Hướng dẫn giải VBT Ngữ Văn 8 tập 1 bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản ngắn gọn, chi tiết, bám sát nội dung chương trình học giúp các em tiếp thu bài giảng một cách dể hiểu và hỗ trợ các em ôn luyện thêm kiến thức.
Văn bản sau đây có thể chia thành mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt bằng mấy đoạn văn?
AI NHẦM
Xưa có một ông thầy đồ dạy học ở một gia đình nọ. Chẳng may bà chủ nhà ốm chết, ông chồng bèn nhờ thầy làm cho bài văn tế. Vốn lười, thầy liền lấy bài văn tế ông thân sinh ra chép lại đưa cho chủ nhà.
Lúc vào lễ, bài văn tế được đọc lên, khách khứa ai cũng bụm miệng cười. Bực mình, ông chủ nhà gọi thầy đồ đến trách: “Sao thầy lại có thể nhầm đến thế?”. Thầy đồ trợn mắt lên cãi: “ Văn tế của tôi chẳng bao giờ nhầm, họa chăng người nhà ông chết nhầm thì có”.
(Truyện dân gian Việt Nam)
Phương pháp giải:
Em xem lại Ghi nhớ về khái niệm đoạn văn. Căn cứ trên biểu hiện hình thức và nội dung, có thể dễ dàng thấy được số đoạn văn thường trùng với số lượng ý trong một văn bản.
Lời giải chi tiết:
Văn bản Ai nhầm có thể chia thành hai ý. Mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn:
- Đoạn 1: Nói về ông thầy lười: Sao chép nhầm văn tế.
- Đoạn 2: Khi người ta trách thì cãi liều là “chết nhầm”
Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn sau.
a) Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bò “mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng” chở vôi cát về xây trường học, và mời bác về nhà mình… Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên dân làng bèn đắp lại đường.
(Theo Xuân Diệu)
b) Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
(Tô Hoài, O chuột)
c) Nguyên Hồng (1918-1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Trước Cách mạng, ông sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo. Ngay từ tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết. Sau Cách mạng, Nguyên Hồng tiếp tục bền bỉ sáng tác, ông viết cả tiểu thuyết, kí, thơ, nổi bật hơn cả là các bộ tiểu thuyết sử thi nhiều tập. Nguyên Hồng được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996).
(Ngữ văn 8, tập một)
Phương pháp giải:
Em đối chiếu với các cách trình bày đoạn văn, xác định xem trong đoạn có câu chủ đề hay không, câu chủ đề đứng ở đầu hay cuối đoạn; từ đó đối chiếu với những cách trình bày chính là diễn dịch, quy nạp, liệt kê, song hành, bổ sung. Kết quả phân tích ghi vào bảng.
Lời giải chi tiết:
Cách trình bày nội dung các đoạn văn:
a. Diễn dịch (Câu chủ đề "Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương").
b. Song hành (Không có câu chủ đề, chủ đề của đoạn được duy trì bằng những từ ngữ chủ đề như mưa ngớt, tạnh, trời).
c. Song hành (Không có câu chủ đề, chủ đề được duy trì bằng các từ ngữ chủ đề Nguyên Hồng, ông, ngòi bút, sáng tác…).
Với câu chủ đề: "Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta", hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch, sau đó biến đoạn văn diễn dịch thành quy nạp.
Phương pháp giải:
Em cần chú ý định nghĩa về đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch và quy nạp. Trong đoạn diễn dịch, câu chủ đề đứng ở đầu đoạn. Hãy bắt đầu bằng cách viết tiếp vào câu chủ đề đã cho. Khi viết xong, chỉ cần đổi câu chủ đề xuống cuối đoạn em sẽ có đoạn văn trình bày theo kiểu quy nạp.
