Logo

Soạn Giáo Dục Công Dân 10 Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Soạn Giáo Dục Công Dân 10 Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Hướng dẫn học sinh giải các bài tập trong sách giáo khoa (SGK) chi tiết kèm lý thuyết tổng hợp. Giúp học sinh ôn tập hiệu quả.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn soạn GDCD 10 Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức được bày chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.

Giải bài tập SGK Bài 7 GDCD 10 trang 44

Bài 1 (trang 44 sgk Giáo dục công dân 10)

Dựa vào kiến thức đã học và thực tế cuộc sống, em hãy giải thích quan điểm: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

Trả lời:

- Mọi sự hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ thực tiễn. Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng.

- Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng thời là quá trình phát triển và hoàn thiện các giác quan của con người. Nhờ đó, khả năng nhận thức của con người ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng.

- Vì vậy ta khẳng định: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

Bài 2 (trang 44 sgk Giáo dục công dân 10)

Em hiểu thế nào về nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội?

Trả lời:

- Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội là nguyên tắc dựa trên thực tiễn, có thực tiễn mới có khả năng đáp ứng được nhu cầu của người học, của xã hội vì thực tiễn là cơ sở, động lực,mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lí.

- Học đi đôi với hành:nhờ có thực tiễn, con người mới có những tri thức mới để tiếp tục học tập, đồng thời kiểm nghiệm được tính đúng sai và giá trị đích thực của tri thức đã tiếp nhận được.

Bài 3 (trang 44 sgk Giáo dục công dân 10)

Bản thân em đã có việc làm nào gắn học với hành? Việc kết hợp giữa học với hành có tác dụng thế nào đối với quá trình học tập của em

Trả lời:

- Những việc gắn học với hành:

     + Em giúp mẹ em tính tiền hàng cho khách, giúp em luyện tính nhẩm nhanh hơn, chính xác hơn.

     + Trước khi gieo hạt, em biết phải làm đất thật tơi xốp và ẩm ướt mới có thể gieo lên thành cây được.

     + Nhờ những kiến thức tiếng anh đã học, em có thể đọc hướng dẫn trong những sản phẩm nước ngoài.

     + Em đã theo dõi chương trình olympya và thử trả lời các câu hỏi trên đó, rất gần với những thứ e học.

     + Không tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật, tàng trữ vũ khí, hàng cấm.

     + Luôn lắng nghe ông bà cha mẹ, giúp đỡ bạn bè xung quanh

- Sự kết hợp giữa học với hành có tác dụng giúp em hiểu kiến thức nhanh hơn, nhớ lâu hơn và nhờ đó cũng thấy việc học thú vị hơn, thích học hơn.

Bài 4 (trang 44 sgk Giáo dục công dân 10)

Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Trả lời:

Câu tục ngữ mang ý nghĩa:

- Tri thức là vô hạn, con người phải không ngừng học hỏi để tiếp thu những kiến thức mới nhằm hoàn thiện bản thân.

- Việc học hỏi không chỉ dừng lại ở sách vở mà phải học hỏi trong cuộc sống, thông qua giao tiếp, trải nghiệm thực tế ở bên ngoài xã hội để từ đó mang lại tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng,...

- Mỗi cá nhân cần luôn chú trọng đến việc ra ngoài hoạt động, mở rộng mối quan hệ giao tiếp, thăm thú các nơi để trải nghiệm để tăng sự hiểu biết, chắt lọc những gì tinh túy nhất để từ đó trở thành người hoàn thiện hơn.

Bài 5 (trang 44 sgk Giáo dục công dân 10)

Trong khi chuẩn bị cho bài học Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, Hà nói với Hằng:

- Chúng mình cố gắng thực hiện tốt các giờ thực hành, thí nghiệm của các môn học là vận dụng lí thuyết vào thực tiễn đấy.

Hằng liền bĩu môi:

- Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn phải là những vấn đề lớn có giá trị cao cơ. Việc thực hành, thí nghiệm của bọn mình chỉ có tác dụng bổ sung cho giờ học lí thuyết thôi, đâu phải là vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.

Em đồng ý với ý kiến nào? Không đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?

Trả lời:

- Em đồng ý với ý kiến của Hà, không đồng ý với ý kiến của Hằng.

- Vì:

+ Các giờ thực hành, thí nghiệm của các môn học là một hình tức vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.

+ Bằng thực hành, thí nghiệm, học sinh tự nhận biết được tính đúng đắn hay sai lầm của kiến thức đã học, từ đó hiểu và nghi nhớ kiến thức tốt hơn, có thể áp dụng ra ngoài thực tế cuộc sống, biến những kiến thức thu nhận được thành có ích.

Lý thuyết GDCD lớp 10 Bài 7

I. Kiến thức cơ bản

1. Nhận thức

* Nhận thức cảm tính (Trực quan sinh động)

- Được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.

- Đem lại những hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Quan sát quả chanh ta thấy: Vỏ xanh, nhiều tép, thơm, vị chua ⇒ Nhận thức cảm tính.

* Nhận thức lý tính (Tư duy trìu tượng)

- Là giai đoạn nhận thức tiếp theo.

- Dựa trên những tài liệu (tri thức) của nhận thức cảm tính.

- Nhờ các thao tác của tư duy phân tích, so sánh, tổng hợp.

- Tìm ra được quy luật, bản chất của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Phát hiện ra bên trong quả chanh chứa nhiều vitamin C, có thể làm đẹp, gia vị, thuốc chữa bệnh ⇒ Nhận thức lý tính.

⇒ Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.

2. Thực tiễn

- Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

- Các dạng cơ bản của hoạt động thực tiễn:

   + Hoạt động sản xuất vật chất

   + Hoạt động đấu tranh chính trị-xã hội

   + Hoạt động thực nghiệm khoa học kĩ thuật

Trong đó hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản nhất vì nó quyết định các hoạt động khác, xét đến cùng các hoạt động khác đều nhằm phục vụ hoạt động cơ bản này.

3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

a. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức

- Mọi sự hiểu biết của con người đều nảy sinh từ thực tiễn.

- Nhờ có sự quan sát, tiếp xúc, tác động vào các sự vật, hiện tượng, từ đó con người đã hình thành nên được những tri thức về sự vật, hiện tượng.

- Thông qua hoạt động thực tiễn các giác quan của con người ngày càng phát triển; nhờ đó con người càng có khả năng khám phá sự vật, hiện tượng sâu sắc hơn.

b. Thực tiễn là động lực của nhận thức

Thực tiễn luôn luôn vận động, luôn đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức. Từ đó thúc đẩy nhận thức phát triển.

c. Thực tiễn là mục đích của nhận thức

- Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được vận dụng vào thực tiễn

- Mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo hiện thực khách quan, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

d. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí

Chỉ có thể đem những tri thức thu được kiểm nghiệm vào thực tiễn mới thấy rõ đúng hay sai.

Ví dụ:

+ Con người sáng tạo ra máy gặt lúa nhằm giảm sức lao động, tăng năng suất lao động.

+ Con người chế tạo ra robot để thay thế con người làm việc ở môi trường độc hại.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải Giáo Dục Công Dân 10 Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức chi tiết, đầy đủ nhất, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status