Logo

Bài tập trắc nghiệm Sử 8 Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX

Tổng hợp bộ bài tập trắc nghiệm Sử 8 Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX (có đáp án). Nội dung bám sát kiến thức trọng tâm, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh ôn tập hiệu quả.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX hay, ngắn gọn được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Sử.

Bộ 17 trắc nghiệm Sử Bài 6 lớp 8: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX

Câu 1: Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Anh là một nước  

A. Quân chủ lập hiến  

B. Quân chủ chuyên chế  

C. Cộng hòa tổng thống  

D. Cộng hòa liên bang

Câu 2: Nước nào được mệnh danh là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”?  

A. Anh  

B. Pháp  

C. Đức  

D. Mĩ

Câu 3: Nhân tố nào đã khiến cho nhịp độ phát triển của nền kinh tế Pháp chậm lại từ cuối thế kỉ XIX?    

A. Hậu quả của chiến tranh Pháp- Phổ.

B. Pháp chỉ lo đầu tư khai thác thuộc địa.    

C. Pháp tập trung cho vay lấy lãi.

D. Kinh tế Pháp phát triển không đều.

Câu 4: Đến cuối thế kỉ XIX, nền công nghiệp Pháp đứng sau những nước nào?  

A. Đức, Nga, Mỹ.  

B. Mỹ, Đức, Anh.  

C. Mỹ, Nga, Trung Quốc.  

D. Nga, Pháp, Hà Lan.

Câu 5: Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc Đức là

A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân  

B. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt  

C. Chủ nghĩa đế quốc xâm lược  

D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến

Câu 6: Chế độ chính trị của Mĩ do hai đảng cầm quyền là  

A. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ.  

B. Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ.  

C. Đảng Cộng hoà và Đảng Tự do.    

D. Đảng Tự do và Đảng Dân chủ.

Câu 7: Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, vị trí kinh tế của Mĩ trong nền kinh tế thế giới có sự thay đổi như thế nào?  

A. Vươn lên đứng thứ 2 thế giới  

B. Vươn lên đứng thứ 1 thế giới  

C. Đứng hàng thứ 3 thế giới  

D. Đứng hàng thứ 4 thế giới

Câu 8: Nguyên nhân chính nào dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của nước Anh cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

A. Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa hơn là đổi mới, phát triển công nghiệp trong nước  

B. Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các khai mỏ.  

C. Anh chú trọng phát triển nông nghiệp để đảm bảo lương thực cho người dân  D. Sự vươn lên, cạnh tranh mạnh mẽ của công nghiệp Mĩ, Đức.

Câu 9: Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa?  

A. Tạo điều kiện cho nền kinh tế chính quốc phát triển  

B. Đầu tư vào thuộc địa cần ít vốn, thu lãi nhanh  

C. Thuộc địa có nguồn nhân lực dồi dào  

D. Mở rộng ảnh hưởng trên toàn cầu

Câu 10: Vì sao đế quốc Anh được gọi  là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”?  

A. Nước Anh là đế quốc cho vay lãi nhiều nhất thế giới.  

B. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa.  

C. Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.  

D. Anh có một nền công nghiệp phát triển nhất thế giới.

Câu 11: Đâu không phải là cơ sở thúc đẩy kinh tế Đức phát triển nhanh chóng vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?  

A. Áp dụng thành tựu mới nhất của khoa học – kĩ thuật vào sản xuất  

B. Thị trường dân tộc được thống nhất  

C. Thu được nhiều quyền lợi từ cuộc chiến tranh Pháp- Phổ  

D. Thể chế liên bang thúc đẩy tính dân chủ trong xã hội

Câu 12: Sự phát triển của công nghiệp Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX không xuất phát từ yếu tố nào sau đây?  

A. Thị trường trong nước không ngừng mở rộng.  

B. Ứng dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.  

C. Lợi dụng nguồn đầu tư của châu Á.  

D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Câu 13: Tại sao nước Mĩ được mệnh danh là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”?

A. Hình thành các Các-ten không lồ.

B. Hình thành các tập đoàn kinh tế lớn.

C. Hình thành các Tơ-rớt khổng lồ.

D. Hình thành các Xanh-đi-ca khổng lồ.

Câu 14: Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Pháp có gì khác so với Anh?  

A. Pháp cho vay lãi để thu lợi nhuận, Anh đầu tư khai thác ở thuộc địa  

B. Pháp cho các nước giàu vay, Anh đầu tư chủ yếu vào thuộc địa.  

C. Pháp cho các nước nghèo vay, Anh chủ yếu đầu tư cho các thuộc địa Bắc Mĩ.  D. Pháp cho các thuộc địa vay, Anh đầu tư tất cả vào các thuộc địa.

Câu 15: Điểm tương đồng trong sự phát triển kinh tế của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là gì?  

