Logo

Bài tập trắc nghiệm Sử 8 bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Tổng hợp bộ bài tập trắc nghiệm Sử 8 bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác (có đáp án). Nội dung bám sát kiến thức trọng tâm, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh ôn tập hiệu quả.
2.8
3 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác hay, ngắn gọn được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Sử.

Bộ 15 trắc nghiệm Sử bài 4 lớp 8: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Câu 1: Trong nửa đầu thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đã thành lập tổ chức gì?  

A. Công đoàn

B. Nghiệp đoàn

C. Phường hội

D. Đảng cộng sản

Câu 2: “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu” là khẩu hiệu đấu tranh của phong trào nào?  

A. Khởi nghĩa của công nhân Li-ông (Pháp)

B. Khởi nghĩa của công nhân Sơ-lê-din (Đức)

C. Phong trào Hiến chương

D. Khởi nghĩa của công nhân Pari (Pháp)

Câu 3: “Hình thức đấu tranh của phong trào này là míttinh, biểu tình đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương giảm giờ làm cho người lao động” (SGK Lịch sử 7 – trang 30) Nôi dung trên là đặc điểm của phong trào đấu tranh nào?  

A. Khởi nghĩ Li-ông (Pháp) (1831)

B. Khởi nghĩ Li-ông (Pháp) (1834)

C. Khởi nghĩa công nhân dệt Sê-lê-din (Đức) (1844)

D. “Phong trào Hiến chương” (Anh) (1836 – 1846)

Câu 4: Sự phát triển của ngành kinh tế nào đã dẫn đến sự hình thành của giai cấp công nhân?  

A. nông nghiệp.

B. thủ công nghiệp.

C. công nghiệp.

D. thương nghiệp.

Câu 5: Vì sao giới chủ thích sử dụng lao động trẻ em?    

A. Nhanh nhạy trong sử dụng máy móc

B. Có sức khỏe dẻo dai

C. Có số lượng đông đảo

D. Khả năng phản kháng hạn chế

Câu 6: Vì sao trong giai đoạn đầu đấu tranh công nhân lại sử dụng hình thức đập phá máy móc?  

A. Do thiếu một đường lối đấu tranh đúng đắn

B. Do trình độ nhận thức hạn chế của công nhân

C. Do thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất

D. Do giai cấp công nhân chưa giác ngộ được sứ mệnh lịch sử

Câu 7: Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX là  

A. Do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.

B. Do tinh thần đấu tranh chưa kiên định, dễ thỏa hiệp, mua chuộc.

C. Do chưa có sự chuẩn bị chu đáo.

D. Do đàn áp quyết liệt của giai cấp tư sản.

Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX?  

A. Cổ vũ các phong trào đấu tranh của công nhân trên thế giới.

B. Tạo tiền đề cho sự ra đời của lý luận cách mạng.

C. Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân.

D. Tăng cường mối liên hệ với giai cấp nông dân.

Câu 9: Phong trào đấu tranh nào của giai cấp công nhân Đức góp phần làm thức tỉnh và tăng cường tinh thần đoàn kết vô sản?  

A. Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt Sơlêdinnăm 1844.

B. Cuộc nổi dậy của thợ thủ công và nông dân Đức năm 1848.

C. Cuộc míttinh lớn ở phía Tây nước Đức năm 1864.

D. Phong trào đấu tranh chính trị năm 1847.

Câu 10: Bài học kinh nghiệm quan trong nhất trong phong trào đấu tranh của công nhân nửa đầu thế kỉ XIX để lại cho các cuộc đấu tranh ở giai đoạn sau là? 

A. Phải đoàn kết với giai cấp vô sản quốc tế

B. Phải khởi nghĩa vũ trang chống lại giới chủ

C. Phải đoàn kết với giai cấp nông dân và các dân tộc thuộc địa

D. Phải có một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối chính trị đúng đắn

Câu 11: Điểm giống nhau cơ bản trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen là gì?

A. Nhận thức rõ được bản chất xấu xa của chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản.

B. Chung tư tưởng đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản bất công và xây dựng một xã hội bình đẳng.

C. Khẳng định rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong việc đánh đổ giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản, giải phóng loài người.

D. Nhận ra được nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và nông dân lao động dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.

Câu 12: Vì sao giai cấp công nhân ngày càng nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc đoàn kết các giai cấp vô sản trên thế giới?

A. Nhận thấy có cùng một kẻ thù chung, đoàn kết mới có sức mạnh.

B. Cùng chung lý luận đấu tranh trong cuộc chiến chống giai cấp tư sản, đó là chủ nghĩa Mác.

C. Vì cùng chung một mục đích đó là chống lại sự áp bức của chủ nghĩa tư bản.

D. Cuộc đấu tranh biểu hiện ý thức tự đứng lên giải phóng mình của vô sản thế giới.

Câu 13: Chính Đảng đầu tiên của vô sản thế giới là tổ chức nào?

A. Đồng minh những người cộng sản.

B. Quốc tế thứ nhất.

C. Quốc thế thứ hai.

D. Quốc tế thứ ba.

Câu 14: Giai cấp công nhân ra đời trước tiên ở đâu?

A. Hà Lan

B. Anh

C. Pháp

D. Đức

Câu 15: Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân là gì?

A. Mít tinh, biểu tình.

B. Bãi công

C. Khởi nghĩa.

D. Đập phá máy móc.

Đáp án bộ 15 bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Câu 1:

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích:

Trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập các công đoàn. Công đoàn là tổ chức nghề nghiệp của công nhân có nhiệm vụ đoàn kết, tổ chức họ đấu tranh đòi quyền lợi của mình như tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn

Câu 2:

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích:

Năm 1831, công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm và đòi thiết lập chế độ cộng hòaTinh thần đấu tranh của họ thể hiện qua khẩu hiệu viết trên lá cờ “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu”

Câu 3:

Đáp án cần chọn là: D

Giải thích:

Míttinh, biểu tình đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương giảm giờ làm cho người lao động là hình thức đấu tranh của phong trào Hiến chương ở Anh trong những năm 1836-1846

Câu 4:

Đáp án cần chọn là: C

Giải thích:

Cùng với sự phát triển của công nghiệp, giai cấp công nhân sớm hình thành ở Anh, rồi ở các nước khác

Câu 5:

Đáp án cần chọn là: D

Giải thích:

Giới chủ thường thích sử dụng lao động trẻ em vì họ chỉ phải trả một mức lương rẻ mạt nhưng vẫn có thể bóc lột được tối đaĐồng thời khả năng phản kháng của lao động trẻ em so với người lớn hạn chế hơn rất nhiều

Câu 6:

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích:

Sở dĩ trong giai đoạn đầu đấu tranh công nhân sử dụng hình thức đập phá máy móc do trình độ nhận thức của họ còn hạn chế khi lầm tưởng rằng máy móc là nguyên nhân gây ra những nỗi khổ cho mình

Câu 7:

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích:

Các cuộc đấu tranh của công nhân trong giai đoạn này đều thất bại là do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.

Câu 8:

Đáp án cần chọn là: D

Giải thích:

Mặc dù bị thất bại nhưng phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX đã đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân, cổ vũ phong trào đấu tranh của công nhân trên thế giới, đồng thời tạo tiền đề cho sự ra đời của lý luận cách mạng ở giai đoạn sau

=> Loại trừ đáp án: D

Câu 9: 

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích:

Đời sống của công nhân Đức vô cùng khổ cực. Ngoài ách bóc lột tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân Đức vẫn phải đeo trên vai mình gánh nặng của ách thống trị phong kiến, vì vậy, công nhân đã nhiều lần đứng dậy đấu tranh, nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa của thợ dệt Sơlêdin năm 1844. Tuy thất bại, sự kiện Sơlêdin chứng tỏ rằng giai cấp công nhân ở Đức cũng như ở Anh và Pháp đã bước đầu tiến hành đấu tranh cho quyền lợi giai cấp của mình. Cuộc khởi nghĩa Sơlêdin được sự đồng tình của công nhân các quốc gia Đức, Tiệp và nhiều nơi khác, Nó có tác dụng góp phần vào việc làm thức tỉnh và đoàn kết giai cấp công nhân Đức.

Câu 10:

Đáp án cần chọn là: D

Giải thích:

Hạn chế lớn nhất của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX là chưa có một tổ chức lãnh đạo vững vàng và chưa có đường lối chính trị đúng đắn. Điều này đã để lại bài học kinh nghiệm cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở giai đoạn sau là phải có một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn

Câu 11:

Đáp án cần chọn là: C

Giải thích:

Mác đã khẳng định: Giai cấp vô sản được vũ trang bằng lí luận cách mạng sẽ đảm đương sứ mệnh lịch sử giải phóng loài người khỏi ách áp bức bóc lột. Còn Ăng-ghen cho rằng : Giai cấp vô sản không chỉ là nạn nhân của chủ nghĩa tư bản mà còn là một lực lượng có thể đánh đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và tự giải phóng mọi xiềng xích.

Câu 12:

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích:

Sau khi được giác ngộ vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình thông qua chủ nghĩa Mác, giai cấp công nhân ngày càng thấy không chỉ một mình mà tất cả giai cấp vô sản nói chung và công nhân nói riêng cùng có chung một kẻ thù đó là tư sản. Chính vì thế, cần tận dụng sức mạnh chung để đánh đổ tư sản ở khắp thế giới.

Câu 13:

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích:

Trang 32, mục 2 sgk Lịch Sử 8

Câu 14:

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích:

Trang 28, mục 1 sgk Lịch Sử 8

Câu 15:

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích:

Trang 29, mục 1 sgk Lịch Sử 8

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải Bài tập trắc nghiệm Sử 8 bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác ngắn gọn, hay nhất file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.8
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status