Logo

Giải Sinh 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển (ngắn gọn)

Bài soạn Sinh 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển bao gồm bộ câu hỏi trắc nghiệm, lời giải bài tập, trả lời câu hỏi SGK giúp các em tiếp thu bài mới đạt hiệu quả nhất.
5.0
1 lượt đánh giá

Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có thử áp dụng giải các bài tập, trả lời câu hỏi SGK. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Sinh 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển (ngắn gọn), giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.

Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển

Trả lời câu hỏi SGK

Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 44 trang 195: 

Theo chiều mũi tên trong sơ đồ hình 44.1, hãy giải thích một cách khái quát sự trao đổi vật chất trong quần xã và chu trình sinh địa hóa.

Lời giải:

- Sự trao đổi chất trong quần xã: Vật chất từ môi trường tự nhiên đi vào quần xã nhờ hoạt động của sinh vật sản xuất qua các sinh vật tiêu thụ tới sinh vật phân giải và trả lại cho môi trường.

- Chu trình sinh địa hóa: Vật chất trong tự nhiên một phần đi vào quần xã, qua các bậc dinh dưỡng rồi được trả lại cho môi trường, một phần vật chất lắng đọng.

Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 44 trang 196: 

Qua hình 44.2 và kiến thức sinh học đã học, em hãy cho biết:

- Bằng những con đường nào cacbon đã đi từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật, trao đổi trong quần xã và trở lại môi trường không khí và môi trường đất?

- Có phải tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín hay không? Vì sao?

Lời giải:

- Những con đường cacbon đã đi từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật, trao đổi trong quần xã và trở lại môi trường không khí và môi trường đất:

    + Con đường cacbon đã đi từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật: Quang hợp ở thực vật (CO2 trong không khí nhờ quá trình quang hợp ở thực vật tạo thành các chất hữu cơ). Các vật chất đó được trao đổi qua các bậc dinh dưỡng.

    + Con đường cacbon trở lại môi trường không khí và môi trường đất: Hô hấp ở động vật và thực vật, quá trình phân giải chất hữu cơ, hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông,… của con người,….

- Không phải lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín vì một phần bị lắng đọng dưới dạng dầu lửa, than đá,…

Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 44 trang 197:

- Qua sơ đồ hình 44.3, em hãy mô tả ngắn gọn sự trao đổi nitơ trong tự nhiên.

- Em hãy nêu một số biện pháp sinh học làm tăng lượng đạm trong đất để nâng cao năng suất cây trồng và cải tạo đất.

Lời giải:

- Sự trao đổi nitơ trong tự nhiên: Thực vật chỉ hấp thụ nitơ dưới hai dạng NO3- và NH4+. Hai dạng nitơ trên được hình thành bằng các con đường vật lí (đạm tổng hợp trong khí quyển), hóa học (sản xuất đạm công nghiệp) và sinh học (cố định nitơ khí quyển nhờ vi sinh vật). Nitơ được sinh vật sản xuất hấp thụ đi qua các bậc dinh dưỡng rồi trả lại môi trường thông qua hoạt động phân giải chất hữu cơ của vi sinh vật trong đất.

- Một số biện pháp sinh học làm tăng lượng đạm trong đất để nâng cao năng suất cây trồng và cải tạo đất:

    + Trồng xen canh cây họ đậu để bổ sung đạm từ hoạt động cố định nitơ của vi khuẩn cộng sinh trong rễ cây họ đậu.

    + Thường xuyên làm đất, đảm bảo thoáng khí để hạn chế đạm trong đất mất đi qua quá trình phản nitrat hóa.

    + Bón phân hữu cơ, xác sinh vật cho đất.

Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 44 trang 199: 

Quan sát hình 44.5, hãy nhận xét sự phân bố vùng theo vĩ độ và mức độ khô hạn của các khu sinh học trên cạn.

Lời giải:

- Theo vĩ độ: từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, các khu sinh học phân bố lần lượt là: Rừng mưa nhiệt đới, savan, hoang mạc và sa mạc; rừng rụng lá ôn đới, thảo nguyên, rừng Địa Trung Hải; rừng lá kim phương Bắc, đồng rêu hàn đới. Như vật ở vĩ độ 0 có rừng mưa nhiệt đới, savan, hoang mạc và sa mạc nhưng đến vĩ độ 90 thì chỉ có đồng rêu.

→ Từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao sự phân bố các khu sinh học càng ít đa dạng.

- Theo mức độ khô hạn thì sự phân bố của các khu sinh học càng ít đa dạng.

Giải bài tập SGK

Bài 1 (trang 200 SGK Sinh học 12): 

Hãy trình bày khái quát thế nào là chu trình sinh địa hoá trên Trái Đất.

