Logo

Soạn Công Nghệ lớp 8 Bài 21: Cưa và đục kim loại (Đầy đủ nhất)

Soạn Công Nghệ lớp 8 Bài 21: Cưa và đục kim loại (Đầy đủ nhất), hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và giải bài tập trong sách giáo khoa (SGK) kèm theo tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
3.0
2 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập SGK Công nghệ 8 Bài 21: Cưa và đục kim loại hay, ngắn gọn được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Công nghệ.

Trả lời câu hỏi SGK Bài 21 Công Nghệ 8 trang 70, 71, 72

Trả lời câu hỏi Bài 21 trang 70 Công nghệ 8: 

Em có nhận xét gì về lưỡi cưa gỗ và lưỡi cưa kim loại? Giải thích sự khác nhau giữa 2 lưỡi cưa

Lời giải:

- Lưỡi cưa gỗ có răng thưa và kích thước răng lớn.

- Lưỡi cưa kim loại răng dày và kích thước răng bé.

- Có sự khác nhau giữa 2 lưỡi cưa vì độ cứng của gỗ nhỏ hơn kim loại

Trả lời câu hỏi Bài 21 trang 71 Công nghệ 8: 

Quan sát hình 21.1b, hãy mô tả cách chọn chiều cao của êtô

Lời giải:

Chọn chiều cao của ê tô sao cho khi tay ta để đúng kĩ thuật thì cánh tay bàn tay và lưỡi cưa phải theo 1 đường thằng

Trả lời câu hỏi Bài 21 trang 72 Công nghệ 8: Q

uan sát hình 21.4, em hãy mô tả cách cầm đục và cầm búa

Lời giải:

Cách cầm đục và cầm búa

- Thuận tay nào cầm búa tay đó, tay kia cầm đục

* Cách cầm đục: Đặt phần thân đục vào khe tay giữa ngón cái và ngón trỏ cách đầu mút đập búa khoảng 20-30mm.Các ngón tay ôm lấy thân đục thoả mái, không nên cầm đục quá chặt hoặc quá lỏng. Không ôm đục vào long bàn tay như hình b.Các ngon tay giữ sao cho đục hơi choãi ra với góc α lớn hơn 90°, không cầm đục dựng đứng

hình ảnh

* Cách cầm búa:

- Các ngón tay nắm chặt vừa phải, ngón tay út cách đuôi cán búa khoảng 20-30mm.Khi cầm búa bón ngón tay nắm lấy cán búa và ép sát nó vào lòng bàn tay. Ngón tay cái đặt lên ngón trỏ và tất cả ngón tay ép sát vào nhau. Vị trí của các ngón tay với cán búa không thay đổi trong quá trình vung búa cũng như đập búa

hình ảnh

Giải bài tập SGK Bài 21 Công Nghệ lớp 8

Câu 1 trang 73 Công nghệ 8: 

Hãy nêu tư thế đứng và các thao tác cơ bản khi cưa kim loại

Lời giải:

- Tư thế đứng: Đứng thẳng, thoả mái, khối lượng cơ thể phân đều lên hai chân, vị trí chân đứng so với bản kẹp êtô được xác định như sau:

      + Bàn chân trái hợp với êtô một góc 75°

      + Bàn chân phải hợp với chân trái một góc 75°

      + Đường thẳng đi qua tâm 2 gót chân hợp với tâm dọc êtô 1 góc 45°

- Thao tác khi cưa: kết hợp hai tay và một phần khối lượng cơ thể để đẩy và kéo cưa. Khi đẩy thì ấn lưỡi cưa và đẩy từ từ để tạo lực cắt, khi cắt cưa về, tay trái không ấn, tay phải rút cưa về nhanh hơn lúc đẩy, quá trình lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi kết thúc

Câu 2 trang 73 Công nghệ 8: 

Hãy nêu kĩ thuật cơ bản khi đục kim loại.

Lời giải:

Kĩ thuật cơ bản gồm:

* Cách cầm đục và búa: -Thuận tay nào cầm búa tay đó, tay kia cầm đục

- Cách cầm đục: Đặt phần thân đục vào khe tay giữa ngón cái và ngón trỏ cách đầu mút đập búa khoảng 20-30mm.Các ngón tay ôm lấy thân đục thoả mái, không nên cầm đục quá chặt hoặc quá lỏng. Không ôm đục vào long bàn tay như hình b.Các ngon tay giữ sao cho đục hơi choãi ra với góc α lớn hơn 90°, không cầm đục dựng đứng

ảnh

- Cách cầm búa:

      + Các ngón tay nắm chặt vừa phải, ngón tay út cách đuôi cán búa khoảng 20-30mm.Khi cầm búa bón ngón tay nắm lấy cán búa và ép sát nó vào lòng bàn tay. Ngón tay cái đặt lên ngón trỏ và tất cả ngón tay ép sát vào nhau. Vị trí của các ngón tay với cán búa không thay đổi trong quá trình vung búa cũng như đập búa

