Logo

Giải SBT Vật lí lớp 6 Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước

Giải SBT Vật lí lớp 6 Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước trang 12, 13, 14, 15, hỗ trợ học sinh củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng giải các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao trong sách bài tập.
4.8
2 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải SBT Vật lí 6 Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước ngắn gọn, chi tiết, bám sát nội dung chương trình học giúp các em tiếp thu bài giảng một cách dể hiểu và hỗ trợ các em ôn luyện thêm kiến thức.

Dưới đây là cách giải Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước trong Sách bài tập Vật lý 6 mà chúng tôi đã chọn lọc và tổng hợp giúp các em học sinh có nguồn tham khảo tốt nhất.

Giải SBT trang 12, 13, 14, 15: Đo thể tích vật rắn không thấm nước

Bài 4.1 (trang 12 SBT Vật lý lớp 6)

Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 55cm³ nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá chìm hẳn vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 86cm³. Hỏi các kết quả ghi sau đây, kết quả nào đúng?

A. V = 86cm³

B.V = 55cm³

C. V = 31cm³

D. V = 141cm³

Lời giải:

Chọn C.

Vì thể tích nước ban đầu trước khi thả hòn đá là (Vbđ = 55cm³). Thả hòn đá vào bình chia độ, mực nước bình chia độ dâng lên (V = 86cm³).

Vậy thể tích hòn đá là: Vhđ = V - Vbđ = 86 - 55 = 31 (cm³).

Bài 4.2 (trang 12 SBT Vật lý lớp 6)

Khi sử dụng bình tràn, bình chứa để đo thể thích của vật rắn không thấm nước, thì thể tích của vật bằng:

A. thể tích bình tràn

B. thể tích bình chứa

C. thể tích phần nước tràn ra bình tràn sang bình chứa

D. thể tích nước còn lại trong bình tràn

Lời giải:

Chọn C

Thể tích phần nước chứa tràn ra từ bình sang bình chứa chính là thể tích của vật rắn không thấm nước.

Bài 4.3 (trang 12 SBT lớp 6 Vật lý)

Cho một bình chia độ, một quả trứng ( không bỏ lọt bình chia độ), một cái bát, một cái đĩa và nước. Hãy tìm cách xác định thể tích quả trứng

Lời giải:

- Cách 1: Lấy bát đặt trên đĩa, đổ nước vào bát thật đầy. Thả trứng vào bát, nước tràn ra đĩa. Đổ nước từ đĩa vào bình chia độ, số chỉ đo được là thể tích của quả trứng

- Cách 2: đổ nước đầy bát, sau đó đổ nước từ bát vào bình chia độ (V1), bỏ trứng vào bát, đổ nước từ bình chia độ vào bát cho đầy, thể tích nước còn lại trong bình chia độ là thể tích quả trứng

Bài 4.4 (trang 12 Sách bài tập Vật lý 6)

Hãy dùng bình chia độ của em và tìm các cách để đo thể tích của một quả bóng bàn (hoặc một quả cam, chanh…)

Lời giải:

Buộc hòn đá và quả bóng bàn với nhau, như vậy có thể làm chìm trong nước. Đo thể tích hòn đá và quả bóng bàn (V0) và đo thể tích hòn đá cùng dây buộc (V1). Ta có thể tích của quả bóng bàn:

V0 – V1 = Vbóng bàn

Bài 4.5 (trang 12 SBT Vật lý lớp 6)

Làm thế nào để đo được thể tích của một vật có hình dạng bất kì và thấm nước bằng bình chia độ, chẳng hạn như viên phấn?

Lời giải:

Lấy đất sét bao quanh kín viên phấn rồi cho vào bình chia độ để đo thể tích viên phấn + đất sét. Sau đó bóc phần đất sét ra và cho vào bình chia độ để đo thể tích đất sét. Từ đó suy ra thể tích viên phấn

Bài 4.6 (trang 12 sách bài tập Vật lý 6)

Cho một cái ca hình trụ (hoặc vỏ hộp sữa đã bỏ nắp), một thước chia tới mm, một chai nước, một bình chia độ ghi 100cm³, chia tới 2cm³. Hãy tìm ba cách đổ nước vào tới mức nửa ca.

Lời giải:

- Cách 1: ta đo độ cao bằng thước. Đổ nước bằng 1/2 độ cao vừa đo được

- Cách 2: đổ nước vào đầy ca. Chia đôi lượng nước trong ca như sau:

a. Đổ nước từ ca sang bình chia độ. Nếu bình chứa hết ca nước, thì một nửa nước trong bình chia độ chính là một nửa ca nước

b. Nếu bình chứa 100cm³, mà trong ca vẫn còn nước, ta tiếp tục chia để lấy một nửa số nước còn lại trong ca theo cách trên. Cuối cùng tổng lượng nước trong các lần chia chính là một nửa ca nước

- Cách 3: đổ nước vào ca ( khoảng hơn nửa ca). Nghiêng dần ca từ từ cho đến khi mực nước trùng với đường thẳng nối điểm cao nhất của đáy ca và điểm thấp của miệng ca.

