Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải Đạo Đức lớp 2 Bài 9: Cảm xúc của em trang 41, 42, 43, 44 Kết nối tri thức được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.
Đề bài
- Em hãy cùng các bạn nghe/hát bài Niềm vui của em (Sáng tác: Nguyễn Huy Hùng).
- Chia sẻ cảm xúc của em khi nghe/hát bài hát trên.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Nghe/hát.
- Chia sẻ cảm xúc.
- Liên hệ bản thân.
Lời giải chi tiết
Sau khi nghe/hát bài hát Niềm vui của em, em cảm thấy vui hơn, yêu đời hơn mặc dù cuộc sống tuy có vất vả, ban ngày mẹ phải đi làm, em bé đi học còn ban đêm thì mẹ phải đi học nhưng cuộc sống vẫn tươi vui, đong đầy tiếng hát.
Bài 1
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Hình ảnh: Trang 41, 42 SGK
Các bạn trong tranh thể hiện cảm xúc gì? Theo em, cảm xúc nào là tích cực, cảm xúc nào là tiêu cực?
Hãy nêu thêm những cảm xúc mà em biết.
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm/cặp đôi.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Hình 1:
Bạn nữ đang thể hiện cảm xúc vui mừng khi thấy mẹ đi chợ về.
Đây là cảm xúc tích cực.
Hình 2:
Bạn nam đang thể hiện cảm xúc sợ hãi khi nhìn thấy chú sâu.
Đây là cảm xúc tiêu cực.
Hình 3:
Bạn nam đang thể hiện cảm xúc tức giận khi bị bạn nữ đẩy.
Đây là cảm xúc tiêu cực.
Hình 4:
Bạn nhỏ đang thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, thích thú khi nhìn thấy một bức tranh đẹp.
Đây là cảm xúc tích cực.
Hình 5:
Bạn nữ đang thể hiện cảm xúc lo lắng, sợ rằng mình sẽ không hát được.
Đây là cảm xúc tiêu cực.
Hình 6:
Bạn nam đang thể hiện cảm xúc xấu hổ khi bị bạn nữ trêu trên mặt dính mực.
Đây là cảm xúc tiêu cực.
- Một số cảm xúc mà em biết:
+) Cảm xúc tích cực: yêu, thương, phấn khởi, hào hứng, hạnh phúc, thoải mái, hài lòng,...
+) Cảm xúc tiêu cực: sợ hãi, tức giận, bực bội, giận dữ, khó chịu, cô đơn, tủi thân,...
Bài 2
Điều gì sẽ xảy ra khi:
Hình ảnh: Trang 42 SGK
Phương pháp giải:
- Phân tích tình huống.
- Thảo luận nhóm/cặp đôi.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Hình 1:
Khi em nói hoặc làm việc gì đó khi tức giận thì lời nói hoặc việc làm của mình không được suy nghĩ kĩ, có thể làm cho đối phương cảm thấy bị tổn thương, gây ra những hậu quả không đáng có và khiến bản thân cảm thấy hối hận sau khi đã bình tĩnh suy nghĩ lại mọi chuyện.
Hình 2:
Khi em luôn tươi cười, vui vẻ thì làm cho bản thân em cảm thấy thoải mái, hạnh phúc, mọi chuyện trở nên tốt đẹp hơn, tạo không khí vui tươi cho mọi người xung quanh và được mọi người yêu mến.
Hình 3:
Khi em luôn buồn rầu, chán nản thì tâm trạng của em không được thoải mái, tự tin, cô đơn; tạo không khí căng thẳng cho mọi người xung quanh.
Bài 1
Em cùng các bạn chơi trò chơi “Đoán cảm xúc”
Hình ảnh: Trang 43 SGK
Phương pháp giải:
- Tổ chức trò chơi.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Cách chơi:
- Chia lớp thành hai đội chơi.
- Mỗi đội cử một bạn lên thể hiện cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ dựa theo mẫu giấy có ghi sẵn các cảm xúc như: vui, buồn, bất ngờ,... để các thành viên còn lại đoán.
- Trong 2 phút, đội nào có số lượng đáp án đúng nhiều nhất sẽ chiến thắng.
Bài 2
Em sẽ có cảm xúc như thế nào trong các tình huống sau:
Hình ảnh: Trang 43 SGK
Phương pháp giải:
- Phân tích tình huống.
- Thảo luận nhóm/cặp đôi.
- Liên hệ bản thân.
Lời giải chi tiết:
Tình huống 1:
Khi em làm vỡ món đồ kỉ niệm của bố, em sẽ cảm thấy buồn, hối hận vì bản thân đã không cẩn thận vì đó là món quà rất có ý nghĩa với bố.
Tình huống 2:
Khi bạn không giữ lời hứa với em thì em sẽ cảm thấy buồn, thất vong, tức giận hoặc có thể thông cảm cho bạn nếu bạn có việc đột xuất.
Tình huống 3:
Khi một anh trong trường thường xuyên bắt em phải xách cặp cho anh, em sẽ cảm thấy mệt khi phải sách cặp; hoặc tức giận, lo lắng, sợ hãi.
Tình huống 4:
Khi em được khen ngợi, em sẽ cảm thấy rất vui và hạnh phúc.
Bài 3
Đóng vai thể hiện cảm xúc trong những tình huống sau:
Hình ảnh: Trang 43, 44 SGK
1. Khi em được tặng quà
2. Khi em bị bạn trêu
3. Khi bạn không muốn chơi với em
4. Khi em vô tình làm em bé ngã
Phương pháp giải:
- Đóng vai.
- Phân tích tình huống.
- Thảo luận nhóm/cặp đôi.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Học sinh phân vai đóng các nhân vật.
Tình huống 1: Khi em được tặng quà.
- Lúc đó, em sẽ tỏ thái độ rất hạnh phúc, thích thú, vui vẻ.
- Không quên nói lời cảm ơn các bạn: “Cảm ơn các bạn vì món quà. Tớ rất thích”.
Tình huống 2: Khi em bị các bạn trêu.
- Lúc đó em sẽ tỏ thái độ buồn, xấu hổ, tức giận.
- Em có thể vui vẻ trêu đùa lại các bạn.
Tình huống 3: Khi bạn không muốn nói chuyện với em.
Lúc đó, em sẽ tỏ thái độ buồn, cô đơn, thất vọng, bực tức.
Tình huống 4: Khi em vô tình làm em bé ngã.
- Lúc đó, em sẽ tỏ thái độ sợ hãi, lo lắng.
- Sau đó, em hãy chạy đến đỡ em bé lên, hỏi thăm em bé và nói lời xin lỗi: “Anh xin lỗi nhé! Em có đau chỗ nào không?”
Đề bài
Hãy chia sẻ những cảm xúc của em trong một ngày.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Chia sẻ.
- Liên hệ bản thân.
Lời giải chi tiết
Chào thầy/cô và các bạn. Sau đây em xin chia sẻ cảm xúc của em trong một ngày.
- Buổi sáng em cảm thấy rất vui vẻ, thoải mái, hào hứng khi được đến trường cùng các bạn.
- Buổi trưa, em cảm thấy mệt, đói, buồn ngủ.
- Buổi chiều, em cảm thấy vui vẻ khi được chơi cùng các bạn.
- Buổi tối, em cảm thấy hạnh phúc khi cùng được ăn cơm với gia đình.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải bài tập Đạo Đức lớp 2 Bài 9: Cảm xúc của em trang 41, 42, 43, 44 Kết nối tri thức file PDF hoàn toàn miễn phí.