A. Hình thành các siêu đô thị  

B. Hình thành các trung tâm công nghiệp  

C. Hình thành các tập đoàn xuyên quốc gia  

D. Hình thành các tổ chức độc quyền

Câu 16: Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là  

A. Các-ten và tơ-rớt  

B. Các-ten và Xanh-đi-ca  

C. Xanh-đi-ca và Tơ-rớt  

D. Công-xoóc-xi-om và Công-lô-mê-rat

Câu 17: Sự ra đời của các tổ chức độc quyền đánh dấu sự chuyển biến gì của chủ nghĩa tư bản  

A. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản tư do cạnh tranh  

B. Sự hình thành chủ nghĩa thực dân  

C. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền  

D. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

Đáp án bộ 17 bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX

Câu 1:

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích:

Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Anh là một nước quân chủ lập hiến, hai đảng Bảo thủ và Tự do thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

Câu 2:

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích:

Pháp được mệnh danh là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” vì các Pháp xuất khẩu tư bản ra nước ngoài phần lớn dưới hình thức cho vay lãi nặng

Câu 3:

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích:

Do hậu quả của cuộc chiến tranh Pháp- Phổ  (1870-1871), nhịp độ phát triển công nghiệp Pháp chậm lại. Công nghiệp Pháp từ hàng thứ 2 thế giới đến cuối thế kỉ XIX tụt xuống hàng thứ 4

Câu 4:

Đáp án cần chọn là: D

Giải thích:

Câu 5:

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích:

Từ cuối thế kỉ XIX, nền công nghiệp Pháp đứng thứ 4 thế giới sau Mỹ, Đức, Anh

Câu 6:

Đáp án cần chọn là: D

Giải thích:

Khi nước Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tầng lớp quý tộc tư sản vẫn giữ vai trò quan trọng. Đường lối đối ngoại của Đức là công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa, ráo riết chạy đua vũ trang để thỏa mãn nhu cầu của giới cầm quyền. Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.

Câu 7:

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích:

Chế độ chính trị của Mĩ đề cao vai trò tổng thống do hai đảng – Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, thay nhay cầm quyền thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.

Câu 8:

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích:

Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, kinh tế Mĩ có sự phát triển nhanh chóng. Từ vị trí thứ 4 Mĩ đã vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp

Câu 9: 

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích:

Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa vì vốn đầu tư vào thuộc địa ít mà thu lãi nhanh. Tuy nhiên, chính điều này lại là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu vị thế của Anh đối với các nước đế quốc khác.

Câu 10:

Đáp án cần chọn là: C

Giải thích:

Đế quốc Anh được gọi  là “chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới  với khoảng 33 triệu km2 với 400 triệu dân, chiếm ¼ diện tích và dân số thế giới, gấp 3 lần thuộc địa của Pháp và 12 lần thuộc địa của Đức.

Câu 11:

Đáp án cần chọn là: D

Giải thích:

Thành công từ công cuộc thống nhất đất nước đã tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển của kinh tế Đức. Hơn nữa do giành được những quyền lợi từ Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp- Phổ và ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học- kĩ thuật vào sản xuất => kinh tế Đức phát triển nhanh chóng, vượt Anh, Pháp, vươn lên đứng đầu châu Âu

Câu 12:

Đáp án cần chọn là: C

Giải thích:

Công nghiệp Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX phát triển trong điều kiện thuận lợi như:

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

- Thị trường trong nước không ngừng mở rộng, thu hút hàng triệu nhân lực nhập cư của thế giới (nhất là từ châu Âu).

- Ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất.

- Lợi dụng nguồn đầu tư của châu Âu và hoàn cảnh hòa bình lâu dài để phát triển.

Câu 13:

Đáp án cần chọn là: C

Giải thích:

Kinh tế công nghiệp phát triển vượt bậc => hình thành các tổ chức độc quyền là những tơ-rớt, đứng đầu là những ông vua công nghiệp lớn như: “vua dầu mỏ”

Rôc-phe-lơ, “vua thép” Moóc-gan, “vua ô tô” Pho... Đây là lí do gọi Mĩ là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”.

Câu 14:

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích:

- Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Pháp là cho vay lãi để thu lợi nhuận, bao gồm cả nước giàu và nghèo.

- Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Anh là đầu tư trực tiếp cho thuộc địa(xây dựng nhà máy xí nghiệp...) do vốn đầu tư ít mà thu lãi nhanh. Hơn nữa còn do Anh có hệ thống thuộc địa lớn nhất thế giới nên đầu tư cho thuộc địa sẽ là lợi thế của Anh.

Câu 15:

Đáp án cần chọn là: D

Giải thích:

Điểm tương đồng trong sự phát triển kinh tế của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là hình thành các công ty độc quyền khống chế, chi phối toàn bộ nền kinh tế- chính trị- xã hội của quốc gia đó

Câu 16:

Đáp án cần chọn là: C

Giải thích:

Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là Xanh-đi-ca và Tơ-rớt-

- Xanh-đi-ca: tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản độc lập về pháp lí nhưng không độc lập về thương mại mà có một ban quản trị chung quản lý việc tiêu thụ sản phẩm.

- Tơ-rớt là hình thức liên kết trong đó các thành viên tham gia hoàn toàn mất tính độc lập, họ chỉ là những công ty cổ phần. Quá trình sản xuất và lưu thông tập trung vào ban điều hành chung. Tơ-rớt có quy môn lớn hơn Các-ten và Xanh-đi-ca.

Câu 17:

Đáp án cần chọn là: C

Giải thích:

Sự tập trung sản xuất và tập trung tư bản đã dẫn tới sự ra đời của các tổ chức độc quyền trong các ngành kinh tế, sau đó mở rộng ra toàn bộ nền kinh tế. Sự ra đời của các tổ chức độc quyền đánh dấu sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải Bài tập trắc nghiệm Sử 8 Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX ngắn gọn, hay nhất file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status