Bài 4.7 (trang 12 SBT Vật lý lớp 6)

Một bình tràn chỉ có thể chứa được nhiều nhất là 100cm3 nước, đang đựng 60cm³ nước. Thả một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 30cm³. Thể tích của vật rắn là bao nhiêu?

A. 40cm³

B. 90cm³

C. 70cm³

D. 30cm³

Lời giải:

Chọn C.

Khi thả một vật rắn không thấm nước vào bình thì thể tích nước tràn ra khỏi bình là 30cm³. Vậy tổng thể tích của vật và nước là:

Vv+n = 100 + 30 = 130 (cm³)

Thể tích của vật rắn là: Vvật = Vv+n - Vnước = 130 – 60 = 70 (cm³)

Bài 4.8 (trang 12 Vật lý SBT lớp 6)

Nếu dùng bình chia độ để đo thể tích của một vật rắn thì trong trường hợp nào sau đây, thể tích của vật rắn được tính bằng công thức: VR = VL+H – VL, trong đó VR là thể tích vật rắn, VL+R là thể tích đo chất lỏng chỉ khi đã bỏ vật rắn chìm vào chất lỏng trong bình chia độ, VL là thể tích chất lỏng trong bình?

A. Vật rắn thấm nước và chìm một phần trong chất lỏng

B. Vật rắn thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng

C. Vật rắn không thấm nước và chìm một phần trong chất lỏng

D. Vật rắn không thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng

Lời giải:

Chọn D

Nếu dùng bình chia độ để đo thể tích của một vật rắn thì đo được vật rắn không thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng.

Bài 4.9 (trang 13 Vật lý lớp 6 SBT)

Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước và có thể chìm hoàn toàn trong nước chỉ cần

A. một bình chia độ bất kì

B. một bình tràn

C. một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thể bị lọt vào bình

D. một ca đong

Lời giải:

Chọn C

Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước và có thể chìm hoàn toàn trong nước chỉ cần một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thể bị lọt vào bình.

Bài 4.10 (trang 13 SBT lớp 6 Vật lý)

Một miếng sắt hình hộp có các cạnh a = 1cm, b = 4cm, c = 6cm. Để xác định thể tích của miếng sắt người ta dùng các cách sau đây:

1. Dùng thước đo độ dài các cạnh rồi tính thể tích bằng công thức: V= a x b x c

2. Dùng bình chia độ có đường kính d với : 1cm < d < 4cm

3. Dùng bình chia độ có đường kính d với d < 4cm và bình tràn có đường kính lớn hơn 6cm

4. Dùng bình chia độ có đường kính d với d > 6cm

Hỏi cách nào ở trên có thể xác định được thể tích miếng sắt?

A.cách 1,3 và 4

B. cách 2,3 và 4

C. cách 1,2,3 và 4

D. cách 3 và 4

Lời giải:

Chọn A

- Để xác định thể tích của miếng sắt người ta dùng:

     + Dùng thước đo độ dài các cạnh rồi tính thể tích bằng công thức: V = a x b x c

     + Dùng bình chia độ có đường kính d với d < 4cm và bình tràn có đường kính lớn hơn 6cm

     + Dùng bình chia độ có đường kính d với d > 6cm

Bài 4.11 (trang 13 SBT lớp 6 Vật lý)

Khi thả một quả cam vào một bình tràn chứa đầy nước thì nước tràn từ bình vào một bình chia độ có GHĐ 300cm³ và ĐCNN 5cm³. Nước trong bình chia độ lên tới vạch số 215. Thể tích của quả cam bằng bao nhiêu?

A. 215cm³

B. 85cm³

C. 300cm³

D. Cả 3 phương án trên đều sai

Lời giải:

Chọn D

Vì khi thả quả cam vào một bình tràn chứa đầy nước do quả cam thường nổi một phần nên nước tràn ra 215 cm3 không phải là thể tích của quả cam.

Bài 4.12 (trang 14 SBT Vật lý lớp 6)

Bình chia độ trong phòng thí nghiệm đo thể tích của vật rắn không thấm nước và không bỏ lọt vào bình chia độ, dùng để đo thể tích của

A. nước trong bình tràn khi chưa thả vật rắn vào

B. nước còn lại trong bình tràn sau khi đã thả vật rắn vào

C. nước tràn vào bình chứa

D. nước còn lại trong bình tràn sau khi đã thả vật rắn vào và nước tràn vào bình chứa

Lời giải:

Chọn C

Bình chia độ trong thí nghiệm trên dùng để đo thể tích của nước tràn vào bình chứa. Đó cũng là thể tích vật.

