Logo

Giải SBT Vật lí 8 Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào chi tiết

Giải SBT Vật lí 8 Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào chi tiết, giúp học sinh củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng giải các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao trong sách bài tập.
5.0
2 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập SBT Vật Lý Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào trang 50, 51, 52 lớp 8 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Vật Lý.

Bài 19.1 (trang 50 Sách bài tập Vật Lí 8) 

Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.

B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.

C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui ra chỗ buộc ra ngoài.

D. Vì giữa các phân tử làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài.

Lời giải:

Chọn D

Vì giữa các phân tử làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài.

Bài 19.2 (trang 50 Sách bài tập Vật Lí 8) 

Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước, ta thu được hỗn hợp rượu – nước có thể tích:

A. Bằng 100cm3

B.Lớn hơn 100cm3

C. Nhỏ hơn 100cm3

D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100cm3.

Hãy chọn câu trả lời đúng và giải thích tại sao.

Lời giải:

Chọn C. Vì giữa các phân tử nước và phân tử rượu đều có khoảng cách. Khi đổ nước vào rượu thì các phân tử rượu xen lẫn vào các phân tử nước nên thể tích của hỗn hợp rượu – nước giảm.

Bài 19.3 (trang 50 Sách bài tập Vật Lí 8) 

Mô tả hiện tượng chứng tỏ các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách.

Lời giải:

Ảnh chụp các phân tử, nguyên tử kim cương, than qua kính hiển vi cho thấy giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

Bài 19.4 (trang 50 Sách bài tập Vật Lí 8) 

Tại sao các chất trông đều có vẻ như liền một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt?

Lời giải:

Chúng ta thấy liền một khối vì các hạt vật chất rất nhỏ nên mắt thường không thể nhìn thấy được khoảng cách giữa chúng.

Bài 19.5 (trang 50 Sách bài tập Vật Lí 8)

 Lấy một cốc nước đầy và một thìa con muối tinh. Cho muối dần dần vào nước cho đến khi hết thìa muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài. Hãy giải thích tại sao và làm thí nghiệm kiểm tra?

Lời giải:

Các phân tử muối tinh có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.(Các em tự làm thí nghiệm)

Bài 19.6 (trang 50 Sách bài tập Vật Lí 8) 

Kích thước của một phân tử hiđrô vào khoảng 0,00000023mm. Hãy tính độ dài của mỗi chuỗi gồm 1 triệu phân tử này đứng nối tiếp nhau

Lời giải:

Độ dài của một chuỗi gồm một triệu phân tử này đứng nối tiếp nhau là: 1000000 x 0,00000023 = 0,23mm.

Bài 19.7 (trang 51 Sách bài tập Vật Lí 8) 

Cách đây khoảng 300 năm, một nhà bác học I – ta – li – a đã làm thí nghiệm để kiểm tra xem có nén được nước hay không. Ông đổ đầy nước vào một bình cầu bạc hàn thật kín rồi lấy búa nện thật mạnh lên bình cầu. Nếu nước nén được thì bình phải bẹp. Nhưng ông đã thu được kết quả bất ngờ. Sau khi nện búa thật mạnh, ông thấy nước thấm qua bình ra ngoài trong khi bình vẫn nguyên vẹn. Hãy giải thích lí do tại sao.

Lời giải:

Khi bị nén, các phân tử nước có thể chui qua các khoảng cách này ra ngoài vì giữa các phân tử bạc của thành bình có khoảng cách.

Bài 19.8 (trang 51 Sách bài tập Vật Lí 8) 

Khi dùng pit – tông nén khí trong một xi – lanh thì

A. kích thước mỗi phân tử khí giảm

B. Khoảng cách giữa các phân tử khí giảm

C. Khối lượng mỗi phân tử giảm

D. Số phân tử khí giảm

Lời giải:

Chọn B

Khi dùng pit – tông nén khí trong một xi – lanh thì khoảng cách giữa các phân tử khí giảm.

Bài 19.9 (trang 51 Sách bài tập Vật Lí 8) 

Khi nhiệt độ của một miếng đồng tăng thì

A. Thể tích của mỗi nguyên tử đồng tăng

B. Khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng

C. Số nguyên tử đồng tăng

D. Cả ba phương án trên đều đúng.

Lời giải:

Chọn B

Khi nhiệt độ của một miếng đồng tăng thì các nguyên tử, phân tử động chuyển động càng nhanh làm cho khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng.

