Logo

Giải Bài 7: Phép trừ và phép chia Toán VNEN lớp 6

Giải Bài 7: Phép trừ và phép chia Toán VNEN lớp 6 trang 25, 26, 27, 28 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, dễ hiểu giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả.
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập Toán lớp 6 VNEN Bài 7: Phép trừ và phép chia chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập. Mời các em tham khảo tại đây.

Giải Toán 6 VNEN Bài 7: Hoạt động khởi động

Thực hiện lần lượt các hoạt động sau

Câu 1 (trang 25 Toán 6 VNEN Tập 1): Trả lời các câu hỏi:

- Em hãy cho biết người ta dùng kí hiệu noà để chỉ phép trừ.

- Nêu các thành phần của phép trừ: 5 - 2 = 3.

Trả lời:

- Người ta dùng dấu "-" để chỉ phép trừ.

- Trong phép trừ: 5 - 2 = 3thì:

5 là số bị trừ.

2 là số trừ.

3 là thương.

Câu 2 (trang 25 Toán 6 VNEN Tập 1): Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

- Một số trừ đi số không thì bằng .......................

- Một số trừ đi chính nó thì bằng ........................

Trả lời:

- Một số trừ đi số không thì bằng chính nó

- Một số trừ đi chính nó thì bằng 0

Giải Toán VNEN lớp 6 Bài 7: Hoạt động hình thành kiến thức

Câu 1 (trang 25 Toán 6 VNEN Tập 1): 

a) Đọc kĩ nội dung sau

Sgk trang 25 Toán 6 VNEN Tập 1

b) Điền vào ô trống ở các trường hợp có thể xảy ra

a

12

21

48

12

b

5

0

48

15

a+b

 

 

 

 

a-b

 

 

 

 

Trả lời:

a

12

21

48

12

b

5

0

48

15

a+b

17

21

96

27

a-b

7

21

0

Không xảy ra

Câu 2 (trang 26 Toán 6 VNEN Tập 1).

a) Đọc kĩ nội dung sau

Sgk trang 26 Toán 6 VNEN Tập 1

b) Thực hiện phép chia (có thể có dư)

1) 14 chia cho 3;

2) 21 chia cho 5;

3) 75 chia cho 5;

4) 135 chia cho 8.

Trả lời:

1) 14 chia 3 được thương là 4 và dư 2.

2) 21 chua 5 được thương là 4 và dư 1

3) 75 chia 5 được thương la 15 và dư 0.

4) 135 chia cho 8 được thương là 16 và dư 7.

Câu 3 (trang 26 Toán 6 VNEN Tập 1).

a) Đọc kĩ nội dung sau

Sgk trang 26 Toán 6 VNEN Tập 1

b) Điền vào ô trống ở các trường hợp có thể xảy ra

Số bị chia

600

1312

15

 

Số chia

17

32

0

13

Thương

 

 

 

4

Số dư

 

 

 

15

Trả lời:

Số bị chia

600

1312

15

Không xảy ra

Số chia

17

32

0

13

Thương

35

41

Không xảy ra

4

Số dư

5

0

Không xảy ra

15

Giải SGK Toán 6 VNEN Bài ​​​​​​​7: Hoạt động luyện tập

Câu 1 (trang 27 Toán 6 VNEN Tập 1): Tìm số tự nhiên x, biết:

a) 2045 - x = 15;

b) x - 183 = 2095;

c) x : 17 = 201;

d) 1990 : x = 34

Trả lời:

a) 2045 - x = 15

x= 2045 - 15

x = 2030

b) x - 183 = 2095

x = 2095 + 183

x = 2278

c) ) x : 17 = 201

x = 201. 7

x = 1407

d) 1190 : x = 34

x = 1194 : 34

x là số tự nhiên, mà 1194 không chia hết cho 34 nên không có số tự nhiên x thoả mãn.

Câu 2 (trang 27 Toán 6 VNEN Tập 1): Tính nhẩm bằng cách thêm vào số hạng này, bớt đi ở số hạng kia cùng một số thích hợp:

Ví dụ: 57 + 96 = (57 -4 ) + (96 +4) = 53 + 100 = 153.

Hãy tính nhẩm: 35 + 98;

46 + 29.

Trả lời:

35 + 98 = (35 - 2) + (98 + 2) = 33 + 100 = 133.

46 + 29 = (46 - 1) + (29 + 1) = 45 + 30 = 75.

Câu 3 (trang 27 Toán 6 VNEN Tập 1): Hãy tính nhẩm bằng cách thêm vào số bị trừ và số trừ cùng một số thích hợp:

Ví dụ: 135 - 98 = (135 + 2) - (98 + 2) = 137 - 100 = 37.

Hãy tính nhẩm: 321 - 96;

1354 - 997.

Trả lời:

321 - 96 = ( 321 + 4) - (96 + 4) = 325 - 100 = 225.

1354 - 997 = (1354 + 3) - (997 + 3) = 1357 - 1000 = 357.

