Logo

Giải Tự nhiên xã hội VNEN lớp 3 Bài 6: Cơ quan thần kinh của chúng ta

Giải bài tập Tự nhiên xã hội lớp 3 VNEN Bài 6: Cơ quan thần kinh của chúng ta Tập 1 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, dễ hiểu giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả
5.0
0 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài 6: Cơ quan thần kinh của chúng ta được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa môn Tự nhiên xã hội lớp 3 chương trình mới (VNEN). Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn TN&XH lớp 3.

Hoạt động cơ bản Bài 6: Cơ quan thần kinh của chúng ta

1. Xác định thẻ chữ phù hợp với thứ tự các số trong hình

a. Quan sát các hình dưới đây:

Tự nhiên và xã hội 3 Bài 6: Cơ quan thần kinh của chúng ta | Hay nhất Giải bài tập Tự nhiên và xã hội 3 VNEN

b. Lấy các thẻ chữ ở góc học tập (các dây thần kinh, hộp sọ, não, tủy sống)

c. Lựa chọn các thẻ chữ để đặt vào các ô có viết các số 1, 2, 3, 4 cho phù hợp

Trả lời:

Tự nhiên và xã hội 3 Bài 6: Cơ quan thần kinh của chúng ta | Hay nhất Giải bài tập Tự nhiên và xã hội 3 VNEN

2. Thực hiện các hoạt động

a) Một em ngồi trên ghế, chân buông thõng, không chạm đất (xem hình 2)

b) Em khác dùng cạnh bàn tay đánh vào đầu gối, ngay dưới xương bánh chè (xem hình 3).

c) Nói với bạn xem em nhìn thấy chân bị đánh có phản ứng như thế nào.

d) Theo em, bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển hoạt động trên?

e) Bạn nhỏ trong hình nói gì với các em.

Trả lời:

Thực hành trên lớp học.

3. Quan sát và trả lời

- Khi bất ngờ dẫm phải đinh, bạn nam đã có phản ứng như thế nào?

- Bạn nam đã suy nghĩ gì trước hi vứt chiếc đinh vào thùng rác?

- Bộ phận nào của cơ quan thần inh điều khiển hoạt động suy nghĩ đó của bạn nam?

Trả lời:

- Khi bất ngờ giẫm phải đinh, bạn nam đau và đã nhấc chân đó lên để kiểm tra chiếc đinh.

- Bạn nam nghĩ nếu vứt chiếc đinh ra đường sẽ có người lại dẫm lên nó, nên bạn ấy đã vứt vào thùng rác.

- Não chính là cơ quan thần kinh điều khiển hoạt động suy nghĩ đó của bạn nam.

4. Đọc và trả lời

a. Đọc đoạn hội thoại trong hình 6 (trang 27 sgk)

b. Trả lời câu hỏi

- Khi viết chính tả, những bộ phận nào của cơ thể làm việc?

- Bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển tay, mắt, tai... phối hợp làm việc cùng một lúc?

- Não có vai trò gì?

Trả lời:

- Khi viết chính tả, những bộ phận của cơ thể làm việc là:

   + Mắt phải nhìn

   + Tai phải nghe

   + Tay phải viết

- Não là bộ phận của cơ quan thần kinh điều khiển tay, mắt, tai... phối hợp làm việc cùng một lúc.

- Vai trò của não: Điều khiển phối hợp mọi hoạt động của cơ thể con người. Ngoài ra, não còn giúp chúng ta học và ghi nhớ.

5. Đọc và trả lời

a) Cả nhóm lần lượt đọc đoạn văn sau:

Cơ quan thần kinh gồm: não, tuỷ sống và các dây thần kinh. Não được bảo vệ trong hộp sọ, tuỷ sống được bảo vệ trong cột sống.

Não và tuỷ sống là trung ương thần kinh, điểu khiển mọi hoạt động của cơ thể. Thông tin được truyền từ não đi qua tuỷ sống đến các cơ quan và ngược lại.

Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tuỷ sống. Một số dây thần kinh khác lại dẫn luồng thần kinh từ não hoặc tuỷ sống đến các cơ quan.

b) Trả lời câu hỏi:

- Cơ quan thần kinh gồm các bộ phận nào?

- Bộ phận nào điều khiển mọi hoạt động của cơ thể?

Trả lời:

- Cơ quan thần kinh bao gồm: não, tuỷ sống và các dây thần kinh.

- Bộ phận điều khiển mọi hoạt động của cơ thể là: Não và tuỷ sống.

Hoạt động thực hành Bài 6: Cơ quan thần kinh của chúng ta

1. Chơi trò chơi “Ghép tên cơ quan thần kinh với chức năng phù hợp”

a) Lấy các thẻ từ màu hồng có ghi tên các bộ phận của cơ quan thần kinh và thẻ từ màu xanh có ghi chức năng của mỗi bộ phận trong cơ quan thần kinh ở góc học tập.

b) Các em trao đổi và ghép các thẻ từ màu xanh và màu hồng cho phù hợp giữa tên cơ quan với các chức năng tương ứng.

c) Nhóm nào ghép đúng, nhanh là thắng cuộc.

Trả lời:

Hoạt động thực hành trên lớp học.

2. Chơi trò chơi “Đố bạn”

a) Lớp chia thành 2 đội chơi

b) Đội một nói bất kì tên một bộ phận của cơ quan thần kinh

c) Đội 2 phải nói được chức năng tương ứng của cơ quan đó.

d) Đổi ngược lại: Đội 2 nói bất kì tên một bộ phận của cơ quan thần kinh. Đội 1 phải nói được chức năng tương ứng của cơ quan đó.

Đội nào không thực hiện được yêu cầu là thua cuộc.

Trả lời:

Hoạt động thực hành trên lớp học

3. Thảo luận theo các tình huống

Điều gì sẽ xảy ra?

a. Khi chúng ta vô ý chạm vào vật nóng?

b. Vào buổi tối, bất chợt bị đèn pha ô tô/ xe máy chiếu vào mắt?

c. Khi đang đi, em nhìn thấy một cái hố to trên đường đi

d. Khi đang đi, em nhìn thấy có nhiều đinh rải trên đường

Trả lời:

a. Khi chúng ta vô ý chạm vào vật nóng?

=> Tay chúng ta sẽ ngay lập tức thụt lại phía sau.

b. Vào buổi tối, bất chợt bị đèn pha ô tô/ xe máy chiếu vào mắt?

=> Mắt ta bị chói, ta có thể né mắt nhìn hướng khác hoặc lấy tay che trước mặt cho bớt chói.

c. Khi đang đi, em nhìn thấy một cái hố to trên đường đi

=> Tìm cách né cái hố to đó

d. Khi đang đi, em nhìn thấy có nhiều đinh rải trên đường

=> Em nhặt những chiếc đinh đó vứt vào thùng rác.

Hoạt động ứng dụng Bài 6: Cơ quan thần kinh của chúng ta

1. Thực hiện một trong các hoạt động: đọc bài, làm bài tập toán, viết chính tả...

2. Viết tên các bộ phận (mắt, miệng, tai, não, tủy sống, tay, chân, ...) cần phối hợp để thực hiện những hoạt động đó?

Trả lời:

Ví dụ mẫu:

- Đọc bài: Miệng để đọc, não để ghi nhớ, mắt để nhìn, tay để cầm sách....

- Viết chính tả: mắt để nhìn, tay để viết, tai để nghe, não để nhớ....

- Làm bài tập toán: mắt để nhìn, tay để viết, não để tính toán....

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 VNEN Bài 6: Cơ quan thần kinh của chúng ta file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status