Logo

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn (có đáp án)

Tổng hợp bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn có đáp án được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh ôn luyện hiệu quả.
2.3
7 lượt đánh giá

Chúng tôi xin giới thiệu bộ 30 bài tập trắc nghiệm Sinh 12 Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn có đáp án, được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp chọn lọc hay nhất. Mời các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo dưới đây.

Bộ 30 bài tập trắc nghiệm Sinh 12 Bài 30: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

Câu 1: Khái niệm biến dị cá thể theo Đacuyn:

A.   Những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong quá trình sinh sản, theo những hướng không xác định. Là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá.

B.   Sự tái tổ hợp lại các gen trong quá trình di truyền do hoạt dộng sinh sản hữu tính

C.   Do sự phát sinh các đột biến trong quá trình sinh sản

D.   B và C đúng

Câu 2: Loại biến dị cá thể theo quan niệm của Đac uyn có những tính chất nào dưới đây ? (1) Xuất hiện ngẫu nhiên trong quá trình sinh sản và phát triển cá thể. 

(2) Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định. 

(3) Xuất hiện riêng lẻ ở từng cá thể. 

(4) Di truyền được qua sinh sản hữu tính. 

(5) Không xác định được chiều hướng biến dị.

A.   3, 4, 5           

B.   2, 4, 5    

C.   1, 3, 4, 5             

D.   1, 3, 4

Câu 3: Loại biến dị cá thể theo quan niệm của Đac uyn có những tính chất nào dưới đây ? (1) Xuất hiện ngẫu nhiên trong quá trình sinh sản và phát triển cá thể. 

(2) Xuất hiện riêng lẻ ở từng cá thể. 

(3) Không di truyền được. 

(4) Không xác định được chiều hướng biến dị.

A.   2, 3, 4

B.   1, 2, 3

C.   1, 3, 4

D.   1, 2, 4

Câu 4: Theo Đacuyn, biến dị cá thể ở sinh vật phải thông qua quá trình nào sau đây để di truyền lại cho các thế hệ sau?

A.   Tương tác giữa cá thể với môi trường sống.

B.   Sinh sản.

C.   Chọn lọc tự nhiên.

D.   Chọn lọc nhân tạo.

Câu 5: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là

A.   Đột biến cấu trúc NST

B.   Biến dị cá thể

C.   Đột biến gen

D.   Đột biến số lượng NST

Câu 6: Khái niệm biến dị cá thể theo Đacuyn:

A.   Những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong quá  trình sinh sản, theo những hướng không xác định. Là nguồn nguyên liệu của chọn  giống và tiến hoá.

B.   Sự tái tổ hợp lại các gen trong quá trình di truyền do hoạt dộng sinh sản hữu tính

C.   Do sự phát sinh các đột biến trong quá trình sinh sản

D.   B và C đúng

Câu 7: Nguồn biến dị chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên theo quan điểm Đacuyn là:

A.   biến dị tổ hợp

B.   biến dị cá thể

C.   đột biến

D.   thường biến

Câu 8: Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là :

A.   Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động

B.   Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được

C.   Sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản

D.   Những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh

Câu 9: Theo Đacuyn, biến dị cá thể muốn di truyền lại cho các thế hệ sau thì cần trải qua?

A.   Thích nghi với môi trường.

B.   Chọn lọc tự nhiên.

C.   Đột biến

D.   Sự sinh sản.

Câu 10: Charles Darwin đã đề xuất vấn đề nào trong công trình nghiên cứu về tiến hóa của mình?

A.   Thuật ngữ: “Tiến hóa”

B.   Lý thuyết tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên

C.   DNA là vật liệu di truyền.

D.   Sự phân chia độc lập các NST

Câu 11: Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là

A.   quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường. 

B.   các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường. 

C.   các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.

D.   quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản.

Câu 12: Theo quan niệm của Đacuyn, sự hình thành nhiều nòi (thứ) vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình:

A.   Phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo

B.   Tích lũy những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật.

C.   Phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên

D.   Phát sinh các biến dị cá thể

Câu 13: Câu nói nào dưới đây là không đúng khi nói về kết quả của chọn lọc nhân tạo:

A.   Tích luỹ các biến đổi nhỏ, riêng lẻ ở từng cá thể thành các biến đổi sâu sắc, phổ biến chung cho giống nòi.

B.   Đào thải các biến dị không có lợi cho con người và tích luỹ các biến dị có lợi, không quan tâm đến sinh vật.

C.   Tạo ra các loài cây trồng, vật nuôi trong phạm vi từng giống tạo nên sự đa dạng cho vật nuôi cây trồng.

D.   Tạo các giống cây trồng, vật nuôi đáp ứng nhu cầu của con người rất phức tạp và không ngừng thay đổi.

Câu 14: Theo quan điểm của Đacuyn, nội dung của chọn lọc tự nhiên là:

A.   Từ các dạng hoang dại ban đầu tạo ra nhiều giống mới

B.   Đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi.

C.   Đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi phù hợp với muc tiêu của con người.

D.   Hình thành nhiều loài mới mang nhiều đặc điểm thích nghi.

Câu 15: Theo quan điểm của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là

A.   Quần thể.

B.   Cá thể, quần thể.

C.   Cá thể.

D.   Tất cả các cấp tổ chức sống.

Câu 16: Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm

A.   thích nghi.

B.   chọn lọc tự nhiên.

C.   đột biến.

D.   thường biến.

Câu 17: Theo Đacuyn, đối tượng của tiến hóa là:

A.   Loài

B.   Cá thể

C.   NST

D.   Quần thể

Câu 18: Theo quan điểm của Đacuyn, tác động của CLTN là

A.   Tích lũy các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh

B.   Tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho bản thân sinh vật.

C.   Tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho con người

D.   Đào thải các cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi, tích lũy các cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi, khả năng sinh sản tốt.