Lời giải:

    Trình bày khái quát chu trình sinh địa hoá trên Trái Đất:

    - Chu trình sinh địa hoá trên Trái Đất là chu trình trao đổi các chất vô cơ (các nguyên tố C. H. O, N, S, P…) trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường. Chu trình sinh địa hóa duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển.

    - Trong nội bộ quần xã, sinh vật sản xuất qua quá trình quang hợp tổng hợp nên chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường. Trao đổi vật chất giữa các sinh vật trong quần xã được thực hiện thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Vật chất được chuyển từ sinh vật sản xuất sang sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 2,… tới bậc cao nhất. Khi sinh vật chết đi, xác của chúng sẽ bị phân giải thành chất vô cơ, sinh vật trong quần xã sử dụng một phần chất vô cơ tích luỹ trong môi trường vô sinh trong chu trình vật chất tiếp theo.

Bài 2 (trang 200 SGK Sinh học 12): 

Trong mỗi chu trình sinh địa hoá có một phần vật chất trao đổi và tuần hoàn, một phần khác trở thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình. Em hãy phân biệt hai phần đó và lấy ví dụ minh hoạ.

Lời giải:

    Trong mỗi chu trình sinh địa hoá có một phần vật chất trao đổi và tuần hoàn, một phần khác trở thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình.

    * Chu trình cacbon:

      - Cacbon tuần hoàn trong tự nhiên: Cacbon tồn tại chủ yếu dưới dạng khí cacbônic trong khí quyển và cacbonat trong đá vôi. Quang hợp là động lực cơ bản của chu trình cacbon, trong đó thực vật hấp thụ khí cacbonic trong khí quyển, tổng hợp nên các chất hữu cơ có cacbon. Hợp chất cacbon trao đổi trong quần xã thông qua chuỗi và chuỗi thức ăn. Hô hấp của các sinh vật (như hô hấp của thực vật, động vật và các sinh vật phân giải chất hữu cơ trong đất…) là yếu tố quan trọng biến đổi những hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật thành khí cacbonic. Các hoạt động công nghiệp đốt cháy nguyên liệu hoá thạch như than đá, dầu lửa,… đã thải vào bầu khí quyển một lượng lớn khí cacbonic.

      - Một phần hợp chất cacbon không trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín mà lắng động trong môi trường đất, nước như than đá, dầu lửa…

....Nội dung giải bài tập còn tiếp, mời các bạn tải bản đầy đủ tại file tải cuối bài

Bộ câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Chu trình sinh địa hóa là

A. chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên

B. sự trao đổi vật chất trong nội bộ quần xã

C. sự trao đổi vật chất giữa các loài sinh vật thông qua lưới thức ăn

D. sự trao đổi vật chất giữa sinh vật tiêu thụ và sinh vật sản xuất

Câu 2: Trong chu trình cacbon, CO2 trong tự nhiên từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật nhờ quá trình nào?

A. hô hấp của sinh vật

B. quang hợp của cây xanh

C. phan giải chất hữu cơ

D. khuếch tán

Câu 3: Trên Trái Đất, sinh quyên bao gồm những khu sinh học chủ yếu là

A. các khu sinh học trên cạn

B. các khu sinh học dưới nước

C. khu sinh học nước ngọt và biển

D. cả A và C

Câu 4: Các sông, suối, hồ, đầm thuộc loại khi sinh học nào sau đây?

A. các khu sinh học trên cạn

B. khu sinh học nước ngọt

C. khu sinh học nước mặn

D. cả B và C

Câu 5: Chu trình sinh địa hóa có vai trò

A. duy trì sự cân bằng năng lượng trong sinh quyển

B. duy trì sự cân bằng trong quần xã

C. duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển

D. duy trì sự cân bằng vật chất và năng lượng trong sinh quyển

Câu 6: CO2 từ quần xã sinh vật được trả lại môi trường thông qua quá trình nào?

A. quang hợp

B. hô hấp

C. phân giải xác động vật, thực vật

D. cả B và C

Câu 8: Thực vật hấp thụ nito dưới dạng

A. NH4+

B. N2

C. NO3-

D. NH4+ và NO3-

Câu 9: Chu trình cacbon trong sinh quyển

A. liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái

B. gắn liền với toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái

C. là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái

D. là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái

Câu 10: Trong chu trình sinh địa hóa, nhóm sinh vật nào trong các nhóm sinh vật sau đây có khả năng biến đổi nito ở dạng NO3- thành nito ở dạng N2?

A. động vật nguyên sinh

B. vi khuẩn cố định nito trong đất

C. thực vật tự dưỡng

D. vi khuẩn phản nitrat hóa

Đáp án

1-A 2-B 3-D 4-B 5-C 6-D 8-D 9-C 10-D

File tải về miễn phí:

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích với các bạn!

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status