Logo

Giải SBT Vật lí 8 Bài 9: Áp suất khí quyển chi tiết

Giải SBT Vật lí 8 Bài 9: Áp suất khí quyển chi tiết, giúp học sinh củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng giải các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao trong sách bài tập.
1.9
7 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập SBT Vật Lý Bài 9: Áp suất khí quyển trang 30, 31 lớp 8 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Vật Lý.

Bài 9.1 (trang 30 Sách bài tập Vật Lí 8) 

Càng lên cao thì áp suất khí quyển:

A.Càng tăng.

B.Càng giảm.

C.Không thay đổi.

D.Có thể tăng và cũng có thể giảm

Lời giải:

Chọn B

Vì càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất khí quyển càng giảm.

Bài 9.2 (trang 30 Sách bài tập Vật Lí 8) 

Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?

A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào trong nước nóng sẽ phồng lên như cũ.

B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.

C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.

D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.

Lời giải:

Chọn C

Cắm ống hút vào trong cốc nước, bên trong và bên ngoài của ống hút đều tiếp xúc với không khí, đều chịu tác động của áp suất khí quyển, và áp suất khí quyển bên trong, bên ngoài bằng nhau. Khi ấy nước ở trong và ngoài ống đều duy trì trên cùng một mặt phẳng ngang. Chúng ta ngậm ống hút và hút một cái, không khí trong ống bị chúng ta hút đi, trong ống không còn không khí, áp suất tác động lên mặt nước bên trong ống hút nhỏ hơn áp suất tác động lên mặt nước bên ngoài ống hút. Thế là áp suất khí quyển liền ép đồ uống chui vào ống hút, làm cho mặt nước trong ống hút dâng cao lên. Chúng ta tiếp tục hút như thế, đồ uống sẽ ùn ùn tuôn vào miệng không dứt.

Bài 9.3 (trang 30 Sách bài tập Vật Lí 8) 

Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ ?

Lời giải:

Để rót nước dễ dàng .Nhờ có lỗ thủng trên nắp ấm với khí quyển , áp suất khí trong ấm cộng với áp suất nước lớn hơn áp suất khí quyển, bởi vậy mà nước trong ấm chảy ra ngoài dễ dàng hơn.

Bài 9.4 (trang 30 Sách bài tập Vật Lí 8) 

Lúc đầu để một ống Tô-ri-xen-li thẳng đứng và sau đó để nghiêng (h.9.1). Ta thấy chiều dài của cột thủy ngân thay đổi còn chiều cao không thay đổi. Hãy giải thích.

ảnh

Lời giải:

Khi để ống Tô-ri-xen-li thẳng đứng, áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân gây ra ở đáy ống (pA = pkq).

Khi bắt đầu nghiêng ống, chiều cao của cột thủy ngân giảm, nghĩa là áp suất tại điểm B trong ống nhỏ hơn áp suất tại điểm A ngoài ống.

Áp suất tại điểm A là áp suất trên mặt thoáng của thủy ngân, đó chính là áp suất khí quyển, lúc đó pA > pkq. Do chênh lệch về áp suất đó nên thủy ngân ở trong chậu chuyển vào ống To-ri-xen-li cho đến khi độ cao của thủy ngân bằng độ cao ban đầu, nghĩa là pB = pkq. Bởi vậy khi để nghiêng ống Tô-ri-xen-li, chiều dài của cột thủy ngân thay đổi còn chiều cao không đổi.

Bài 9.5 (trang 30 Sách bài tập Vật Lí 8) 

Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m.

a, Tính khối lượng của không khí chứa trong phòng. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,29 kg/m3.

b) Tính trọng lượng của không khí trong phòng.

Lời giải:

Thể tích của phòng là: V = 4x6x3 = 72 (m3)

a) Khối lượng không khí trong phòng là:

m = V.D = 72.1,29 = 92,88 (kg)

b) Trọng lượng của không khí trong phòng là:

P = m.10 = 92,88.10 = 928,8 (N)

Bài 9.6 (trang 30 Sách bài tập Vật Lí 8) 

Vì sao nhà du hành vũ trụ khi đi ra khoảng không vũ trụ phải mặc một bộ đồ áo giáp?

Lời giải:

Trong cơ thể của con người và cả máu đều có không khí. Áp suất của không khí bên trong con người bằng áp suất khí quyển. Con người sống trong sự cân bằng giữa áp suất bên trong và bên ngoài cơ thể.

Khi con người từ tàu vũ trụ bước ra khoảng không, áp suất từ bên ngoài tác dụng lên cơ thể là rất nhỏ, có thể xấp xỉ bằng 0. Con người không thể chịu được sự phá vỡ cân bằng áp suất như vậy. Áo giáp của nhà du hành có tác dụng giữ áp suất bên trong áo giáp có độ lớn xấp xỉ bằng áp suất khí quyển bình thường trên mặt đất.

