Logo

Giải bài tập SBT Sinh học lớp 11: Bài tập tự giải trang 34 (chi tiết nhất)

Hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh học lớp 11: Bài tập tự giải trang 34 đầy đủ và chi tiết nhất giúp các em học sinh hiểu, nắm được phương pháp giải các dạng bài từ đó ứng dụng giải quyết các câu hỏi tương tự.
5.0
1 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh 11: Bài tập tự giải trang 34 được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách bài tập Sinh học lớp 11. Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức trên lớp.

Hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh học lớp 11 trang 34 đầy đủ nhất

Bài 1 trang 34 SBT Sinh 11:

Ghi chú thích và giải thích hình vẽ dưới đây:

Giải bài tập SBT Sinh học 11: Bài tập tự giải trang 34

Lời giải:

1. Thức ăn từ môi trường ngoài, không bào tiêu hóa bao bọc lấy thức ăn.

2. Thức ăn được lấy, đưa vào cơ thể theo hình thức nhập bào, màng lõm vào.

3. Màng tế bào

4. Tế bào chất

5. Lizoxom gắn vào không bào tiêu hóa sau đó tiết ra enzim tiêu hóa.

6. Chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hóa và tế bào chất còn lại thức ăn không tiêu hóa được.

7. Thức ăn không được tiêu hóa được thải ra theo kiểu xuất bào.

8. Ty thể

Bài 2 trang 35 SBT Sinh 11:

Dựa vào hình dưới đây để giải thích sự tiêu hóa thức ăn khác nhau ở giun đất và thủy tức.

Giải bài tập SBT Sinh học 11: Bài tập tự giải trang 34

Lời giải:

Nội dung

Giun đất

Tủy thức

  1. Cơ quan

- gồm 2 lỗ (miệng, hậu môn)

- hệ tiêu hóa gồm ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.

- thức ăn đi qua ống tiêu hóa sẽ biến đổi thành chất dinh dưỡng đơn giản hấp thụ vào máu

- đã chuyên biệt với mỗi cơ quan tiêu hóa đảm nhân chức năng riêng biệt.

- có một lỗ thông duy nhất

- gồm nhiều tế bào tuyến tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi.

- hệ tiêu hóa chưa chuyên biệt.

  1. Hình thức

Ngoại bào

Nội bào và ngoại bào

Bài 3 trang 35 SBT Sinh 11:

Ghi chú hình dưới đây:

Giải bài tập SBT Sinh học 11: Bài tập tự giải trang 34

Lời giải:

1. Thực quản

2. Dạ cỏ

3. Dạ tổ ong

4. Dạ lá sách

5. Dạ múi khế

6. Môn vị

Bài 4 trang 36 SBT Sinh 11:

Vẽ sơ đồ và giải thích hô hấp kép ở chim.

Trả lời:

Quá trình hô hấp kép ở chim.

Giải bài tập SBT Sinh học 11: Bài tập tự giải trang 34

Phổi chim có cấu tạo đặc biệt có thêm 9 túi khí sau khi không khí được hấp thụ một lần ở phổi sẽ trở lại phổi để hấp thụ lần thứ 2 và thải ra ngoài, nhờ vậy mà lượng ôxi gấp đôi trong một chu kì thở và sự hô hấp của chim được gọi là sự hô hấp kép vì sự hấp thụ O2 tới 2 lần trong một chu kì thở.

Bài 5 trang 36 SBT Sinh 11:

Dựa vào hình dưới đây nêu hướng tiến hoá của hộ tuần hoàn ờ các ngành, lớp động vật.

Giải bài tập SBT Sinh học 11: Bài tập tự giải trang 34

Trả lời:

Chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn:

+ Từ chưa có hệ tuần hoàn → có hệ tuần hoàn → hệ tuần hoàn ngày càng hoàn thiện.

+Từ hệ tuần hoàn hở → hệ tuần hoàn kín

+Từ tuần hoàn đơn (tim hai ngăn với một vòng tuần hoàn) → tuần hoàn kép (từ tim ba ngăn, máu pha nhiều → tim ba ngăn với vách ngăn hụt trong tâm thất, máu ít pha trộn hơn → tim ba ngăn máu không pha trộn) → tim 4 ngăn, 2 tâm thất và 2 tâm nhĩ.

Bài 6 trang 36 SBT Sinh 11:

Phân tích sơ đồ về chu kì hoạt động của tim dưới đây, giải thích tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi.

Giải bài tập SBT Sinh học 11: Bài tập tự giải trang 34

Trả lời:

*Chu kì hoạt động của tim: Mỗi nhịp tim thì kéo dài trong 0,8 giây: 0,1 giây đầu tâm nhĩ co tâm thấp giãn, 0,3 giây sau tâm nhĩ giãn tâm thất co, 0,4 giây sau là thời gian giãn chung.

*Tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi vì:

- Tim có khả năng co dãn tự động theo chu kì nhờ vào hệ thống dẫn truyền chung. Hệ dẫn truyền tim bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puockin. Đặc biệt là nút xoang nhĩ có khả năng phát ra xung điện sau một khoảng thời gian, rồi sau đó xung điện lan truyền khắp tim.

- Nhờ xung điện này mà tim co bóp nhịp nhàng, mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha giãn chung. Tiếp đó lại bắt đầu một chu kì mới, bằng pha co tâm nhĩ. Tâm nhĩ co đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Tâm thất co đẩy máu vào mạch chủ và động mạch phổi. Cứ như vậy tim hoạt động xuốt đời.

