Logo

23 Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 32 (Có đáp án)

Với 23 Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 32 có đáp án chi tiết, được chúng tôi biên soạn bám sát theo nội dung trọng tâm của bài học. Nhằm giúp các em học sinh tham khảo, ôn tập với nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm khác nhau
1.7
12 lượt đánh giá

Nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học môn Lịch sử lớp 10 hiệu quả nhất, chúng tôi xin giới thiệu các bạn tham khảo bộ tài liệu câu hỏi trắc nghiệm bài 32 sử 10. Giúp học sinh ôn tập, làm quen dạng bài trắc nghiệm. Nội dung chi tiết các em xem dưới đây.

Bộ 23 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 bài 32

Câu 1. Liên hệ kiến thức đã học và cho biết ý nào không phản ánh đúng biện pháp tích lũy vốn để phát triển công nghiệp của giai cấp tư sản Anh

A. Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trong nước

B. Đầu tư phát triển sản xuất ở thuộc địa

C. Buôn bán nô lệ da đen

D. Cải tiến kĩ thuật

Câu 2. Tại sao nước Anh sớm tiến hành cách mạng công nghiệp?

A. Sớm làm cuộc cách mạng tư sản

B. Chuẩn bị được tiền đề về vốn, nhân công và cải tiến kĩ thuật

C. Sớm làm cuộc cách mạng tư sản, tạo lập được những tiền đề cần thiết cho cuộc cách mạng trong sản xuất

D. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn

Câu 3. Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ khi nào?

A. Từ đầu thế kỉ XVII

B. Từ giữa thế kỉ XVII

C. Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII

D. Từ những năm 70 của thế kỉ XVIII

Câu 4. Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ ngành nào?

A. Nông nghiệp

B. Công nghiệp dệt

C. Chế tạo máy móc

D. Luyện kim

Câu 5. Máy Gienni do ai sáng chế?

A. Giêm Hagrivơ

B. Áccraitơ

C. Giêm Oát

D. Étmơn Cácrai

Câu 6. Áccraitơ chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước đã dẫn tới kết quả là

A. Nhiều nhà máy dệt được xây dựng ven sôn nước chảy xiết

B. Năng suất của người thợ dệt tăng dần lên 40 lần so với dệt bằng tay

C. Lao động bằng tay dần dần thay thế bằng máy móc

D. Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh

Câu 7. Năm 1784, Giêm Oát đã

A. Sáng chế ra máy kéo sợi Gienni

B. Phát minh ra máy hơi nước

C. Chế tạo thành công đầu máy xe lửa

D. Xây dựng đoạn đường sắt đầu tiên

Câu 8. Ý không phản ánh đúng ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước là

A. Ld bằng tay được thay thế dần bằng máy móc

B. Tốc độ sản xuất và năng suất lãnh đạo tăng vượt bậc

C. Tạo ra nguồn động lực mới, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa

D. Biến nước Anh thành “công xưởng thế giới”

Câu 9. Người phát minh ra đầu máy xe lửa là

A. Giêm Hagrivơ

B. Áccraitơ

C. Giêm Oát

D. Xtiphenxơn

Câu 10. Hãy ghép nội dung hai cột với nhau cho phù hợp

Thành tựu

Người sáng chế

1. Máy kéo sợi

2. Máy dệt chạy bằng hơi nước

3. Máy hơi nước

4. Đầu máy xe lửa

a) Étmơn Cácrai

b) Xtiphenxơn

c) Giêm Oát

d) Giêm Hagrivơ

A. 1 – d, 2 – a, 3 – c, 4 – b.

B. 1 – c, 2 – b, 3 – a, 4 – d.

C. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d.

D. 1 – b, 2 – c, 3 – a, 4 – d.

Câu 11. Kết quả lớn nhất của cách mạng công nghiệp ở Anh là

A. Tốc độ sản xuất tăng vượt bậc

B. Biến nước Anh thành “công xưởng thế giới”

C. Luân Đôn trở thành trung tâm công nghiệp và thương mại đầu tiên trên thế giới

D. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác ở nước Anh

Câu 12. Cách mạng công nghiệp đã đưa đến sự hình thành các giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là

A. Tư sản và vô sản

B. Tư sản và tiểu tư sản

C. Tư sản và quý tộc mới

D. Tư sản công nghiệp và thương nghiệp

Câu 13. Ý nào phản ánh hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp?