Câu 4 (trang 27 Toán 6 VNEN Tập 1): Điền vào ô trống sao cho a = b.q + r với 0 ≤ r < b.

a

392

278

357

 

420

b

28

13

21

14

 

q

 

 

 

25

12

r

 

 

 

10

0

Trả lời:

a

392

278

357

360

420

b

28

13

21

14

35

q

14

21

17

25

12

r

0

5

0

10

0

Câu 5 (trang 27 Toán 6 VNEN Tập 1):

a) Tính nhẩm bằng cách nhân thừa số này, chia thừa số kia cho cùng một số thích hợp:

14. 50;

16. 25.

b) Tính nhẩm bằng cách nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số thích hợp:

2100 : 50;

1400 : 25.

c) Tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất (a + b) : c = a : c + b : c (trường hợp chia hết):

132 : 12;

96 : 8

Trả lời:

a) 14. 50 = (14 : 2). (50. 2) = 7. 100 = 700.

16. 25 = (16 : 4). (25. 4) = 4. 100 = 400.

b) 2100 : 50 = (2100. 2) : (50. 2) = 4200 : 100 = 42.

1400 : 25 = (1400. 4) : (25. 4) = 5600 : 100 = 56.

c) 132 : 12 = (120 + 12) : 12 = 120 : 12 + 12 : 12 = 10 + 1 = 11.

96 : 8 = (80 + 16) : 8 = 80 : 8 + 16 : 8 = 10 + 2 = 12.

Câu 6 (trang 27 Toán 6 VNEN Tập 1):

a) Trong phép chia cho 2, số dư có thể bằng 0 hoặc 1. Trong mỗi phép chia cho 3, 4, 5 số dư có thể bằng bao nhiêu?

b) Dạng tổng quát của số chia hết cho 2 là 2k, dạng tổng quát của số chia cho 2 dư 1 là 2k + 1 với k ∈ N. Hãy viết dạng tổng quát của số chia hết cho 3, số chia cho 3 dư 1, số chia cho 3 dư 2.

Trả lời:

a) Trong phép chia cho 3 số dư có thể là 0, 1 hoặc 2.

Trong phép chia cho 4 số dư có thể là 0, 1, 2 hoặc 3.

Trong phép chia cho 5 số dư có thể là 0, 1, 2, 3 hoặc 4.

b) Dạng tổng quát của số chia hết cho 3 là 3k, dạng tổng quát của số chia cho 3 dư 1 là 3k + 1, dạng tổng quát của số chia cho 3 dư 2 là 3k + 2 với k ∈ N.

Giải VNEN Toán 6 Bài 7: Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng

Câu 1 (trang 28 Toán 6 VNEN Tập 1): Hà Nội, Huế, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh nằm trên quốc lộ 1 theo thứ tự như trên. Cho biết các quãng đường trên quốc lộ ấy:

Hà Nội - Huế: 658 km;

Hà Nội - Nha Trang: 1278 km;

Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh: 1710 km.

Tính các quãng đường: Huế - Nha Trang, Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh.

Trả lời:

Độ dài quãng đường Huế - Nha Trang là: 1278 - 658 = 620 (km).

Độ dài quãng đường Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh là: 1710 - 1278 = 432 (km).

Câu 2 (trang 28 Toán 6 VNEN Tập 1): Các số liệu về kênh đào Xuy-ê (Ai Cập) nối Địa Trung Hải và Hồng Hải được cho trong bảng 1 và bảng 2.

Trong bảng 1, các số liệu ở năm 1955 tăng thêm (hay giảm bớt) bao nhiêu so với năm 1869 (năm khánh thành kênh đào)?

Nhờ đi qua kênh đào Xuy-ê, mỗi hành trình trong bảng 2 giảm bớt được bao nhiêu ki-lô-mét?

Bảng 1

Kênh đào Xuy-ê

Năm 1869

Năm 1955

Chiều rộng mặt kênh

58m

135m

Chiều rộng đáy kênh

22m

50m

Độ sâu của kênh

6m

13m

Thời gian tàu qua kênh

48 giờ

14 giờ

Bảng 2

Hành trình

Qua mũi Hảo Vọng

Qua kênh Xuy-ê

Luân Đôn - Bom-bay

17400km

10100km

Mác-xây - Bom-bay

16000km

17400km

Ô-đét-ta - Bom-bay

19000km

16800km

Trả lời:

- Các số liệu ở năm 1955 so với năm 1869:

Chiều rộng mặt kênh tăng: 135 - 58 = 77m.

Chiều rộng đáy kênh tăng: 50 - 22 = 28m.

Độ sâu của kênh tăng: 13 - 6 = 7m.

Thời gian tàu qua kênh giảm: 48 - 14 = 34 giờ.

- Nhờ qua kênh đào Xuy-ê, mỗi hành trình trong bảng 2 được giảm bớt:

Luân Đôn - Bom-bay giảm: 17 400 - 10 100 = 7 300km.

Ô-đét-ta – Bom-bay giảm: 19 000 - 16 800 = 2 200km.

Câu 3 (trang 28 Toán 6 VNEN Tập 1): Tính khối lượng của quả bí ở hình bên, biết cân thăng bằng.

Giải Toán 6 VNEN Bài 7: Phép trừ và phép chia | Hay nhất Giải bài tập Toán 6 VNEN

Trả lời:

Ta có 1kg = 1000g

Khi cân thăng bằng thì khối lượng vật ở hai đĩa cân là bằng nhau

Gọi khối lượng của quả bí là x ta có: x + 100 = 1000 + 500

x = 1000 + 500 - 100

x = 1400g.

Vậy khối lượng của quả bí là 1400g.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Toán lớp 6 sách VNEN Tập 1 Bài 7: Phép trừ và phép chia file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status