Logo

Giải vở bài tập Ngữ Văn 9: Các thành phần biệt lập (tiếp theo) Tập 2

Giải vở bài tập Ngữ Văn 9: Các thành phần biệt lập (tiếp theo) Tập 2, hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập bám sát nội dung trong chương trình trên lớp và giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 9.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và thầy cô giáo tham khảo hướng dẫn giải VBT Văn 9: Các thành phần biệt lập (tiếp theo) Tập 2 được đội ngũ chuyên gia biên soạn chi tiết và dễ hiểu dưới đây.

Giải VBT Ngữ Văn 9: Các thành phần biệt lập (tiếp theo)

Câu 1: Bài tập 2, tr. 32, SGK

Trả lời:

- Thành phần gọi đáp trong câu ca dao là: này (để gọi), vâng (để đáp)

- Lời gọi đáp đó hướng đến quan hệ trên dưới, là quan hệ thân mật

Câu 2: Bài tập 3, tr. 33, SGK

Trả lời:

Câu Thành phần phụ chú Tác dụng
(a) Kể cả anh Bổ sung cho chúng tôi, mọi người
(b) Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ Giải thích thêm cho những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này gồm những ai
(c) Những người của thực sự của đất nước trong thế kỉ tới Giải thích cho lớp trẻ hôm nay là những ai trong tương lai
(d)

Có ai ngờ

Thương quá đi thôi

Thể hiện thái độ ngạc nhiên của người nói

Thể hiện tình cảm mến thương của người nói

Câu 3: Thành phần gọi đáp trong đoạn trích sau thể hiện quan hệ và thái độ như thế nào của người nói đối với người nghe?

Rồi nó tất tả bồng em đon đả chạy ra trước thềm đon đả chào mẹ:

- U đã về ạ! Ông lí cởi trói cho thầy con chưa, hử u? Cái nón của u làm sao rách tan tành thế ấy? Tay u làm sao phải buộc giẻ thế kia?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Trả lời:

- Thành phần gọi đáp là: u- con

- Thành phần gọi đáp trong đoạn trích trên thể hiện quan hệ và thái độ của người nói với người nghe như sau: quan hệ trên dưới (mẹ- con) thân mật, thể hiện thái độ kính trọng của người nói với người nghe

Câu 4: Xác định thành phần phụ chú trong câu sau và nêu tác dụng của nó

Nguyễn Dữ [....] (chưa rõ năm sinh năm mất), người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tình Hải Dương

(theo Ngữ Văn 9, tập 1, tr. 48)

Trả lời:

- Thành phần phụ chú trong câu là: chưa rõ năm sinh, năm mất

- Tác dụng của thành phần phụ chú: bổ sung thêm thông tin về tác giả Nguyễn Dữ

Câu 5: Dùng các từ ngữ cho sẵn ở sau để điền vào vị trí để trống trong đoạn trích dưới đây nhằm tạo thành các thành phần phụ chú, bổ sung được những chi tiết thích hợp

(1) Nam Cao (....................) quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân...................... (2) Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng tháng Tám. (3) Ông đã sáng tác nhiều truyện ngắn nổi tiếng về cuộc sống của những người nông dân nghèo khổ (......................) (4) Ngoài ra ông còn viết một truyện dài (....................) nói lên cuộc sống tù túng vất vả của những người trí thức trước cách mạng.

a. sinh năm 1917, mất năm 1951

b. Sống mòn

c. nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam

d. Chí Phèo, Lão Hạc, Một đám cưới,...

Trả lời:

- Đặt (a) vào câu: (1)

- Đặt (b) vào câu: (4)

- Đặt (c) vào câu: (2)

- Đặt (d) vào câu: (3).

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải vở bài tập Ngữ Văn 9: Các thành phần biệt lập (tiếp theo) Tập 2 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status