Lời giải chi tiết:
- Đoạn văn theo cách diễn dịch:
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đất nước ta vốn là nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá, bởi vậy luôn bị kẻ thù nhòm ngó rắp tâm xâm lược. Nhưng chưa khi nào dân ta cam chịu cảnh nô lệ lầm than, chưa khi nào bó tay nhìn giặc tràn sang xâm lấn. Từ những năm 40, Hai Bà Trưng với nỗi hận nợ nước thù nhà đã phất cờ nổi dậy đánh tuổi tên Thái thú Tô Định nhà Hán. Sau Hai Bà Trưng còn có Bà Triệu, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan,... liên tục nổi dậy chông ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc. Và đến năm 938, với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã khẳng định quyền tự chủ của đất nước, đưa giang san vào kỉ nguyên mới. Sau Ngô Quyền, tinh thần yêu nước của cha ông tiếp tục thể hiện đậm nét trong nhiểu chiến thắng lớn. Đó là ba lần đánh đuổi giặc Nguyên - Mông của vua tôi nhà Trần. Đó là đại chiến mùa xuân 1789 đánh quân xâm lược nhà Thanh của Nguyễn Huệ... Và gần thời đại chúng ta nhất là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, là đại thắng mùa xuân 1975 đầy hào sảng...
- Chuyển đoạn văn thành văn quy nạp:
Đất nước ta vốn là nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá, bởi vậy luôn bị kẻ thù nhòm ngó rắp tâm xâm lược. Nhưng chưa khi nào dân ta cam chịu cảnh nô lệ lầm than, chưa khi nào bó tay nhìn giặc tràn sang xâm lấn. Từ những năm 40, Hai Bà Trưng với nỗi hận nợ nước thù nhà đã phất cờ nổi dậy đánh tuổi tên Thái thú Tô Định nhà Hán. Sau Hai Bà Trưng còn có Bà Triệu, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan,... liên tục nổi dậy chống ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc. Và đến năm 938, với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã khẳng định quyền tự chủ của đất nước, đưa giang san vào kỉ nguyên mới. Sau Ngô Quyền, tinh thần yêu nước của cha ông tiếp tục thể hiện đậm nét trong nhiểu chiến thắng lớn. Đó là ba lần đánh đuổi giặc Nguyên - Mông của vua tôi nhà Trần. Đó là đại chiến mùa xuân 1789 đánh quân xâm lược nhà Thanh của Nguyễn Huệ... Và gần thời đại chúng ta nhất là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, là đại thắng mùa xuân 1975 đầy hào sảng. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Để giải thích câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công", một bạn đã đưa ra các ý sau:
a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.
b. Giải thích vì sao người xưa lại nói "Thất bại là mẹ thành công".
c. Nêu bài học vận dụng câu tục ngữ ấy trong cuộc sống.
Hãy chọn một trong ba ý trên để viết thành một đoạn văn, sau đó phân tích cách trình bày nội dung của đoạn văn đó.
Phương pháp giải:
Em hãy định trước cách trình bày nội dung đoạn văn mình sẽ viết. Sau đó, chọn một trong các ý trên để viết thành đoạn. Như vậy sau khi viết xong em sẽ dễ dàng nói về cách trình bày của mình.
Lời giải chi tiết:
- Theo em nên vận dụng câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” vào cuộc sống.
- Đoạn văn: Có một nhà thơ đã viết: “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”. Trong cuộc đời mỗi một con người, khi phấn đấu không mệt mỏi để đạt những thành tích về học tập, lao động, chúng ta thường vấp phải những thất bại, đắng cay: “Thi không ăn ớt, thế mà cay”. Thất bại ấy do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu ta tìm đúng được nguyên nhân, ta bước tiếp thì ta sẽ thành công. Nhiều khi để thành công phải có lòng kiên trì, nhẫn nại, khắc phục nhược điểm nhiều lần và nhiều khi thất bại không phải chỉ xảy ra một lần, vì như người ta nói “không cái dại nào giống cái dại nào”. Vận dụng câu tục ngữ này trong cuộc sống ta thấy ý nghĩa của câu tục ngữ là lời khuyên nhủ đầy tính thuyết phục và thực tiễn.
►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Giải VBT Ngữ văn lớp 8 tập 1 bài: Xây dựng đoạn văn trong văn bản chi tiết bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.