Nội dung hướng dẫn giải Bài 9: Cần làm gì để phòng cháy khi ở nhà được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa môn Tự nhiên xã hội lớp 3 chương trình mới (VNEN). Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn TN&XH lớp 3.
1. Quan sát và thảo luận
a. Quan sát các hình dưới đây: (trang 39, 40 SGK Tự nhiên và xã hội 3 VNEN tập 1)
b. Thảo luận
- Chỉ và nói tên những chất dễ cháy trong mỗi hình?
- Nói thêm tên những chất dễ cháy khác mà em biết?
- Theo các em, bếp ở hình nào an toàn hơn trong việc phòng cháy, tại sao?
Trả lời:
- Những chất dễ cháy nổ trong mỗi hình là:
+ Hình 1: Củi khô, đen dầu, can dầu hỏa
+ Hình 2: Củi khô
+ Hình 3: Bình ga, bếp ga mini
+ Hình 4: Bếp từ
- Nhưng chất dễ cháy khác mà em biết là: cồn, xăng, diêm, pháo, mìn, bom...
- Theo em, bếp ở hình 2 và hình 4 là những hình có bếp an toàn hơn trong việc phòng cháy vì bếp ở hai hình này bố trí gọn gàng và không có những vật dễ cháy nổ gần bếp.
2. Thực hiện hoạt động
a. Quan sát lại căn bếp vẽ trong hình 1 hoặc hình 3
b. Để phòng cháy, em sẽ sắp xếp lại căn bếp trong hình 1 hoặc 3 như thế nào? Nói một số việc nên làm và không nên làm đối với căn bếp trong hình 1 hoặc 3.
c. Theo em, điều gì có thể xảy ra trong hai tình huống sau:
- Can dầu hỏa ở gần bếp lửa?
- Trẻ em nghịch lửa?
Trả lời:
b. Để phòng cháy, em sẽ sắp xếp lại hình 1 như sau:
- Đem can dầu hỏa đi ra khỏi góc đó, để ở một nơi khác, tránh tầm với trẻ em.
- Không cho em bé chơi đèn dầu, đậy nắp đèn thật chặt rồi bỏ lên góc tủ trên cao
- Bó củi sắp lại gọn gàng rồi để ở góc bếp (nơi để can dầu lúc ban đầu), cách bếp tầm hai mét.
c. Theo em, điều xảy ra là:
- Can dầu hỏa ở gần bếp lửa thì khi can dầu nóng hoặc không may đổ ra sẽ làm cho ngọn lửa cháy loang ra và bùng cháy.
- Trẻ em nghịch lửa sẽ làm cho các tàn lửa rơi vào các vật dụng dễ cháy rồi bùng cháy.
3. Hoàn thành bảng học tập
a. Lấy bảng dưới đây ở góc học tập
Những việc nên làm và không nên làm để phòng cháy khi ở nhà hoặc khi có cháy xảy ra
Nên làm | Không nên làm |
---|---|
Để phòng cháy khi ở nhà | |
Khi có cháy xảy ra | |
Trả lời:
Nên làm | Không nên làm |
---|---|
Để phòng cháy khi ở nhà | |
Sắp xếp đồ đạc trong phòng bếp gọn gàng, ngăn nắp | Để đồ đạc bừa bãi |
Để những đồ dễ cháy nổ xa bếp | Đang nấu để bếp đó đi chơi |
Khi có cháy xảy ra | |
Báo ngay với người lớn để dập lửa | Bỏ chạy mà không nói với ai |
Dùng bình chữa cháy để dập lửa | Mải mê vui chơi mặc người khác dập lửa. |
4. Tìm hiểu thiệt hại của cháy nhà
a. Em nói với bạn điều gì có thể xảy ra nếu bếp trong hình 1 hoặc hình 3 bị cháy
b. Hãy kể lại những thiết hại do cháy gây ra mà em đã được chứng kiến hoặc em biết qua xem tivi, đọc báo, nghe kể.
Trả lời:
a. Nếu bếp trong hình 1 hoặc hình 3 bị cháy thì có thể gây cháy nhà vì:
- Hình 1: Đồ đạc vứt bừa bãi, có can dầu hỏa và đèn dầu để gần đó, ngọn lửa bùng phát sẽ cháy rất lớn và lan rất nhanh.
- Hình 3: Đồ đạc vứt bừa bãi, bình ga lớn nằm ngay phía dưới nên cháy sẽ nổ bình ga và gây cháy lớn.
b. Những thiệt hại do cháy gây ra mà em đã được chứng kiến là:
- Cháy thiêu rụi nhà cửa và đồ đạc trong nhà
- Thiêu rụi những nhà hàng xóm lân cận
- Thiệt hại về tính mạng con người.
5. Đọc và trả lời
a) Đọc đoạn văn sau:
Phòng cháy khi ở nhà
Cách tốt nhất để phòng cháy khi đun nấu là không để những thứ dễ cháy ở gần bếp. Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp khi sử dụng xong.
b) Trả lời câu hỏi:
Cần làm gì để phòng cháy khi ở nhà?
Trả lời:
Để phòng cháy khi ở nhà chúng ta cần để những thứ dễ cháy cách xa bếp nấu. Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp khi sử dụng xong.
1. Cùng thực hiện hoạt động
Nhóm các em có thể lựa chọn 1 trong các hoạt động sau để thực hiện hoặc thực hiện 2 đến 3 hoạt động (nếu còn thời gian)
a. Hoạt động 1: Đóng vai thể hiện tình huống: Em đang ở nhà học bài, bỗng trong nhà phát cháy, em sẽ làm gì?
b. Hoạt động 2: Đóng vai thể hiện tình huống: Em đang ở nhà học bài, bỗng ngửi thấy mùi cháy khét trong nhà, em sẽ làm gì?
Trả lời:
a. Em đang ở nhà học bài, bỗng trong nhà phát cháy, em sẽ vội vàng chạy ra ngoài, vừa chạy em vừa kêu cứu, em hét lớn nhờ mọi người xúm lại dập tắt lửa. Nếu ngọn lửa lớn thì em gọi điện báo ngay đội phòng cháy chữa cháy.
b. Em đang ở nhà học bài, bỗng ngửi thấy mùi cháy khét trong nhà, em sẽ chạy xuống bếp xem có phải thức ăn bị cháy hay không. Nếu thức ăn khét thì em sẽ vội vàng tắt bếp, bỏ nồi vào bồn nước và xả nước. Nếu đó là mùi khét của điện, em sẽ báo ngay người lớn để bố mẹ xử lí.
2. Đóng vai thể hiện tình huống hoặc mô tả hình vẽ (Thực hành trên lớp học)
3. Đọc và trả lời
Trả lời câu hỏi: Khi gặp cháy, em cần làm gì?
Trả lời:
Khi gặp cháy, em cần phải chạy ra xa nơi có cháy, vừa chạy vừa hô to để mọi người biết. Khi chạy ra đến vùng an toàn, em liền gọi điện ngay cho 114 để dập cháy.
1. Quan sát nhà ở, bếp nấu của gia đình em và nói với người lớn những việc nên làm hoặc không nên làm để phòng cháy nhà.
2. Cùng tham gia với mọi người trong gia đình sắp xếp, dọn dẹp để nhà ở và nơi đun nấu được sạch sẽ, an toàn.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 VNEN Bài 9: Cần làm gì để phòng cháy khi ở nhà file PDF hoàn toàn miễn phí.