Bài 4.13 (trang 14 SBT Vật lý 6)

Một bình chia độ có GHĐ 100cm³ và ĐCNN là 1cm³ chứa nước tới vạch sô 50. Khi thả vào bình một hòn phấn viết bảng thì nước dâng lên tới vạch 58. Thể tích của viên phấn bằng bao nhiêu?

A. 8cm³

B. 58cm³

C. 50cm³

D. cả 3 phương án đều sai

Lời giải:

Chọn D

Do viên phấn là vật thấm nước nên 3 đáp án A,B,C đều sai.

Câu 4.14 (trang 14 Vật lý lớp 6 SBT)

Hãy mô tả cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn và bình chứa theo dàn ý sau:

1. Cách bố trí dụng cụ thí nghiệm

2. Các bước làm thí nghiệm:

Chú ý: -Vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ

-Không yêu cầu vẽ hình

Lời giải:

Cách bố trí dụng cụ thí nghiệm: Bình chứa dùng để hứng nước từ bình tràn. Các bước tiến hành thí nghiệm:

- Thả chìm vật rắn vào bình tràn, lấy phần nước tràn ra từ bình chứa

- Đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ để đo thể tích nước đó, cũng chính là thể tích vật rắn

Câu 4.15 (trang 14 SBT Vật lý 6)

Ba bạn Đông, AN , Bình cùng tiến hành đo thể tích của một hộp sắt rỗng, kín có dạng hình hộp chữ nhật và có thể nổi trong nước

- Đông dùng thước đo các cạnh của hình hộp rồi tính thể tích của hộp theo công thức: V= chiều dài x chiều rộng x chiều cao

- An thì thả hộp vào một bình tràn chứa đầy nước, đọc thể tích nước tràn vào bình chia độ để biết thể tích của hộp

- Bình thả hộp vào một bình tràn chứa đầy nước, dùng một hòn đá nặng không thấm nước đặt trên hộp rồi cho cả hộp và hòn đá cùng chìm trong nước, đọc thể tích nước tràn vào bình chia độ để xác định thể tích cuả hộp.

Cách đúng là cách của:

A.Bạn Đông

B. An và Bình

C. Đông và Bình

D. cả ba bạn

Lời giải:

Chọn A

Cách của bạn An chỉ đo được thể tích phần chìm còn cách của bạn Bình thì đo thể tích của hòn đá đó. Vì vậy chỉ có cách của bạn Đông là đúng.

Câu 4.16 (trang 15 Vật lý SBT lớp 6)

Hình 4.1 mô tả thí nghiệm đo thể tích của một hòn đá. Kết quả ghi thể tích của hòn đá trong trường hợp nào dưới đây là đúng?

Giải SBT Vật lý 6 Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước

A. V = 200cm3

B. V = 75cm3

C. V = 60cm3

D. V = 50cm3

Lời giải:

Chọn D

Vì thể tích ban đầu khi chưa có hòn đá là Vnước = 150 cm3.

Thể tích của nước và hòn đá sau khi thả hòn đá vào nước là Vnước+ đá = 200cm3.

Vậy thể tích hòn đá là: Vhòn đá = Vnước + đá - Vnước = 200 - 150 = 50(cm3)

Câu 4.17 (trang 15 SBT Vật lý 6)

Hình vẽ 4.2 mô tả thí nghiệm đo thể tích của một hòn đá. Kết quả ghi thể tích của hòn đá trong trường hợp nào sau đây là đúng?

Giải SBT Vật lý 6 Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước (1)

A. V = 35cm3

B. V = 30cm3

C. V = 40cm3

D. V = 32cm3

Lời giải:

Chọn B

Vì thể tích nước tràn ra bình chia độ chính là thể tích của hòn đá.

Câu 4.18 (trang 15 sách bài tập Vật Lý 6)

Trò chơi ô chữ

giải sbt bài 4

Hàng ngang

1. Khi đo thể tích vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ, người ta phải dùng tới bình này.

2. Tên một dụng cụ được vẽ trong hình 2.1 SGK Vật lí 6.

3. Bình chia độ phải đặt theo phương này.

4. Tên dụng cụ mà học sinh dùng để vẽ đường thẳng.

5. Một tên gọi khác của thước dây.

6. Bình chia độ dùng để đo thể tích của chất này.

7. Việc làm cuối cùng khi đo độ dài hoặc thể tích.

8. Vật dùng để chứa chất lỏng tràn ra từ bình tràn.

9. Giá trị lớn nhất ghi trên dụng cụ đo.

10. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên dụng cụ đo.

Hàng dọc được tô đậm

Từ nằm trong các ô in đậm theo hàng dọc chỉ tên của dụng cụ nào?

Lời giải:

giải sbt vật lý bài 4

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải sách bài tập Vật lý 6 Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
4.8
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status