Logo

Soạn Công Nghệ lớp 8 Bài 13: Bản vẽ lắp (Đầy đủ nhất)

Soạn Công Nghệ lớp 8 Bài 13: Bản vẽ lắp (Đầy đủ nhất), hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và giải bài tập trong sách giáo khoa (SGK) kèm theo tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
2.5
3 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập Công nghệ 8 Bài 13: Bản vẽ lắp hay, ngắn gọn được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Công nghệ.

Giải bài tập SGK Bài 13 Công Nghệ lớp 8

Câu 1 trang 43 Công nghệ 8: 

So sánh nội dung bản vẽ lắp với bản vẽ chi tiết. Bản vẽ lắp dùng để làm gì?

Lời giải:

- Giống nhau: Về nội dung đều có:

      + Hình biểu diễn

      + Kích Thước

      + Khung tên

- Khác nhau:

Bản vẽ chi tiết Bản vẽ lắp
-Yêu cầu kĩ thuật -Không nêu yêu cầu kĩ thuật
-Không có bảng kê -Bảng kê
Bản vẽ chi tiết là một trong các thành phần để xây dựng lên bản vẽ lắp -Nhờ các chi tiết lắp ghép với nhau tạo nên một bộ phận máy hoặc máy

Bản vẽ lắp dùng để diễn tả hình dạng, kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết sản phẩm

Câu 2 trang 43 Công nghệ 8: 

Nêu trình tự đọc bản vẽ lắp

Lời giải:

1. Khung tên

2. Bảng kê

3. Hình biểu diễn

4. Kích thước

5. Phân tích chi tiết

6. Tổng hợp

Lý thuyết Công Nghệ Bài 13 lớp 8

I. Nội dung của bản vẽ lắp

    Bản vẽ lắp là tài liệu kĩ thuật chủ yếu dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm.

    Bản vẽ lắp diễn tả hình dạng, kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết máy của sản phẩm.

hình ảnh

    Hình biểu diễn: Gồm hình chiếu và hình cắt diễn tả hình dạng, kết cấu và vị trí các chi tiết máy của bộ vòng đai.

    Kích thước: Gồm kích thước chung của sản phẩm, kích thước lắp của các chi tiết.

    Bảng kê: Gồm số thứ tự, tên gọi chi tiết, số lượng,vật liệu …

    Khung tên: Tên sản phẩm, tỷ lệ, kí hiệu bản vẽ, cơ sở thiết kế …

II. Đọc bản vẽ lắp

    Đọc bản vẽ lắp là thông qua các nội dung của bản vẽ lắp để biết được hình dạng. Kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm.

    Khi đọc thường theo trình tự nhất định.

    - Khung tên.

    - Bảng kê.

    - Hình biểu diễn.

    - Kích thước.

    - Phân tích chi tiết.

    - Tổng hợp.

hình ảnh

Lưu ý:

1. Cho phép vẽ một phần hình cắt (hình cắt cục bộ) ở trên hình chiếu.

2. Kích thước chung: kích thước chiều dài, chiều cao và chiều rộng của sản phẩm.

3. Kích thước lắp: kích thước chung của hai chi tiết ghép với nhau như đường kính của trục và lỗ, đường kính ren.

4. Vị trí của chi tiết: mỗi chi tiết được tô một màu để xác định vị trí của nó ở trên bản vẽ.

5. Trình tự tháo lắp: ghi số chi tiết theo trình tự tháo và lắp.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập SGK Công nghệ 8 Bài 13: Bản vẽ lắp ngắn gọn, hay nhất file pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.5
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status