ảnh

* Tư thế đục: -Tư thế đứng: Đứng thẳng, thoả mái, khối lượng cơ thể phân đều lên hai chân, vị trí chân đứng so với bản kẹp êtô được xác định như sau:

      + Bàn chân trái hợp với êtô một góc 70°

      + Bàn chân phải hợp với chân trái một góc 70°

      + Đường thẳng đi qua tâm 2 gót chân hợp với tâm dọc êtô 1 góc 45°

* Cách đánh búa:

      + Bắt đầu đục: để lưỡi đục sát vào mép vật, cách mặt trên của vật từ 0.5-1mm

      + Đánh búa nhẹ nhàng để đục bám vào vật khoảng 0.5mm

      + Nâmg đục để đục nằm ngang một góc 30-35° và đánh búa mạnh và đều

      + Chặt đứt thì đặt đục vuông góc với mặt nằm ngang

      + Kết thúc đục: đục gần đứt giảm dần lực đánh búa

Câu 3 trang 73 Công nghệ 8: 

Để đảm bảo an toàn khi cưa và đục, em phải chú ý những điểm gì?

Lời giải:

- Không dùng búa có cán bị vỡ, nứt

- Không dùng đục bị mẻ

- Kẹp vật vào êto phải đủ chặt

- Phải có lưới chắn phoi

- Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vào mạch cưa vị mạt cưa dễ bắn vào mắt

Lý thuyết Công Nghệ Bài 21 lớp 8

I. Cắt kim loại bằng cưa tay

1. Khái niệm

    Cắt kim loại bằng cưa tay là một dạng gia công thô, dùng lực tác động làm cho lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt vật liệu.

    Công dụng của cưa tay: cắt kim loại thành từng phần, loại bỏ phần thừa.

2. Kĩ thuật cưa

a) Chuẩn bị

    Lắp lưỡi cưa vào khung cưa sao cho các răng của lưỡi cưa hướng ra khỏi phía tay nắm.

    Lấy dấu vật cần cưa.

    Chọn và lắp êtô vừa tầm vóc người đứng.

    Kẹp chặt vật cưa (phôi) cần cưa vào má êtô.

b) Tư thế đứng và thao tác cưa

    Người cưa đứng thẳng, thoải mái, khối lượng cơ thể phân đều lên 2 chân, chân phải hợp với chân trái 1 góc 75o, chân phải hợp với trục của êtô 1 góc 45o.

    Cầm cưa theo tay thuận tay kia cầm vào khung cưa.

    Thao tác: Kết hợp hai tay và một phần khối lượng cơ thể để đẩy và kéo cưa. Khi đẩy thì ấn lưỡi cưa và đẩy từ từ để tạo lực cắt, khi kéo cưa về, tay trái không ấn, tay phải rút cưa về nhanh hơn lúc đẩy, quá trình lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi kết thúc.

ảnh

3. An toàn khi cưa

    Kẹp vật cưa phải đủ chặt. Lưỡi cưa căng vừa phải, không dùng cưa không có tay nắm hoặc tay nắm bị vỡ. Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa nhẹ hơn và đỡ vật để vật không dơi vào chân. Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi mạnh vào cưa vì mạt cưa dễ bắn vào mắt.

II. Đục kim loại

1. Khái niệm

    Đục là bước gia công thô, thường được sử dụng khi lượng dư gia công lớn hơn 0,5mm.

    Đục kim loại thường được sử dụng khi lượng dư gia công lớn hơn 0,5mm.

2. Kĩ thuật đục

a) Cách cầm đục và búa:

    Cách cầm đục: cầm cách cán từ 3 cm sao cho thoải mái nhất khi đục.

    Cách cầm búa: cầm cách cán từ 3 cm sao cho động tác thoải mái nhất có thể khi đập xuống.

    Chú ý: khi cầm đục và búa, các ngón tay cầm chặt vừa phải để dễ điều chỉnh.

b) Tư thế đục:

    Tư thế,vị trí đứng đục,cách chọn chiều cao bàn êtô giống như ở phần cưa.

    Lưu ý: nên đứng về phía sau cho lực đánh búa vuông góc với má kẹp.

c) Cách đánh búa

    Bắt đầu đục: Để lưỡi đục sát vào mépvật,cách mặt trên của vật từ 0,5-1mm.

    Đánh búa nhẹ nhàng để cho đục bám vào vật khoảng 0,5mm.

    Nâng đục sao cho đục nghiêng với mặt nằm ngang 1 góc 30-35. Sau đó đánh búa mạnh và đều.

3. An toàn khi đục

    Không dùng đục có cán bị vỡ, nứt.

    Không dùng đục có lưỡi đục bị mẻ.

    Kẹp vật vào ê tô phải thật chặt.

    Không cần có lưới chắn phoi ở phía đối diện người đục.

    Cầm đục, búa chắc chắn, đánh búa đúng đầu đục.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập SGK Công nghệ 8 Bài 21: Cưa và đục kim loại ngắn gọn, hay nhất file pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status