Logo

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (có đáp án)

Tổng hợp bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật có đáp án được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh ôn luyện hiệu quả.
3.0
4 lượt đánh giá

Chúng tôi xin giới thiệu Bộ 18 bài tập trắc nghiệm Sinh 12 Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật có đáp án, được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp chọn lọc hay nhất. Mời các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo dưới đây.

Bộ 18 bài tập trắc nghiệm Sinh 12 Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Câu 1: Kích thước của một quần thể không phải là?

A. Tổng số cá thể của nó.

B. Tổng sinh khối của nó.

C.Năng lượng tích lũy trong nó.

D. Kích thước nơi nó sống.

Câu 2: Mức độ sinh sản không phụ thuộc vào

A. Số lượng trứng hay con non của 1 lứa đẻ

B. Số lứa đẻ của cá thể cái trong đời

C. Tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể

D. Tỉ lệ số tuổi của cá thể trong quần thể

Câu 3: Về phương diện lí thuyết, quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong những điều kiện nào?

A. Nguồn sống của môi trường rất dồi dào

B. Không gian cư trú của quần thể không giới hạn

C. Điều kiện ngoại cảnh và khả năng sinh học đều thuận lợi cho sự sinh sản

D. Cả A, B và C

Câu 4: Cho các thông tin sau

  1. Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.

  2. Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh.

  3. Tăng khả năng sử dụng nguồn sống từ môi trường

  4. Tìm nguồn sống mới phù hợp với từng cá thể.

Những thông tin nói về ý nghĩa của sự nhập cư hoặc di cư của những cá thể cùng loại từ quần thể này sang quần thể khác là:

A. (1), (2) và (3)

B. (1), (3) và (4)

C. (1), (2) và (4)

D. (2), (3) và (4)

Câu 5: Mức độ tử vong không phụ thuộc

A. Trạng thái của quần thể

B. Các điều kiện sống của môi trường

C. Tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể

D. Mức độ khai thác của con người

Câu 6: Khi môi trường sống không đồng nhất và thường xuyên thay đổi, loại quần thể nào sau đây có khả năng thích nghi cao nhất?

A. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản hữu tính bằng tự phối

B. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản hữu tính bằng ngẫu phối

C. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản vô tính

D. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản hữu tính bằng ngẫu phối

Câu 7: Xét quần thể các loài

  1. Cá trích
  2. Cá mập
  3. Tép
  4. Tôm bạc

Kích thước quần thể của các loài theo thứ tự lớn dần là

A. (1), (2), (3) và (4)

B. (2), (3),(4) và (1)

C. (2), (1), (4) và (3)

D. (3), (2), (1) và (4)

Câu 8: Trong một khu bảo tồn ngập nước có diện tích 5000 ha. Người ta theo dõi số lượng cá thể của 1 quần thể chim: năm thứ nhất khảo sát thấy mật độ cá thể trong quần thể là 0,25 cá thể/ha; năm thứ hai khảo sát thấy số lượng cá thể của quần thể là 1350. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 2%/năm và không có xuất – nhập cư. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Kích thước của quần thể thể tăng 6% trong 1 năm.

B. Số lượng cá thể của quần thể ở năm thứ nhất là 1225 con.

C. Tỉ lệ sinh sản của quần thể là 8%/năm.

D. Mật độ cá thể ở năm thứ hai là 0,27 cá thể/ha

Câu 9: Cho các phát biểu sai về kích thước của quần thể

  1. Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì cấu trúc.

  2. Nếu vượt quá kích thước tối đa thì số lượng sẽ nhanh chóng giảm vì giao phối gần dễ xảy ra làm 1 số lớn cá thể bị chết do thoái hóa giống.

  3. Các yếu tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể là nguồn thức ăn, nơi ở, sự phát tán cá thể trong quần thể.

  4. Số lượng cá thể của quần thể luôn là một hằng số (ổn định không đổi).

  5. Khi kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể có thể rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong

Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu sai?

A. 2

B. 3 

C. 4 

D. 5

Câu 10: Những yếu tố nào có liên quan đến mật độ cá thể của quần thể và làm giới hạn kích thước quần thể?

  1. Sự cạnh tranh về nguồn thức ăn hoặc nơi sống giữa các cá thể trong quần thể.

  2. Các bệnh dịch truyền nhiễm.

  3. Tập tính ăn thịt.

  4. Các chất thải độc do quần thể sinh ra.

  5. Tỉ lệ giới tính.

Phương án đúng là:

A. (1), (2), (3) và (4)

B. (1), (2), (3) và (5)

C. (2), (3), (4) và (5)

D. (1), (3), (4) và (5)

Câu 11: Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới mức diệt vong. Nguyên nhân là do

A. Số lượng cá thể trong quần thể quá ít, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường

B. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực cá thể cái ít

C. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể

D. Cả A, B và C

Câu 12: Nếu kích thước quần thể vượt quá kích thước tối đa thì đưa đến hậu quả gì?

A. Phần lớn các cá thể bị chết do cạnh tranh gay gắt

B. Quần thể bị phân chia thành hai

C. Một số cá thể di cư ra khỏi quần thể

D. Phần lớn cá thể bị chết do dịch bệnh

Câu 13: Mức độ tử vong của quần thể phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Tuổi sinh lí

B. Mật độ

C. Tỉ lệ giới tính

D. Sự phân bố cá thể

Câu 14: Một quần thể như thế nào là quần thể không sinh trưởng nhanh?

A. Trong quần thể có nhiều cá thể ở tuổi trước sinh sản hơn cá thể sinh sản.

B. Trong quần thể có kiểu phân bố tập trung.

C. Quần thể gần đạt sức chứa tối đa.

D. Quần thể có nhiều cá thể ở tuổi sau sinh sản hơn cá thể sinh sản.

Câu 15: Xét các yếu tố sau đây?

I: Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.

II: Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể và hoặc ra khỏi quần thể.

III: Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường.

IV: Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là:

A. I và II.

B. I, II và III.

C. I, II và IV.

D. I, II, III và IV.

Câu 16: Kích thước của một quần thể không phải là?

A. Tổng số cá thể của nó.

B. Tổng sinh khối của nó.

C. Năng lượng tích lũy trong nó.

D. Kích thước nơi nó sống.

Câu 17: Mật độ của quần thể là?

A. Số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó.

B. Số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần thể.

C. Khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể.

D. Số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

Câu 18: Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện nào sau đây?

A. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, gây nên sự xuất cư theo mùa.

B. Nguồn sống trong môi trường rất dồi dào, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của các cá thể.

C. Nguồn sống trong môi trường không thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài.

D. Không gian cư trú của quần thể bị giới hạn, gây nên sự biến động số lượng cá thể.

Đáp án bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh lớp 12 Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Câu 1: D

Câu 2: D

Câu 3: D

Câu 4: C

Câu 5: C

Câu 6: B

Câu 7: C

Câu 8: D

Câu 9: C

Câu 10: A

Câu 11: D

Câu 12: C

Câu 13: B

Câu 14: A

Câu 15: D

Câu 16: D

Câu 17: D

Câu 18: B

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (có đáp án) file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.0
4 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status