Logo

Giải tập bản đồ Địa Lý 10 Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất

Giải tập bản đồ Địa Lý 10 Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập trong TBĐ Địa Lí lớp 10 đầy đủ và chi tiết nhất. Hỗ trợ các em ôn tập lại kiến thức trọng tâm bài học đạt hiệu quả.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn soạn Tập bản đồ Địa Lí 10 Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất được bày chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.

Bài 1 trang 9 Tập bản đồ Địa Lí 10

Dựa vào đường chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong một năm ở hình dưới đây, em hãy điền nội dung phù hợp vào chỗ chấm (...) trong câu dưới đây:

Ở 10oB Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất vào khoảng ngày .................. và lên thiên đỉnh lần thứ hai vào khoảng ngày ...............; còn ở 10oN Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất vào khoảng ngày .................... và lên thien đỉnh lần thứ hai và khoảng ngày ...................

Trả lời:

Ở 10oB Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất vào khoảng ngày 15/4 và lên thiên đỉnh lần thứ hai vào khoảng ngày 25/8; còn ở 10oN Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất vào khoảng ngày 22/2 và lên thien đỉnh lần thứ hai và khoảng ngày 28/10.

Bài 2 trang 9 Tập bản đồ Địa Lí 10

Dựa vào sơ đồ sau, em hãy xác định bốn ngày mở đầu của bốn mùa ở các nước miền ôn đới bán cầu Nam:

Mùa xuân ngày..................... Mùa thu ngày.....................
Mùa hạ ngày..................... Mùa đông ngày.....................

Trả lời:

Mùa xuân ngày 23 tháng 9 Mùa thu ngày 21 tháng 3
Mùa hạ ngày 22 tháng 12 Mùa đông ngày 22 tháng 6

Bài 3 trang 10 Tập bản đồ Địa Lí 10

Sơ đồ sau là vị trí của Trái Đất vào ngày Xuân phân (21-3) và ngày Thu phân (23-9). Em có nhận xét về độ dài ban ngày và ban đêm ở tất cả các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất.

Trả lời:

Vào ngày Xuân phân (21-3) và ngày Thu phân (23-9), ở tất cả các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất đều có độ dài ban ngày và ban đêm bằng nhau.

Bài 4 trang 10 Tập bản đồ Địa Lí 10

Sơ đồ sau là vị trí của Trái Đất vào ngày Hạ chí (22-6) và ngày Đông chí (22-12). Em có nhận xét về độ dài ban ngày và ban đêm ở tất cả các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất.

Ngày Hạ chí (22-6): Ngày Đông chí (22-12):
+ Ở Xích đạo:...................................... + Ở Xích đạo:......................................
+ Ở chí tuyến Bắc: .............................. + Ở chí tuyến Bắc: ..............................
+ Từ vòng cực Bắc đến Bắc Cực.......... + Từ vòng cực Bắc đến Bắc Cực..........
+ Ở chí tuyến Nam............................... + Ở chí tuyến Nam...............................
+Từ vòng cực Nam đến Nam cực......... +Từ vòng cực Nam đến Nam cực.........

Trả lời:

Ngày Hạ chí (22-6): Ngày Đông chí (22-12):
+ Ở Xích đạo: Độ dài ban ngày bằng độ dài ban đêm. + Ở Xích đạo: Độ dài ban ngày bằng độ dài ban đêm.
+ Ở chí tuyến Bắc: Độ dài ban ngày dài hơn độ dài ban đêm. + Ở chí tuyến Bắc: Độ dài ban ngày ngắn hơn độ dài ban đêm.
+ Từ vòng cực Bắc đến Bắc Cực: Ban ngày kéo dài 24 giờ, không có ban đêm. + Từ vòng cực Bắc đến Bắc Cực: Ban đêm kéo dài 24 giờ, không có ban ngày.
+ Ở chí tuyến Nam: Độ dài ban ngày ngắn hơn độ dài ban đêm. + Ở chí tuyến Nam: Độ dài ban ngày dài hơn độ dài ban đêm.
+Từ vòng cực Nam đến Nam Cực: Ban đêm kéo dài 24 giờ, không có ban ngày. +Từ vòng cực Nam đến Nam cực: Ban ngày kéo dài 24 giờ, không có ban đêm

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải Tập bản đồ Địa Lí 10 Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất lớp 10 chi tiết, đầy đủ nhất file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status