Logo

Giải Tiếng Việt VNEN lớp 3 Tập 1 Bài 4C: Ông ngoại

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 VNEN Bài 4C: Ông ngoại trang 31, 32, 33 Tập 1 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, dễ hiểu giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả
5.0
0 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài 4C: Ông ngoại được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 chương trình mới (VNEN). Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Tiếng Việt lớp 3.

Hoạt động cơ bản Bài 4C: Ông ngoại

1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

  • Bức tranh vẽ cảnh gì?
  • Mọi người trong tranh đang làm gì?
  • Tìm một từ để nói về tình cảm của hai ông cháu.

Bài làm:

Quan sát bức tranh em thấy:

  • Bức tranh vẽ cảnh hai ông cháu đang đứng trong sân trường vắng vẻ.
  • Trong bức tranh, người ông bế người cháu, còn người cháu tay cầm dùi trống để đánh vào chiếc trống trường đang treo ở trên cao.
  • Một từ để nói về tình cảm của hai ông cháu là: thương yêu.

2-3-4-5. Đọc, giải nghĩa và luyện đọc

6. Đọc đoạn 1, thảo luận, trả lời câu hỏi sau:

  • Thành phố sắp vào thu có gì đẹp?
  • Để chuẩn bị đi học, ông ngoại giúp bạn nhỏ những gì?

Bài làm:

a, Đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi:

  • Thành phố sắp vào thu có: không khí mát dịu, trời xanh ngắt trên cao như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
  • Chuẩn bị đi học, ông ngoại giúp bạn nhỏ: đi mua vở, chọn bút, hướng dẫn cách bọc vở, dán nhãn, pha mực, dạy bạn những chữ cái đầu tiên.

b, Đọc đoạn 2, 3 trả lời câu hỏi:

  • Trong đoạn ông dẫn cháu đến trường, em thích nhất hình ảnh nào?
  • Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên?

Bài làm:

b, Đọc đoạn 2, 3 trả lời câu hỏi:

  • Trong đoạn ông dẫn cháu đến trường, em thích nhất là hình ảnh: Ông nhấc bổng bạn nhỏ trên tay, cho gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trông trường.
  • Bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên vì chính ông ngoại là người đã dạy bạn ấy những chữ cái đầu tiên, dẫn bạn đi xem trường, cho bạn nghe tiếng trống trường đầu tiên.

Hoạt động thực hành Bài 4C: Ông ngoại

1. Viết vào vở 3 từ ngữ có vần oai, 3 từ có vần oay

Bài làm:

  • 3 từ ngữ có vần oai là: khoai, xoài, loài.
  • 3 từ ngữ có vần oay là: xoáy, xoay, ngoáy

2. Thảo luận trong nhóm và tìm từ.

Chọn làm bài a hoặc b theo hướng dẫn của thầy cô.

a, Chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr, có nghĩa như sau:

  • Làm cho tóc gọn và mượt.
  • Trái nghĩa với lười biếng.
  • Trái nghĩa với ngoài.

b. Chứa tiếng có vần ân hoặc ảng, có nghĩa như sau:

  • Khoảng đất trống trước hoặc sau nhà.
  • Dùng tay nhẹ nhàng đưa một vật lên.
  • Cùng nghĩa với chăm chỉ.

Bài làm:

a, Chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr, có nghĩa như sau:

  • Làm cho tóc gọn và mượt => chải
  • Trái nghĩa với lười biếng => chăm chỉ
  • Trái nghĩa với ngoài => Trong

b, Chứa tiếng có vần ân hoặc âng, có nghĩa như sau:

  • Khoảng đất trống trước hoặc sau nhà =>Sân
  • Dùng tay nhẹ nhàng đưa một vật lên => Nâng
  • Cùng nghĩa với chăm chỉ => Cần cù

3. Thi đặt câu: Dựa vào nội dung các bài tập đọc, đặt câu theo mẫu Ai là gì?

a, Nói về ông (bà) của bạn.

M: Ông ngoại là người thầy giáo đầu tiên của tôi.

b, Nói về bạn Tuấn trong truyện Chiếc áo len.

c, Nói về bạn nhỏ trong bài thơ Quạt cho bà ngủ.

d, Nói về bà mẹ trong truyện Người mẹ.

