Nội dung hướng dẫn giải Bài 9A: Những điều em ước mơ được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 chương trình mới (VNEN). Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Tiếng Việt lớp 4.
Câu 1.
Nói về một nghề em yêu thích theo các câu hỏi gợi ý sau:
a. Lớn lên em thích làm nghề gì?
b. Vì sao em thích làm nghề đó?
(Em có thể nói về một nghề được thể hiện trong những bức tranh dưới đây)
Đáp án
Ví dụ mẫu:
a. Em thích nghề bác sĩ vì có thể chữa bệnh cho người thân và cho tất cả mọi người, giúp mọi người luôn khỏe mạnh và sống hạnh phúc.
b. Em thích nghề giáo viên vì em thích được đứng trên bục giảng truyền đạt kiến thức của mình cho các thế hệ học trò, giúp các em có thể bay cao, bay xa hơn.
c. Em thích trở thành một nhà thám hiểm vì em có thể khám phá nhiều nơi, khám phá những bí mật của bề mặt Trái đất.
Câu 2.
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:
Thưa chuyện với mẹ
Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm, em ngỏ ý với mẹ:
- Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn.
Mẹ Cương đã nghe rõ mồn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại:
- Con vừa bảo gì?
- Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn.
- Ai xui con thế?
Cương cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu:
- Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng ấy đứa em còn phải nuôi con... Con muốn học một nghề để kiếm sống...
Mẹ Cương như đã hiểu lòng con. Bà cảm động, xoa đầu Cương và bảo:
- Con muốn giúp mẹ như thế là phải. Nhưng biết thầy có chịu nghe không? Nhà ta tuy nghèo nhưng dòng dõi quan sang. Không lẽ bây giờ mẹ để con phải làm đầy tớ anh thợ rèn.
Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha:
- Mẹ ơi! Người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi "phì phào", tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập "cúc cắc" và những tàn lửa đỏ hồng, bắn tóe lên như khi đốt cây bông.
(Theo Nam Cao)
Câu 3.
Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ngữ ở cột A (trang 91)
Đáp án
Câu 5.
Chọn ý đúng và trả lời thành câu:
(1) Cương xin học nghề rèn để làm gì?
a. Để tự kiếm tiền ăn học
b. Để trở thành người thợ rèn như em đã mơ ước
c. Để có một nghề kiếm sống, san sẻ bớt gánh nặng cho mẹ
(2) Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
a. Nhà Cương nghèo, nếu học nghề thợ rèn sẽ không thể giàu sang
b. Thợ rèn là một nghề thấp kém không phù hợp với dòng dõi quan sang của nhà Cương
c. Làm thợ rèn chẳng khác gì đi làm đầy tớ cho người khác
Đáp án
(1) Cương xin học nghề rèn để:
Đáp án: c. Để có một nghề kiếm sống, san sẻ bớt gánh nặng cho mẹ
(2) Mẹ Cương nêu lí do phản đối là:
Đáp án: c. Làm thợ rèn chẳng khác gì đi làm đầy tớ cho người khác
Câu 6.
Hỏi - đáp
(a) Cương thuyết phục mẹ như thế nào?
(b) Những chi tiết nào thể hiện tình cảm của hai mẹ con đối với nhau?
Đáp án
(1) Để thuyết phục mẹ, Cương nắm tay mẹ, nói với mẹ những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
(2) Những chi tiết nào thể hiện tình cảm của hai mẹ con đối với nhau là:
- Cách xưng hô mẫu mực: con lễ phép với mẹ, mẹ dịu dàng với con.
- Cử chỉ thân mật, trìu mến, tràn ngập tình thương yêu.
Câu 1.
Nghe - viết : Thợ rèn (từ giữa trăm nghề ... nào có tắt đâu)
Giữa trăm nghề, làm nghề thợ rèn
Ngồi xuống nhọ lưng, quệt ngang nhọ mũi
Suốt tám giờ chân than mặt bụi
Giữa trăm nghề, chọn nghề thợ rèn.
Làm thợ rèn mùa hè có nực
Quai một trận, nước tu ừng ực
Hai vai trần bóng nhẫy mồ hôi
Cũng có khi thấy thở qua tai.
Làm thợ rèn vui như diễn kịch
Râu bằng than mọc lên bằng thích
Nghịch ở đây già trẻ như nhau
Nên nụ cười nào có tắt đâu.
(Khánh Nguyên)
Câu 2.
Điền vào chỗ trống (chọn a hoặc b):
a. l hay n?
...ăm gian nhà cỏ thấp ...e te
Ngõ tối đêm sâu đóm ...ập ...oè
...ưng giậu phất phơ màu khói nhạt
...àn ao ...óng ...ánh bóng trăng ...oe.
(Theo Nguyễn Khuyến)
b. uôn hay uông ?
- ... nước nhớ ng...
- Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau m... , nhớ cà dầm tương.
- Đố ai lặn x... vực sâu
Mà đo miệng cá, ... câu cho vừa.
- Người thanh tiếng nói cũng thanh
Ch... kêu khè đánh bên thành cũng kêu.
Đáp án
a. l hay n?
Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
(Theo Nguyễn Khuyến)
b. uôn hay uông ?
- Uống nước nhớ nguồn.
- Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
- Đố ai lặn xuống vực sâu
Mà đo miệng cá, uốn câu cho vừa.
- Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khè đánh bên thành cũng kêu.
Câu 3.
Quan sát tranh, hỏi - đáp về mơ ước của bạn nhỏ được thể hiện trong tranh:
Đáp án
Quan sát bức tranh em thấy, bạn nhỏ trong tranh đang muốn tương lai mình sẽ trở thành một chiến sĩ biên phòng, bảo vệ vùng biên giới cho tổ quốc.
Câu 4.
Thi ghép tiếng tạo từ cùng nghĩa với từ “ước mơ”
- Ghép các tiếng đã cho ở dưới để tạo từ cùng nghĩa với từ “ước mơ”. Ai ghép được nhiều từ hơn sẽ thắng cuộc.
- Viết các từ ghép được vào vở.
Đáp án
Từ cùng nghĩa với từ "ước mơ" là: mong muốn, mong ước, ao ước, mộng ước, mộng tưởng, mộng mơ, ước muốn, ước mong, ước vọng, ước ao, ước nguyện, ước mơ, nguyện ước, mơ ước, cầu mong..
Câu 5.
a. Ghép thêm vào sau từ ước mơ những từ ngữ thể hiện sự đánh giá: đẹp đẽ, viển vông, cao cà, lớn, nho nhỏ, chính đáng.
b. Trong các cụm từ đã ghép được, chỉ ra những cụm từ thể hiện sự đánh giá cao một số ước mơ.
c. Nêu ví dụ minh hoạ về một loại ước mơ nói trên.
Đáp án
a. Ghép từ "ước mơ" với những từ thể hiện sự đánh giá:
- ước mơ đẹp đẽ
- ước mơ viển vông
- ước mơ cao cả
- ước mơ lớn
- ước mơ nhỏ nhoi
- ước mơ chính đáng
b. Trong những cụm từ được ghép, cụm từ thể hiện sự đánh giá cao về ước mơ là: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn.
c. Nêu ví dụ:
- ước mơ đẹp đẽ: trở thành một chú công an để bắt tội phạm, giữ bình yên cho đất nước
- ước mơ cao cả: trở thành một cô giáo truyền đạt kiến thức cho các thế hệ học trò
- ước mơ lớn: trở thành một phi hành gia, đi chinh phục vũ trụ bao la, rộng lớn.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Bài 9A: Những điều em ước mơ Tiếng Việt lớp 4 VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.