Logo

Giải vở bài tập Ngữ Văn 9: Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Tập 2

Giải vở bài tập Ngữ Văn 9: Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Tập 2, hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập bám sát nội dung trong chương trình trên lớp và giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 9.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Văn 9: Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Tập 2 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Giải VBT Ngữ Văn 9: Tổng kết phần văn học (tiếp theo)

A. Nhìn chung về nền văn học Việt Nam

Câu 1: Văn học Việt nam gồm hai bộ phận hợp thành: văn học dân gian và văn học viết. Nêu sự khác biệt trên những nét lớn của hai bộ phận văn học đó. Giữa văn học dân gian và văn học viết có mối quan hệ như thế nào?

Trả lời:

- Sự khác biệt giữa văn học dân gian và văn học viết:

   + chủ thể sáng tác:

• Văn học dân gian: là một tập thể sáng tác, không có tác giả cụ thể

• Văn học viết: do một tác giả cụ thể tạo nên

+ cách thức lưu truyền:

• Văn học dân gian: chủ yếu là truyền miệng

• Văn học viết: được lưu giữ dưới dạng văn bản

    + môi trường tồn tại:

• Văn học dân gian: trong dân gian

• Văn học viết: chủ yếu trong giới Nho sĩ

    + tính dị bản:

• Văn học dân gian: có tính dị bản cao do được truyền miệng từ nơi này sang nơi khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác

• Văn học viết: không có tính dị bản do được lưu truyền bằng văn bản (nếu có thì ít hơn rất nhiều so với văn học dân gian)

   + phong cách tác giả:

• Văn học dân gian: mang phong cách đại chúng và mang nét đặc trưng vùng miền

• Văn học viết: mang phong cách đặc trưng, chủ quan của cá nhân tác giả → mang tính bác học

- Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết

   + văn học dân gian là nguồn chất liệu quan trọng cho văn học viết

   + Văn học viết chịu ảnh hưởng văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật, nhiều tác giả, tác phẩm văn học viết mang phong cách dân gian

   + một số tác phẩm văn học viết được phổ biến rộng rãi trong dân gian thành đề tài cho văn học dân gian

→ Như vậy trong quá trình phát triển, hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển, văn học dân gian là nền tảng cho văn học viết tiếp thu, trái lại, văn học viết có tác động trở lại làm văn học dân gian thêm phong phú, đa dạng

Câu 2: Xét về mặt chữ viết, văn học Việt Nam từng được ghi bằng những văn tự nào? Vì sao những tác phẩm viết bằng chữ Hán vẫn được xem là một bộ phận của văn học Việt Nam

Trả lời:

- Xét về mặt chữ viết, văn học Việt Nam từng được ghi bằng những văn tự: chữ Hán, chữ Nôm

- Những tác phẩm viết bằng chữ Hán vẫn được xem là một bộ phận của văn học Việt Nam vì:

   + các tác phẩm chữ Hán do người Việt viết, mang tư tưởng tình cảm cuộc sống của con người Việt Nam nên là bộ phận của nền văn học Việt Nam

   + chữ Hán là văn tự chính thức của nhà nước phong kiến Việt Nam suốt thời kì trung đại, nên các Nho sĩ thời ấy đều thông thuộc chữ Hán

Câu 3: Trong các tác phẩm dưới đây tác phẩm nào có nguyên tác bằng chữ Hán: Sông núi nước Nam, Bài ca Côn Sơn, Bánh trôi nước, Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên, Hoàng Lê nhất thống chí?

Trả lời:

- Các tác phẩm nguyên tác bằng chữ Hán: Sông núi nước Nam, Bài ca Côn Sơn, Hoàng Lê nhát thống chí

Câu 4: Tinh thần yêu nước là một truyền thống lớn và lâu bền của văn học Việt Nam. Hãy cho thấy sự thống nhất và đa dạng của nội dung tư tưởng đó qua một số tác phẩm sau: Thánh Gióng, Sông núi nước Nam, Hịch tướng sĩ, Cảnh khuya

Trả lời:

- Các tác phẩm đều nêu cao ý chí chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ và giành lại nền độc lập, quyền tự chủ cho dân tộc

- Nhưng mỗi tác phẩm biểu hiện của tình yêu nước lại có nét riêng và có sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo

   + ở Cảnh khuya đó là tình yêu thiên nhiên tươi đẹp của đất nước gắn vào niềm canh cánh lo cho nước nhà

   + ở truyện Thánh Gióng là tình yêu quê hương của người anh hùng chiến đấu đánh đuổi lũ giặc xâm lăng

   + ở Hịch tướng sĩ là khí thế Đông A hào hùng quyết tâm diệt lũ giặc xâm lăng của các tráng sĩ thời nhà Trần

Câu 5: Tinh thần nhân đạo được thể hiện như thế nào qua hình tượng người phụ nữ ở các tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều (chủ yếu là các đoạn trích trong SGK)

Trả lời:

- Người phụ nữ trong hai tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và Truyện Kiều hội tụ những vẻ đẹp đáng quý nhất,họ là đại diện tiêu biểu của hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ

- Viết về người phụ nữ, các nhà văn,nhà thơ đã đứng trên lập trường nhân sinh để đề cao phẩm chất đức hạnh và vẻ đẹp của họ . Cụ thể:

   + Vẻ đẹp hình thức:

• Vũ Nương: vẻ đẹp dịu dàng, thuần hậu

• Thúy Kiều: Kiều đẹp”sắc sảo, mặn mà

+ Vẻ đẹp tài năng, phẩm chất:

• Vũ Nương: tính tình thùy mị nết na, yêu thương và chung thủy với chồng, hiếu thảo với mẹ chồng, thương con, hết lòng lo cho hạnh phúc gia đình... ( Dẫn chứng )

• Thúy Kiều:

   + Không chỉ đẹp, Kiều còn là người phụ nữ có tài. Cầm kỳ, thi, họa đủ mùi ca ngâm nhưng nổi trội nhất vẫn là tài đànđặc tả cái tài của Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm

đặc biệt của nàng.

   ++ Hiếu thảo với cha mẹ, giàu đức hi sinh, có lòng vị tha, có trái tim đôn hậu, có ý thức sâu sắc về nhân phẩm của mình.......

Câu 6: Biểu hiện của tinh thần nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao (hoặc đoạn trích Tức nước vỡ bờ trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố)

Trả lời:

- Cảm thông co số phận khốn khổ của những người lao động nghèo như Lão Hạc

- Nhà văn Nam Cao đã đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm của người nhà quê để khám phá khẳng định, đề cao những phẩm chất tốt đẹp ẩn giấu bên trong cái vẻ ngoài lam lũ tầm thường

   + Một lão Hạc “mình hạc xương mai” ít học, quẩn quanh trong cái làng quê bé nhỏ ấy lại là một nhân cách cao đẹp tuyệt vời. Đối với lão, sống dường như chