.B 7.A 8.A 9.D 10.B

11.B 12.C 13.C 14.D 15.A 16.B 17.C 18.A 19.C 20.B 21.A

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đáp án bộ 21 bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939) file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.7
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status