Logo

Giải Tiếng Việt VNEN lớp 3 Tập 1 Bài 10A: Không quên cội nguồn

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 VNEN Bài 10A: Không quên cội nguồn trang 77, 78, 79 Tập 1 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, dễ hiểu giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả
5.0
0 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài 10A: Không quên cội nguồn được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 chương trình mới (VNEN). Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Tiếng Việt lớp 3.

Hoạt động cơ bản Bài 10A: Không quên cội nguồn

1. Hát một bài hát về quê hương

Bài làm:

Ví dụ bài hát về quê hương là:

Quê hương tươi đẹp

Quê hương em biết bao tươi đẹp

Đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây

Khi mùa xuân thắm tươi đang trở về

Ngàn lời ca vui mừng chào đón

Thiết tha tình quê hương.

(Dân ca Nùng)

2-3-4-5. Đọc, giải thích và luyện đọc

6. Chọn ý trả lời đúng. Nói với thầy cô về ý kiến của nhóm em

Câu chuyện Giọng quê hương nói về điều gì?

a, Ca ngợi lòng tốt

b, Ca ngợi tình yêu quê hương

c, Ca ngợi tình bạn

Bài làm:

Câu chuyện Giọng quê hương nói về:

Đáp án: b. Ca ngợi tình yêu quê hương

Hoạt động thực hành Giải bài 10A: Không quên cội nguồn

1. Đọc đoạn 1 và 2, trả lời các câu hỏi sau:

a, Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai?

b, Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên?

Bài làm:

Đọc đoạn 1 và 2 em thấy:

a, Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với ba thanh niên.

b, Thuyên và Đồng ngạc nhiên vì một trong ba thanh niên xin trả giúp tiền ăn khi Thuyên quên mang ví, còn Đồng thì không mang tiền.

2. Đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi sau:

a, Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng?

b, Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương?

Bài làm:

Đọc đoạn 2, 3 em thấy:

a, Anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng vì họ đã cho anh nghe giọng nói của quê hương, khiến anh nhớ đến người mẹ đã qua đời ở miền Trung.

b, Những chi tiết nói lên tình cảm đối với quê hương của các nhân vật:

  • Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương.
  • Thuyên và Đồng bùi ngùi nhớ quê hương, mắt rớm lệ.

3. Nói với các bạn trong nhóm về quê em theo gợi ý dưới đây:

  • Quê em ở đâu?
  • Ở đó có những người thân nào của em?
  • Mỗi khi về quê, em thường chơi với ai?
  • Em thích nhất điều gì ở quê?

Bài làm:

Ví dụ mẫu:

Quê hương em ở mảnh đất nắng gió miền Trung. Đó chính là mảnh đất mà ông bà Nội, cô chú sinh sống. Em còn nhớ, mỗi lần về quê, em thường chơi cùng hai đứa em con chú cùng mấy đứa nhỏ hàng xóm. Em chơi nhiều trò chơi dân gian như ô ăn quan, banh đũa, nhảy dây... rất vui vẻ và thích thú. Đặc biệt, điều em thích nhất là em được tắm sông. Cứ mỗi chiều hè, cả lũ trẻ mặc áo phao, được người lớn cho đi tắm sông. Nước sông mát, trong khiến ai cũng thích thú. Bởi vậy, mỗi dịp hè về, em đều xin phép bố mẹ cho về quê để thăm ông bà và vui chơi cùng mọi người.

Hoạt động ứng dụng Bài 10A: Không quên cội nguồn

Hỏi người thân xem ở quê em có cảnh đẹp gì, có đặc sản gì hoặc có lễ hội nào?

Bài làm:

Ví dụ: Quê em ở Nghệ An có

  • Cảnh đẹp: làng sen quê Bác, bãi biển Cửa Lò,...
  • Đặc sản có: bánh đa Đô Lương, tương Nam Đàn, nhút Thanh Chương, cháo lươn, bánh ướt....
  • Lễ hội: đền Cờn, đền Qủa Sơn...

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Bài 10A: Không quên cội nguồn Tiếng Việt lớp 3 VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status