Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn soạn sách bài tập môn Vật Lí lớp 10 Bài tập cuối chương 6 được bày chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.
Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình nén khí đẳng nhiệt ?
A. Q + A = 0 với A < 0
B. ΔU = Q + A với ΔU > 0 ; Q < 0 ; A > 0.
C. Q + A = 0 với A > 0.
D. ΔU = A + Q với A > 0 ; Q < 0.
Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh khí đẳng tích ?
A. ΔU = Q với Q > 0. B. ΔU = A với A > 0.
C. ΔU = A với A < 0. D. ΔU = Q với Q < 0.
Hệ thức ΔU = Q là hệ thức của nguyên lí I NĐLH áp dụng cho quá trình nào sau đây của khí lí tưởng ?
A. Quá trình đẳng nhiệt. B. Quá trình đẳng áp.
C. Quá trình đẳng tích. D. Cả ba quá trình trên.
Khí thực hiện công trong quá trình nào sau đây ?
A. Nhiệt lượng mà khí nhận được lớn hơn độ tăng nội năng của khí.
B. Nhiệt lượng mà khí nhận được nhỏ hơn độ tăng nội năng của khí.
C. Nhiệt lượng mà khí nhận được bằng độ tăng nội năng của khí.
D. Nhiệt lượng mà khí nhận được có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn nhưng không thể bằng độ tăng nội năng của khí.
Lời giải:
VI.1: Chọn đáp án C
VI.2: Chọn đáp án D
VI.3: Chọn đáp án C
VI.4: Chọn đáp án A
Hệ thức của nguyên lí I NĐLH có dạng ΔU = Q ứng với quá trình nào vẽ ở hình VI. 1 ?
A. Quá trình 1 → 2.
B. Quá trình 2 → 3.
C. Ọuá trình 3 → 4.
D. Quá trình 4 → 1.
Lời giải:
Chọn đáp án D
Một vật khối lượng 1 kg trượt trên một mặt phẳng nghiêng dài 0,80 m đặt nghiêng 30o. Ở đỉnh của mặt phẳng nghiêng, vận tốc của vật bằng 0 ; trượt tới chân mặt phẳng nghiêng, vận tốc của vật đạt 1,2 m/s. Tính nhiệt lượng do vật toả ra do ma sát.
A. 7,02 J. B. 3,2 J. C. 3,92 J. D. 6,4 J.
Lời giải:
Khi vật trượt trên mặt phẳng nghiêng có ma sát thì độ giảm cơ năng đúng bằng công để thắng ma sát:
Ams = W0 - W = mgh-mv2/2
Theo đầu bài thì : Q = Ams= mglsinα - mv2/2 = 3,2 J.
Chọn đáp án B
Một viên đạn bằng bạc có khối lượng 2 g đang bay với vận tốc 200 m/s thì va chạm vào một bức tường gỗ. Nếu coi viên đạn không trao đổi nhiệt với bên ngoài thì nhiệt độ của viên đạn sẽ tăng thêm bao nhiêu độ ? Nhiệt dung riêng của bạc là 234 J/(kg.K).
Lời giải:
Động năng của viên đạn khi va chạm với tường :
Wđ = 1/2.(mv2) = 1/2.(2.10-3).2002 = 40J
Khi bị bức tường giữ lại, viên đạn đã nhận được công có độ lớn A = Wđ.
Do viên đạn không trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài nên công A phải bằng độ tăng nội năng của viên đạn :
ΔU = A
Phần nội năng tăng thêm này làm viên đạn nóng lên : Q = mcΔt
Một bình chứa 14 g khí nitơ ở nhiệt độ 27oC và áp suất 1 atm. Sau khi hơ nóng, áp suất trong bình chứa khí tăng lên tới 5 at. Hãy tính nhiệt lượng cần cung cấp cho khí nitơ và độ tăng nội năng của khí
Biết nhiệt dung riêng của nitơ trong quá trình nung nóng đẳng nhiệt là cV = 742 J/(kg.K). Coi sự nở vì nhiệt của bình là không đáng kể.
Lời giải:
Do bình không dãn nở vì nhiệt, nên công do khí sinh ra : A' = pΔV = 0. Theo nguyên lí I, ta có :
ΔU = Q (1)
Nhiệt lượng do khí nhận được : Q = mcv (T2 – T1) (2)
Mặt khác, do quá trình là đẳng tích nên :
Từ (2) tính được : Q = 15,58.103 J.
Từ (1) suy ra: ΔU = 15,58.103 J.
Một khối khí chứa trong một xilanh đặt thẳng đứng có pit-tông trọng lượng không đáng kể, diện tích đáy 10 cm2, có thể dịch chuyển được. Tính công cần thực hiện để kéo pit-tông lên cao thêm 10 cm. Biết nhiệt độ của khí không đổi, áp suất khí quyển bằng 1 at, và công khí sinh ra trong quá trình này là 7,5 J.
Lời giải:
Khi kéo pit-tông lên một đoạn h thì áp suất của khí quyển nén lên pit-tông thực hiện công A1= p0Sh, đồng thời khí dãn nở sinh công A’2= 7,5 J. Do đó. công ta cần thực hiện trong quá trình này là :
A = A1 + A2 = p0Sh – A’2 = 2,31 J
Trong một xilanh đặt nằm ngang có một lượng không khí thể tích 2,73 dm3 ở điều kiện chuẩn. Người ta hơ nóng xilanh sao cho nhiệt độ tăng thêm 40oC và pit-tông dịch chuyển đều trong khi áp suất của không khí trong xilanh coi như không đổi. Tính công do lượng khí sinh ra khi dãn nở. Công này có phụ thuộc diện tích của mặt pit-tông không ? Bỏ qua ma sát giữa pit-tông và xilanh.
Lời giải:
Công do khí sinh ra trong quá trình dãn nở đẳng áp :
A' = pΔV. (1)
Do quá trình là đẳng áp nên :
V/T = V0/T0 ⇒ V = V0T/T0
và ΔV = V - V0 = V0(T - T0)/T0 (1)
Từ (1) và (2) dễ dàng tính được : A' = 40,52 J.
Trong (1) và (2) không thấy giá trị của diện tích mặt pit-tông nên công trên không phụ thuộc vào diện tích này
►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải sách bài tập Vật Lí Bài tập cuối chương 6 lớp 10, chi tiết, đầy đủ nhất file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.