Bài 19.10 (trang 51 Sách bài tập Vật Lí 8) 

Biết khối lượng riêng của hơi nước bao giờ cũng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. Hỏi câu nào sau đây so sánh các phân tử nước trong hơi nước và các phân tử nước là đúng?

A. Các phân tử trong hơi nước có cùng kích thước với các phân tử trong nước, nhưng khoảng cách giữa các phân tử trong hơi nước lớn hơn.

B. Các phân tử trong hơi nước có kích thước và khoảng cách lớn hơn các phân tử trong nước.

C. Các phân tử trong hơi nước có kích thước và khoảng cách bằng các phân tử trong nước.

D. Các phân tử trong hơi nước có cùng kích thước với các phân tử trong nước, nhưng khoảng cách giữa các phân tử trong nước nhỏ hơn.

Lời giải:

Chọn A

Các phân tử trong hơi nước có cùng kích thước với các phân tử trong nước, nhưng khoảng cách giữa các phân tử trong hơi nước lớn hơn.

Bài 19.11 (trang 51 Sách bài tập Vật Lí 8) 

Các nguyên tử trong một miếng sắt có tính chất nào sau đây?

A. Khi nhiệt độ tăng thì nở ra

B. Khi nhiệt độ giảm thì co lại

C. Đứng rất gần nhau.

D. Đứng xa nhau.

Lời giải:

Chọn C

Vì các nguyên tử trong kim loại thường đứng rất gần nhau.

Bài 19.12 (trang 51 Sách bài tập Vật Lí 8) 

Tại sao khi muối dưa, muối có thể thấm vào lá dưa và cọng dưa?

Lời giải:

Giữa các phân tử cấu tạo nên lá dưa và cọng dưa có khoảng cách nên các phân tử muối có thể khuếch tán vào dưa.

Bài 19.13 (trang 51 Sách bài tập Vật Lí 8) 

Nếu bơm không khí vào một quả bóng bay thì dù có buộc chặt không khí vẫn thoát được ra ngoài, còn nếu bơm không khí vào một quả cầu bằng kim loại rồi hàn thì hầu như không khí không thể thoát ra ngoài. Tại sao?

Lời giải:

Khoảng cách giữa các phân tử của vỏ bóng bay lớn hơn nên các phân tử không khí trong bóng bay có thể lọt ra ngoài. Khoảng cách giữa các nguyên tử kim loại rất nhỏ nên các phân tử không khí trong quả cầu hầu như không thể lọt ra ngoài.

Bài 19.14 (trang 52 Sách bài tập Vật Lí 8) 

Tại sao săm xe đạp sau khi được bơm căng, mặc dù đã vặn van thật chặt, nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì lúc bơm, không khí vào xăm còn nóng, sau đó không khí nguội dần, co lại, làm săm xe bị xẹp.

B. Vì săm xe làm bằng cao su là chất đàn hồi, nên sau khi giãn ra thì tự động co lại làm cho săm để lâu ngày bị xẹp.

C. Vì giữa các phân tử cao su dùng làm săm có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể thoát ra ngoài làm săm xẹp dần.

D. Vì cao su dùng làm săm đẩy các phân tử không khí lại gần nhau nên săm bị xẹp.

Lời giải:

Chọn C

Vì giữa các phân tử cao su dùng làm săm có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể thoát ra ngoài làm săm xẹp dần.

Bài 19.15 (trang 52 Sách bài tập Vật Lí 8) 

Hình 19.1 mô tả một thí nghiệm dùng để chứng minh các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách.

Giải SBT Vật Lí 8 | Giải bài tập Sách bài tập Vật Lí 8

Hãy dựa vào hình vẽ trên để mô tả cách làm thí nghiệm, cách giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận.

Lời giải:

Mô tả thí nghiệm:

- Lấy 100cm3 nước và 50cm3 sirô đổ chung vào bình, ta thu được thể tích hỗn hợp là 140cm3.

- Giải thích: Khi đổ nước vào sirô chung với nhau thì các phân tử nước xen lẫn vào các phân tử sirô làm cho thể tích hỗn hợp giảm. Điều này chứng tỏ: giữa các phân tử có khoảng cách.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập Vật lý Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào trang 50, 51, 52 SBT lớp 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status