Logo

Giải vở bài tập Sinh học lớp 9 Bài 47: Quần thể sinh vật (Ngắn nhất)

Giải vở bài tập Sinh học lớp 9 Bài 47: Quần thể sinh vật (Ngắn nhất). Hướng dẫn cách làm bài tập trong VBT nhanh và chính xác nhất. Hỗ trợ các em hiểu sâu và ứng dụng với các câu hỏi tương tự.
5.0
1 lượt đánh giá

Lời giải chi tiết bài tập trong VBT Sinh 9 Bài 47: Quần thể sinh vật được chúng tôi biên soạn bám sát yêu cầu trong sách bài tập. Mời các em học sinh và quý thầy cô theo dõi tại đây.

Giải VBT Sinh học lớp 9 Bài 47: Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài 1 (trang 109 VBT Sinh học 9):

Hãy đánh dấu x vào ô trống trong bảng 47.1 cho những ví dụ về quần thể và tập hợp các cá thể không phải là quần thể sinh vật.

Trả lời:

Bảng 47.1. Các ví dụ về quần thể và không phải là quần thể sinh vật

Ví dụ

Quần thể sinh vật

Không phải là quần thể sinh vật

Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới.

 

X

Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.

X

 

Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao.

 

X

Các cá thể rắn hổ mang sống trong 3 hòn đảo cách xa nhau.

 

X

Các cá thể chuột đồng sống trên một cánh đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con. Số lượng chuột tùy thuộc nhiều vào số lượng thức ăn trên cánh đồng.

X

 

…*

   

*

   

*Các em có thể điền thêm các ví dụ khác vào bảng.

Bài 2 (trang 110 VBT Sinh học 9):

Hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Khi thời tiết ấm áp và độ ẩm không khí cao (từ tháng 3 tới tháng 6) số lượng muỗi nhiều hay ít?

b) Số lượng ếch, nhái tăng cao vào mùa mưa hay mùa khô?

c) Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào thời gian nào trong năm?

d) Hãy cho 2 ví dụ về sự biến động số lượng cá thể trong quần thể.

Trả lời:

a) Khi thời tiết ấm áp, độ ẩm không khí cao, số lượng muỗi nhiều.

b) Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa.

c) Chim cu gáy thường xuất hiện vào các thời điểm thu hoạch lúa, ngô trong năm

d)

VD1: Trên một ruộng rau, số lượng sâu rau bị ảnh hưởng bởi số lượng chim sẻ. Khi lượng chim sẻ tăng cao, số lượng sâu rau giảm nhanh chóng. Khi số lượng sâu rau giảm mạnh sẽ thấy số lượng chim sẻ trên ruộng cũng ít hơn.

VD2: Trong một ao tự nhiên, vào mùa mưa, ếch tiến hành sinh sản nên số lượng cá thể ếch tăng nhanh chóng. Sau đó số lượng này sẽ giảm dần, các cá thể hoặc di chuyển tới nơi sống mới hoặc bị chết do môi trường sống của ao không đáp ứng đủ nhu cầu của lượng lớn cá thể ếch.

Giải VBT Sinh học lớp 9 Bài 47: Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài 1 (trang 110 VBT Sinh học 9):

Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Quần thể sinh vật bao gồm các ……………, cùng sinh sống trong ……………, ở một thời điểm ………………. và có khả năng ……………….. tạo thành những thế hệ mới.

Trả lời:

Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

Bài 2 (trang 110 VBT Sinh học 9):

Những dấu hiệu đặc trưng của quần thể là (chọn phương án trả lời đúng):

A. Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi

B. Thành phần nhóm tuổi, mật độ cá thể

C. Mật độ cá thể, tỉ lệ giới tính

D. Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ cá thể.

Trả lời:

Chọn đáp án D. Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ cá thể.

Giải thích: dựa vào nội dung SGK mục II trang 140+141

Bài 3 (trang 110 VBT Sinh học 9):

Hãy giải thích cơ chế điều chỉnh mật độ cá thể trong quần thể trở về mức độ cân bằng khi mật độ cá thể tăng quá cao.

Trả lời:

Khi mật độ cá thể tăng quá cao, nguồn thức ăn khan hiếm, nơi ở và sinh sản chật chội, bệnh tật tăng lên, nhiều cá thể hoặc bị chết hoặc dời đàn đi tìm nơi sống mới, vì thế mật độ quần thể lại trở về trạng thái cân bằng.

Giải VBT Sinh học lớp 9 Bài 47: Bài tập củng cố và hoàn thiện kiến thức

Bài 1 (trang 111 VBT Sinh học 9):

Hãy lấy hai ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau.

Trả lời:

Ví dụ:

    + Các cá thể hỗ trợ nhau: bồ nông xếp thành hàng để cùng bắt cá, trâu rung thường sống thành đàn để kiếm ăn và chống lại kẻ thù

    + Các cá thể cạnh tranh lần nhau: hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật, trâu rừng đực đánh nhau trang giành con cái trong mùa sinh sản.

Bài 2 (trang 111 VBT Sinh học 9):

Từ bảng 47.3 SGK số lượng cá thể của 3 loài, hãy vẽ tháp tuổi từng loài và nhận xét tháp đó thuộc dạng tháp gì?

Trả lời:

Tháp tuổi của chuột đồng có dạng ổn định.

Tháp tuổi của chim trĩ có dạng phát triển.

Tháp tuổi của nai có dạng giảm sút.

Bài 3 (trang 111 VBT Sinh học 9):

Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?

Trả lời:

Khi môi trường sống thuận lợi, số lượng các cá thẻ tăng cao, mật độ cá trong quần thể tăng lên. Khi môi trường sống không thuận lợi, các cá thể hoặc bị chết, hoặc tìm nơi cư trú mới, số lượng cá thể giảm, mật độ cá thể cũng giảm. Nhờ những điều này mà mật độ các cá thể trong quần thể luôn ở mức cân bằng.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải vở bài tập Sinh học lớp 9 Bài 47: Quần thể sinh vật (Ngắn nhất) file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status