Bài 9.7 (trang 30 Sách bài tập Vật Lí 8) 

Trong thí nghiệm Tô – ri – xe – li nếu không dùng thủy ngân có trọng lượng riêng 136 000 N/m3 mà dùng rượu có trọng lượng riêng 8 000N/m3 thì chiều cao của cột rượu sẽ là:

A. 1292 m

B. 12,92 m

C. 1,292m

D. 129,2 m

Lời giải:

Chọn B.

Khi dùng thủy ngân áp suất khí quyển đo được:

pa = 760mmHg = 0,76. 136000 = 103360 N/m2.

Nếu dùng rượu thì cột rượu sẽ có độ cao là:

anh

Bài 9.8 (trang 31 Sách bài tập Vật Lí 8) 

Trường hợp nào sau đây không phải do áp suất khí quyển gây ra?

A. Uống sữa tươi trong hộp bằng ống hút.

B. Thủy ngân dâng lên trong ống Tô – ri –xe – li

C. Khi được bơm, lốp xe căng lên.

D. Khi bị xì hơi, bóng bay bé lại.

Lời giải:

Chọn C

Vì khi lốp xe căng lên áp suất bên trong của lốp xe bằng áp suất bên ngoài cộng với độ đàn hồi của lốp nên không do áp suất khí quyển gây nên.

Bài 9.9 (trang 31 Sách bài tập Vật Lí 8) 

Vì sao càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm?

A. Chỉ vì bề dày của khí quyển tính từ điểm đo áp suất càng giảm.

B. Chỉ vì mật độ khí quyển càng giảm.

C. Chỉ vì lực hút của Trái Đất lên các phân tử không khí càng giảm.

D. Vì cả ba lí do kể trên.

Lời giải:

Chọn B

Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất khí quyển càng giảm.

Bài 9.10 (trang 31 Sách bài tập Vật Lí 8) 

Trên mặt một hồ nước, áp suất khí quyển bằng 75,8 cmHg.

a) Tính áp suất khí quyển trên ra đơn vị Pa. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136.103 N/m3.

b) Tính áp suất do nước và khí quyển gây ra ở độ sâu 5 m. Lấy trọng lượng riêng của nước là 10.103 N/m3. Áp suất này bằng bao nhiêu cmHg?

Lời giải:

a) Đổi hHg = 75,8 cm = 0,758 m

Áp suất khí quyển ra đơn vị Pa là:

pa = dHg.hHg = 136.103.0,758 = 103088 Pa.

b) Áp suất do nước gây ra ở độ sâu 5m là:

pn = dn.hn = 10.103.5 = 50000 N/m2.

Áp suất do cả nước và khí quyển gây ra ở độ sâu 5m là:

p = pa + pn = 103088 + 50000 = 153088 N/m2.

Áp suất này tương đương với áp suất của cột thủy ngân cao:

ảnh

Bài 9.11 (trang 31 Sách bài tập Vật Lí 8) 

Người ta dùng một áp kế để xác định độ cao. Kết quả cho thấy: ở chân núi áp kế chỉ 75 cmHg; ở đỉnh núi áp kế chỉ 71,5 cmHg. Nếu coi trọng lượng riêng của không khí không thay đổi và có độ lớn là 12,5 N/m3, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3 thì đỉnh núi cao bao nhiêu mét?

Lời giải:

Độ chênh lệch áp suất ở hai độ cao (chân núi và đỉnh núi):

Δp = 75 cmHg – 71,5 cmHg = 3,5 cmHg = 0,035.1360000 = 4760N/m2.

Mặt khác ta có: Δp = h.dkk

(h là độ cao của núi, dkk là trọng lượng riêng của không khí)

ảnh

Bài 9.12 (trang 31 Sách bài tập Vật Lí 8) 

Một bình cầu được nối với một ống chữ U có chứa thủy ngân (H.9.2).

a) Áp suất không khí trong bình cầu lớn hơn hay nhỏ hơn áp suất khí quyển?

b) Nếu độ chênh lệch giữa hai mực thủy ngân trong ống chữ U là 4 cm thì độ chênh lệch giữa áp suất không khí trong bình cầu và áp suất khí quyển là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136 000N/m3

ảnh

Lời giải:

a) Áp suất không khí trong bình cầu lớn hơn áp suất của khí quyển.

b) Nếu độ chênh lệch giữa hai mực thủy ngân trong ống chữ U là 4 cm thì độ chênh lệch giữa áp suất không khí trong bình cầu và áp suất khí quyển là:

p = 0,04.136000= 5440N/m2 = 5440Pa.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập Vật lý Bài 9: Áp suất khí quyển trang 30, 31 SBT lớp 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
1.9
7 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status