Chúng tôi sưu tầm và giới thiệu các em tài liệu giải bài tập SGK Địa 6 bài 9. Theo các nhà khoa học thì hiện tượng này cũng là hệ quả của sự chuyển động quanh mặt trời của Trái đất. Ở bài này, chúng ta tìm hiểu rõ về hiện tượng này và đi tìm lời giải đáp chính xác, hợp lí nhất. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.
Tham khảo bài học trước đó:
1. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái đất.
- Trong khi quay quanh Mặt Trời, lúc nào Trái đất cũng chỉ chiếu sáng được một nửa có lúc nửa cầu bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam.
+ Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
+ Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng xa xích đạo về phía 2 cực càng biểu hiện rõ.
+ Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm có ngày, đêm dài ngắn như nhau.
2. Ở hai miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa
Ngày |
Vĩ độ |
Số ngày có ngày dài 24h |
Số ngày có đêm dài 24h |
Mùa |
22/6 |
6633’B 6633’N |
1 |
1 |
Hạ, Đông |
22/12 |
6633’B 6633’N |
1 |
1 |
Đông, Hạ |
21/3- 23/9 |
6633’B 6633’N |
186 (6 tháng) |
186 (6 tháng) |
Hạ, Đông |
23/9 - 21/3 |
6633’B 6633’N |
186 (6 tháng) |
186 (6 tháng) |
Đông, Hạ |
Kết luận: Mùa hè 1-6 tháng, Mùa đông 1 – 6 tháng |
Câu 1: Trang 28 - SGK Địa lí 6: Dựa vào hình 24 (trang 28 SGK Địa lý 6) cho biết vì sao đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) không trùng nhau?
Trả lời:
- Đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) không trùng nhau là bởi vì: Đường biểu hiện trục nằm nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo với một góc 66°33’. Trong khi đó, đường phân chia sáng – tối lại vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo. Vì vậy chúng không trùng nhau là điều lẽ phải.
Câu 2: Trang 28 - SGK Địa lí 6: Dựa vào hình 24 (trang 28 SGK Địa lý 6) cho biết:
- Vào ngày 22-6 (hạ chí) ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?
- Vào ngày 22-12 (đông chí) ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là gì?
Trả lời:
- Quan sát hình 24 ta thấy:
Vào ngày 22-6 (hạ chí) ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23o27′ Bắc, trên đường chí tuyến Bắc.
Vào ngày 22-12 (đông chí) ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng vào mặt đất ở vĩ tuyến 23o27′ Nam, trên đường chí tuyến Nam.
Câu 3: Trang 29 - SGK Địa lí 6: Dựa vào hình 25 (trang 29 SGK Địa lý 6) cho biết:
- Sự khác nhau về độ dài của ngày, đêm của các điểm A, B ở nửa cầu Bắc và các địa điểm tương ứng A’, B’ ở nửa cầu Nam vào ngày 22-6 và 22-12 ?
- Độ dài của ngày, đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 ở điểm C nằm trên đường Xích đạo?
Trả lời:
Quan sát hình 25 ta thấy:
– Ngày 22-6:
Nửa cầu Bắc: Điểm A, B có ngày dài hơn đêm.
Nửa cầu Nam: Điểm A’, B’ có ngày ngắn hơn đêm.
– Ngày 22-12:
Nửa cầu Bắc: Điểm A, B có ngày ngắn hơn đêm.
Nửa cầu Nam: Điểm A’, B’ có ngày dài hơn đêm.
– Độ dài của ngày, đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 ở điểm C nằm trên đường Xích đạo:
22/6: Điểm C có ngày dài, đêm ngắn
22/12: Điểm C có ngày ngắn, đêm dài.
Câu 4: Trang 29 - SGK Địa lí 6: Dựa vào hình 25 (trang 29 SGK Địa lý 6) cho biết:
- Vào các ngày 22/6 và 22/12 độ dài ngày, đêm của các điểm D và D’ ở vĩ tuyến 66°33’ Bắc và Nam của 2 nửa địa cầu sẽ như thế nào? Vĩ tuyến 66°33’ Bắc và Nam là những đường gì?
- Vào các ngày 22/6 và 22/12, độ dài của ngày và đêm ở hai điểm Cực như thế nào?
Trả lời:
- Vào các ngày 22/6 và 22/12 độ dài ngày, đêm của các điểm D và D’ ở vĩ tuyến 66o33’ Bắc và Nam của 2 nửa địa cầu sẽ có:
Ngày dài suốt 24g (ngày địa cực)
Đêm dài suốt 24g (đêm địa cực).
- Vĩ tuyến 66°33’ Bắc và Nam là những đường Vòng cực Bắc và Vòng cực Nam.
- Vào các ngày 22/6 và 22/12, độ dài của ngày và đêm ở hai điểm Cực sẽ có:
6 tháng đêm,
6 tháng ngày.
Câu 5: Trang 30 - SGK Địa lí 6: Dựa vào hình 24 (trang 28 SGK Địa lý 6) hãy phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn trong các ngày 22-6 và 22-12?
Trả lời:
- Dựa vào hình 24 ta thấy:
Vào ngày 22/6, nửa cầu Bắc chúc về phía Mặt trời. Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các điểm ở nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm, các địa điểm ở nửa cầu Nam có đêm dài hơn ngày.
Vào ngày 22/12, nửa cầu Nam ngả về phía Mặt trời, do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái đất nên các địa điểm nửa cầu Nam có ngày dài hơn đêm, các địa điểm ở nửa cầu Bắc có đêm dài hơn ngày.
Câu 6: Trang 30 - SGK Địa lí 6: Từ sự phân tích trên, hãy rút ra kết luận về hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trên Trái Đất?
Trả lời: Ở Xích đạo: Ngày và đêm dài bằng nhau trong năm.
Càng xa Xích đạo: Ngày và đêm càng chênh lệch nhiều.
Từ vòng cực về phía cực: Ngày dài suốt 24g (ngày địa cực) hoặc đêm dài suốt 24g (đêm địa cực).
Riêng ở Cực: Có 6 tháng đêm, 6 tháng ngày.
=> Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn trong năm có ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu và ảnh hưởng gián tiếp đến mọi sinh hoạt và hoạt động sản xuất của con người.
Câu 7: Trang 30 - SGK Địa lí 6: Dựa vào bảng số liệu sau đây, hãy giải thích tại sao số ngày có ngày dài suốt 24 giờ lại tăng từ vòng cực đến cực?
Vĩ độ |
66°33’B |
70°B |
75°B |
80°B |
85°B |
90°B |
Số ngày có ngày dài suốt 24 giờ |
1 |
65 |
103 |
|
|
|
Trả lời:
- Từ vĩ độ 66°33’B là đường vòng cực Bắc, bắt đầu ngày dài 24 giờ. Càng lên các vĩ độ cao thì góc chiếu Mặt Trời càng lớn, do đó số ngày có 24 giờ lại tăng đến Cực (90°B).
CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải giải bài tập bài 9 địa lí 6 chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.
Tham khảo bài học tiếp theo:
Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo thêm các môn học khác được chia theo từng khối lớp tại chuyên trang của chúng tôi.