Bài làm:

a, Nói về ông (bà) của bạn.

M: Ông ngoại là người thầy giáo đầu tiên của tôi.

b, Nói về bạn Tuấn trong truyện Chiếc áo len.

=> Tuấn là người anh trai hết lòng yêu thương em gái.

c, Nói về bạn nhỏ trong bài thơ Quạt cho bà ngủ.

=> Bạn nhỏ là người cháu ngoan, biết chăm sóc bà lúc bà đau ốm.

d, Nói về bà mẹ trong truyện Người mẹ.

=> Mẹ là người sẵn sàng hi sinh tất cả vì con.

4. Trò chơi xếp nhanh các thành ngữ, tục ngữ vào ô thích hợp:

Các nhóm đến góc học tập lấy bảng nhóm đã kẻ sẵn cột và các thẻ chữ ghi những thành ngữ sau:

a, Con hiền cháu thảo.

b, Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ.

c, Con có cha như nhà có nóc.

d, Con có mẹ như măng ấp bẹ.

e, Chị ngã em nâng.

g, Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Dựa vào nội dung các ô chữ trên bảng nhóm, xếp các thành ngữ, tục ngữ vào ô thích hợp.

Cha mẹ đối với con cái

Con cháu đối với ông bà, cha mẹ

Anh chị em đối với nhau

.................................

.................................

.................................

Bài làm:

Cha mẹ đối với con cái

Con cháu đối với ông bà, cha mẹ

Anh chị em đối với nhau

c. Con có cha như nhà có nóc.

d. Con có mẹ như măng ấp bẹ.

a. Con hiền cháu thảo.

b. Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ.

e. Chị ngã em nâng.

g. Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

5. Lần lượt kể cho nhau nghe một kỉ niệm đẹp nhất về ông hoặc bà của mình

Gợi ý:

  • Kỉ niệm đó là việc gì?
  • Việc đó diễn ra như thế nào?
  • Ông (bà) đã làm gì cho em vui? Hoặc em đã làm gì để ông (bà) vui?

Bài làm:

Ví dụ mẫu:

Hè năm trước, em được bố mẹ cho về chơi với ông bà nội một tháng nhân dịp nghỉ hè. Về quê, em rất vui vì chiều chiều lại có lũ trẻ trong làng đến tụ tập nhà ông chơi. Hôm đó, đang mải đuổi nhau với các bạn, em đã không may làm vỡ chậu hoa cảnh trên lan can trước sân nhà ông. Em vội xin lỗi ông và nhanh chóng thu dọn đất trước sân. Dù buồn, nhưng sợ em bị sành đâm vào tay, nên ông đã cản lại, ông bảo để ông làm cho. Nhìn thấy ông buồn, em đã thủ thỉ với ông rằng: "Ông ơi, cháu giúp ông trồng cây cảnh này ngoài vườn, hôm nào bố về đón cháu, cháu sẽ xin bố mua biếu ông chậu cảnh mới ông nhé, ông đừng giận cháu nha ông, cháu biết lỗi của mình rồi ạ". Nghe em nói vậy, ông vội cười, xoa đầu em và gật đầu. Vậy là hai ông cháu em ra vườn trồng cây và tưới nước cho cây cảnh và vườn rau.

Hoạt động ứng dụng Bài 4C: Ông ngoại

Tìm những thành ngữ, tục ngữ nói về tình cảm của những người trong gia đình?

Bài làm:

Những thành ngữ, tục ngữ nói về tình cảm của những người trong gia đình là:

1. Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

2. Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

3. Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ "Hiếu" mới là đạo con.

4. Dì ruột thương cháu như con

Rủi mà không mẹ cháu còn cậy trông

5. Mẹ già đầu tóc bạc phơ

Lưng đau con đỡ,mắt mờ con nuôi

6. Đói no một vợ một chồng

Một miếng cơm tấm, giàu lòng ăn chơi.

7. Sảy cha còn chú, sảy mẹ bú dì.

8. Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Bài 4C: Ông ngoại Tiếng Việt lớp 3 VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status