A. Nâng cao năng suất lao động, xã hội hóa quá trình lãnh đạo của chủ nghĩa tư bản

B. Làm thay đổi bô mặt của các nước tư bản

C. Thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ của các ngành kinh tế khác

D. Làm xuất hiện hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là tư sản và vô sản

Câu 14. Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX là

A. Quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc

B. Quá trình hình thành của hai giai cấp tư sản và công nhân

C. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa các nước tư bản châu Âu

D. Quá trình hình thành nền tảng kinh tế chính của xã hội tư bản : công nghiệp và thương nghiệp

Câu 15: Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở châu Âu cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX là  

A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản.

B. Thúc đẩy những chuyển biển trong nông nghiệp và giao thông.

C. Hình thành giai cấp tư sản và vô sản công nghiệp

D. Góp phần giải phóng nông dân, góp phần bổ sung lao động cho thành thị.

Câu 16: Việc chế tạo thành công máy dệt chạy bằng sức nước có tác dụng gì?

A. Nhiều nhà máy dệt được xây dựng ven sông nước chảy xiết

B. Năng suất của người thợ dệt tăng dần lên 40 lần so với dệt bằng tay

C. Lao động bằng tay dần dần thay thế bằng máy móc

D. Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh

Câu 17: Đâu không phải điều kiện để nước Anh có thể tiến hành một cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỉ XVIII?

A. Nguồn nhân công dồi dào

B. Sự tiến bộ về kĩ thuật và tổ chức sản xuất trong các công trường thủ công

C. Có chỗ dựa vững chắc là tôn giáo

D. Có nguồn vốn lớn

Câu 18: Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ công nghiệp nhẹ không xuất phát từ lí do nào sau đây?

A. Là ngành truyền thống, phát triển mạnh ở Anh

B. Lượng vốn đầu tư không quá lớn, thu hồi nhanh

C. Thị trường tiêu thụ rộng

D. Nước Anh không có nguồn than đá để phát triển công nghiệp nặng

Câu 19: Tác động quan trọng nhất của cuộc cách mạng công nghiệp đến sự phát triển của Anh là gì?

A. Nâng cao năng suất lao động, làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội

B. Giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

C. Dẫn tới sự ra đời của giai cấp tư sản và vô sản

D. Đưa Anh trở thành công xưởng của thế giới

Câu 20: Nội dung nào sau đây không minh chứng máy hơi nước ra đời đánh dấu một bước ngoặt của cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX?

A. Giải phóng sức sản xuất của con người, nhà máy có thể xây dựng ở bất cứ đâu

B. Thúc đẩy sự phát triển của luyện kim, khai mỏ, giao thông vận tải

C. Mở ra thời đại máy hơi nước trên toàn thế giới

D. Đưa con người bước vào thời đại điện khí hóa

Câu 21: Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX là  

A. Quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc

B. Quá trình hình thành của hai giai cấp tư sản và công nhân

C. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa các nước tư bản châu Âu

D. Quá trình hình thành nền tảng kinh tế chính của xã hội tư bản: công nghiệp và thương nghiệp

Câu 22: Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp có tác động như thế nào đến tình hình châu Âu cuối thế kỉ XVIII?  

A. Thúc đẩy sự bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu cuối thế kỉ XVIII

B. Thúc đẩy sự phát triển của chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu

C. Thúc đẩy sự lớn mạnh của giai cấp tư sản châu Âu

D. Thúc đẩy sự lớn mạnh của giai cấp vô sản châu Âu

Câu 23: Sự vươn lên của nước Anh trong những năm cuối thế kỉ XVIII đã để lại cho Việt Nam bài học kinh nghiệm gì trong việc nắm bắt cuộc cách mạng 4.0 hiện nay?  

A. Chú trọng đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật để đón đầu cách mạng

B. Phải có nguồn tích lũy tư bản lớn

C. Phải có một thể chế chính trị phù hợp để phát triển

D. Phải có đội ngũ người lao động lành nghề

Đáp án bộ 23 câu hỏi trắc nghiệm Sử lớp 10 bài 32

1-B   2-C   3-C   4-B   5-A   6-A   7-B   8-D   9-D  

10-A  11-B  12-A  13-D  14-A  15-C  16-B  17-C  18-D  

19-D  20-D  21-A  22-A  23-A

CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải bộ 22 câu hỏi trắc nghiệm lịch sử bài 32 lớp 10, có file tải word và pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi

Đánh giá bài viết
1.7
12 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status