Logo

Giải Tiếng Việt VNEN lớp 3 Tập 1 Bài 17B: Những người dân thôn quê

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 VNEN Bài 17B: Những người dân thôn quê trang 133, 134 Tập 1 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, dễ hiểu giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả
5.0
0 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài 17B: Những người dân thôn quê được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 chương trình mới (VNEN). Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Tiếng Việt lớp 3.

Hoạt động cơ bản Bài 17B: Những người dân thôn quê

1. Nói về một cảnh đẹp (hoặc di tích lịch sử) ở quê em?

Bài làm:

Cảnh đẹp quê hương em

Quê em cũng như bao làng quê khác, có gốc đa, giếng nước, sân đình, có con sông quê hương chảy dài mang nước đến cho xóm làng, có cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, có những đàn trâu tung tăng gặm cỏ và đặc biệt nơi đây có những con người chất phác, sống với nhau bằng tình cảm rất chân thành. Em yêu quê hương không phải vì nó giàu sang, trù phú mà chính vì nó gắn bó với cuộc sống của dân làng và với tuổi thơ của những đứa trẻ như em.

2. Quan sát tranh, dựa vào câu chuyện Mồ Côi xử kiện, thảo luận về nội dung từng đoạn theo gợi ý dưới đây:

Tiếng Việt 3 VNEN Bài 17B: Những người dân thôn quê | Soạn Tiếng Việt lớp 3 VNEN hay nhất

  • Trong tranh có những người nào?
  • Họ đang làm gì? hoặc nói gì?

Bài làm:

  • Tranh 1: Trong khi Mồ Côi đang uống trà thì người chủ quán dẫn bác nông dân đến công đường, nhờ Mồ Côi xử tội bác nông dân đã đến quán hít hết mùi thơm của thức ăn.
  • Tranh 2: Bác nông dân đưa hai đồng cho Mồ Côi với vẻ ấm ức và ngạc nhiên.
  • Tranh 3: Mồ Côi yêu cầu bác nông dân bỏ hai đồng vào bát và xóc đủ mười lần trong sự ngạc nhiên của ông chủ quán.
  • Tranh 4: Sau khi nghe đủ hai mươi tiếng bạc, đành ra về trong sự thẹn thùng. Còn bác nông dân thì cảm ơn và vô cùng thán phục Mồ Côi.

3. Nhìn tranh, dựa vào phần thảo luận, kể lại từng đoạn của câu chuyện

Bài làm:

  • Tranh 1: Một hôm có lão chủ quán, mặt mày hung dữ, kéo theo bác nông dân gầy gò đến cửa quan đòi Mồ Côi xử kiện. Chủ quán muốn kiện bác nông dân về tội đã vào quán của lão hít mùi thơm của các món ăn ngon mà không chịu trả tiền. Bác nông dân vô cùng bức xúc vì bị oan ức.
  • Tranh 2: Sau khi nghe chủ quán đòi bồi thường 20 đồng bạc, bác nông dân giãy nảy lên không chịu vì bác chỉ ngồi trong quán ăn cơm nắm của mình mà không hề mua một món gì ở quán.
  • Tranh 3: Theo cách phân xử của Mồ Côi, bác nông dân lấy 2 đồng bạc bỏ vào bát xóc lên cho chủ quán nghe đủ mười lần. Chủ quán ngơ ngác nghe và chẳng hiểu ra sao.
  • Tranh 4: Khi bác nông dân đã xóc đủ mười lần, Mồ Côi bảo : "Bác hít mùi thơm trong quán, còn chủ quán thì đã nghe tiếng kêu như vậy là rất công bằng". Bác nông dân bỏ lại hai đồng tiền của mình vào túi, vui mừng cảm ơn quan tòa, còn lão chủ quán tham lam thì tiu nghỉu ra về với vẻ hổ thẹn.

3. Chép những câu sau vào vở. Nhớ đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp.

a, Ếch con ngoan ngoãn chăm chỉ và thông minh.

b, Vạc là loài chim gần giống cò tiếng kêu rất to thường đi ăn đêm.

Bài làm:

Điền dấu phẩy như sau:

a, Ếch con ngoan ngoãn,chăm chỉ và thông minh.

b, Vạc là loài chim gần giống cò,tiếng kêu rất to,thường đi ăn đêm.

Hoạt động thực hành Bài 17B: Những người dân thôn quê

1. Quan sát ảnh, tìm từ có vần ui hoặc uôi viết vào vở

Bài làm:

  • Những từ có vần "ui" là: núi, lủi, chùi, củi, búi, túi, nui, bụi, đùi, gùi, mũi.
  • Những từ có vần "uôi" là: chuối, cuối, đuối, xuôi, buổi, đuôi, muỗi, ruồi, tuổi.

4. Tìm và viết từ.

a, Chọn làm phần a hoặc phần b theo hướng dẫn của thầy cô.

  • Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng d/gi hoặc r, có nghĩa như sau:
  • Có nét mặt, hình dáng, tính nết, màu sắc,... gần như nhau.
  • Phần còn lại của cây lúa sau khi gặt.
  • Truyền lại kiến thức, kinh nghiệm cho người khác.

b. Tìm các từ chứa tiếng có vần ăt hoặc ăc, có nghĩa như sau:

  • Ngược với phương Nam.
  • Bấm đứt ngọn rau, hoa, lá,... bằng hai đầu ngón tay.
  • Trái nghĩa với rỗng Viết những từ vừa tìm được vào bảng nhóm.

Bài làm:

a, Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng d/gi hoặc r, có nghĩa như sau:

  • Có nét mặt, hình dáng, tính nết, màu sắc,... gần như nhau => giống
  • Phần còn lại của cây lúa sau khi gặt=> rạ
  • Truyền lại kiến thức, kinh nghiệm cho người khác => dạy

b. Tìm các từ chứa tiếng có vần ăt hoặc ăc, có nghĩa như sau:

  • Ngược với phương Nam => Bắc
  • Bấm đứt ngọn rau, hoa, lá,... bằng hai đầu ngón tay => Ngắt
  • Trái nghĩa với rỗng => Đặc

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Bài 17B: Những người dân thôn quê Tiếng Việt lớp 3 VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status