Câu 19: Theo Đacuyn chọn lọc nhân tạo (CLNT) là một quá trình trong đó:

A.   Những biến dị có hại bị đào thải, những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người được tích luỹ.

B.   CLNT là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của giống vật nuôi và cây trồng

C.   Sự chọn lọc có thể được tiến hành ở  mỗi loài vật nuôi hay cây trồng theo nhiều hướng khác nhau dẫn tới sự phân li tính trạng

D.   Tất cả đều đúng

Câu 20: Theo Đácuyn, cơ chế tiến hoá theo chọn lọc tự nhiên là sự tích luỹ các

A.   biến dị  có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

B.   đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

C.   đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.

D.   đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.

Câu 21: Sự phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo (CLNT) được giải thích bằng quá trình nào dưới đây:

A.   Đào thải những biến dị có hại, tích luỹ những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người

B.   Tích luỹ những biến dị trong một thời gian dài trong những điều kiện sản xuất khác nhau

C.   Trong mỗi loài vật nuôi hay cây trồng, sự chọn lọc có thể được tiến hành theo nhiều hướng khác nhau, trong mỗi hướng con người chỉ đi sâu khai thác những đặc điểm có lợi, loại bỏ những dạng trung gian

D.   A và B đúng

Câu 22: Con người giữ lại các giống cây trồng, vật nuôi có các tính trạng có lợi cho con người và nhân giống chúng, loại bỏ các giống có các tính trạng không có lợi cho con người là:

A.   Chọn lọc tự nhiên

B.   Chọn lọc nhân tạo

C.   Phân ly tính trạng

D.   Đấu tranh sinh tồn

Câu 23: Tồn tại chính trong học thuyết Đacuyn:

A.   Giải thích không thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi

B.   Đánh giá chưa đúng vai trò của chọn lọc trong quá trình tiến hóa

C.   Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền của các biến dị

D.   Chưa giải thích đươc đầy đủ quá trình hình thành loài mới

Câu 24: Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi cây trồng là:

A.   Chọn lọc tự nhiên

B.   Đấu tranh sinh tồn

C.   Phân ly tính trạng

D.   Chọn lọc nhân tạo

Câu 25: Trong các cặp có quan hệ thuật ngữ “chọn lọc nhân tạo” được cho dưới đây, cặp nào được xem là không thực sự thích hợp?

A.   Chọn lọc nhân tạo - sự sống sót của vật nuôi, cây trồng thích nghi nhất.

B.   Chọn lọc nhân tạo - hình thành đặc điểm thích nghi ở vật nuôi

C.   Chọn lọc nhân tạo - tạo ra giống cây trồng, vật nuôi mới trong phạm vi cùng một loài

D.   Động lực của chọn lọc nhân tạo - nhu cầu kinh tế và thị hiếu thẩm mỹ của con người.

Câu 26: Theo Đacuyn, cơ chế chủ yếu của quá trình tiến hoá là:

A.   Các biến dị nhỏ, riêng rẽ tích luỹ thành những sai khác lớn và phổ biến dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên

B.   Các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của sinh vật đều di truyền

C.   Sinh vật biến đổi dưới tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp của điều kiện ngoại cảnh.

D.   Sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính không liên quan đến chọn lọc tự nhiên.

Câu 27: Phát biểu nào dưới đây không phải là nội dung của quá trình chọn loc nhân tạo (CLNT) trong học thuyết tiến hoá của Đacuyn:

A.   CLNT là một quá trình đào thải những biến dị có hại, tích luỹ những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người.

B.   CLNT là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng

C.   CLNT là nhân tố quy định chiều hướng biến đổi  nhưng chọn lọc tự nhiên mới là nhân tố quyết định tốc độ biến đổi của giống vật nuôi và cây trồng

D.   Trong mỗi loài vật nuôi hay cây trồng, sự chọn lọc có thể được tiến hành theo nhiều hướng khác nhau dẫn tới sự phân li tính trạng

Câu 28: Hạn chế chủ yếu trong học thuyết tiến hóa của Đacuyn là:

A.   Chưa giải thích thành công sự hình thành đặc điểm thích nghi.

B.   Chưa đi sâu vào cơ chế hình thành loài mới.

C.   Chưa hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế di truyền các biến dị.

D.   Chưa có quan niệm đúng về nguyên nhân của sự đấu tranh sinh tồn.

Câu 29: Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa

A.   hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.

B.   giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.

C.   đi sâu vào các con đường hình thành loài mới.

D.   làm rõ tổ chức của loài sinh học.

Câu 30: Theo Đácuyn, cơ chế tiến hoá là

A.   sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

B.   sự tích luỹ các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

C.   sự tích luỹ các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.

D.   sự tích luỹ các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động

Đáp án bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh lớp 12 Bài 30: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

Câu 1: A

Câu 2: C

Câu 3: D

Câu 4: B

Câu 5: B

Câu 6: A

Câu 7: B

Câu 8: C

Câu 9: D

Câu 10: B

Câu 11: B

Câu 12: A

Câu 13: C

Câu 14: B

Câu 15: C

Câu 16: B

Câu 17: B

Câu 18: B

Câu 19: D

Câu 20: A

Câu 21: C

Câu 22: B

Câu 23: C

Câu 24: D

Câu 25: A

Câu 26: A

Câu 27: C

Câu 28: C

Câu 29: A

Câu 30: A

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn (có đáp án) file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.3
7 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status