Bài 7 trang 37 SBT Sinh 11:

a) Trình bày cơ chế điều hoà nước và muối khoáng của thận.

b) Trình bày vai trò của gan trong sự điều hoà glucôzơ và prôtêin huyết tương.

c) Sự điều chỉnh pH của nội môi được thực hiện như thế nào và bằng cách nào?

Lời giải:

a) Cơ chế điều hòa nước và muối khoáng:

+ Điều hòa lượng nước: Khi áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp giảm do khối lượng nước trong cơ thể giảm → vùng dưới đồi tăng tiết ADH, tăng uống nước → giảm nước tiểu. Ngược lại, khi lượng nước trong cơ thể tăng làm giảm áp xuất thẩm thấu, tăng huyết áp → tăng bài tiết nước tiểu

+ Điều hòa muối khoáng: Khi Na+ trong máu giảm → tuyến thận trên tăng tiết andosossteron → tăng hấp thụ Na+ từ các ống thận. Ngược lại khi thừa Na+ → tăng áp xuất thẩm thấu, gây cảm giác khát → uống nhiều nước → muối dư thừa sẽ loại qua nước tiểu.

b) Vai trò của gan trong sự điều hòa glucozơ và protein huyết tương: Glucozo tăng → hoocmon insualin được tiết ra, biến đổi glucozo thành glycogen; nếu gluczo giảm → hooocmon glucagon được tiết ra biến đổi glycogen dự trữ thành glucozo

c) - pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, phổi và thận.

- Hệ đệm có khả năng lấy đi ion H+ (khi ion H+ dư thừa) hoặc ion OH- (khi thừa OH-) khi các ion này làm thay đổi môi trường bên trong.

- Các hệ đệm:

+ Hệ đệm bicacbonat: H2CO3/NaHCO3

+ Hệ đệm phootphat: NaH2PO4

+ Hệ đệm proteinat (protein).

Bài 8 trang 37 SBT Sinh 11:

Hãy đánh dấu cộng trong bảng ở các vị trí xảy ra sự lọc, tái hấp thụ và tiết trong thận động vật có vú (có thể có các trả lời đúng cho một quá trình).

Quá trình

Tiểu thể thận

Ông lượn ngắn

Quai Henle

Ông lượn xa

Ống xa và ống góp

A. Lọc dịch đẳng trương với máu

         

B. Tái hấp thụ nước, Na\K+, glucôzơ, aminô axit,Cl-,HCO3-, urê

         

c. Tái hấp thụ nước, Na+, K+ và Cl-

         

D. Tái hấp thụ nước, Na+ và Cl-

         

E. Tái hấp thụ nước, Na+, HCO3- và urê

         

F. Tiết H+ và K+

         

G. Tiết H+, NH4+, urê và crêatinin

         

H. Tiết urê

         

Lời giải:

Quá trình

Tiểu thể thận

Ông lượn ngắn

Quai Henle

Ông lượn xa

Ống xa và ống góp

A. Lọc dịch đẳng trương với máu

+

       

B. Tái hấp thụ nước, Na\K+, glucôzơ, aminô axit,Cl-,HCO3-, urê

 

+

     

c. Tái hấp thụ nước, Na+, K+ và Cl-

   

+

   

D. Tái hấp thụ nước, Na+ và Cl-

     

+

+

E. Tái hấp thụ nước, Na+, HCO3- và urê

 

+

     

F. Tiết H+ và K+

     

+

+

G. Tiết H+, NH4+, urê và crêatinin

 

+

     

H. Tiết urê

     

+

+

Bài 9 trang 38 SBT Sinh 11:

Một số tuyến nội tiết được đánh số trong hình phía dưới. Một số khẳng định về chức năng liên quan đến các tuyến nội tiết này được cho ở trong bảng phía dưới. Hãy ghép tuyến nội tiết trên hình vẽ với các chức năng phù hợp (bằng cách điền số của tuyến nội tiết vào ô bên phải trong bảng). Chú thích cho các tuyến nội tiết trong hình.

Giải bài tập SBT Sinh học 11: Bài tập tự giải trang 34

Lời giải:

a) Tiết ra hoocmôn làm tăng tái hấp thụ Na+ đưa vào máu ⟶ 5

b) Sự tiết của tuyến tăng lên khi nồng độ Ca2+ của máu giảm xuống ⟶ 2

c) Nếu sự tiết của tuyến giảm thì độ chuyển hoá cơ bản cũng giảm ⟶ 8

d) Sự tiết của tuyến cần cho sự phát triển của miễn dịch tế bào ⟶ 4

e) Hoocmôn của tuyến gây tạo hồng cầu trong tuỷ xương ⟶ 9

f) Nếu thiếu hoocmôn của tuyến thì sẽ dẫn đến cơ thể mất nhiều nước ⟶ 3

g) Sự tiết của tuyến tăng lên sau bữa ăn giàu gluxit (cacbohiđrat) ⟶ 6

h) Các hợp chất axit kích thích tuyến tiết hoocmôn ⟶ 1

i) Sự tiết của tuyến là cần thiết cho sự biến đổi hoá học prôtêin ⟶ 7

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải bài tập SBT Sinh 11: Bài tập tự giải trang 34 (đầy đủ nhất) file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status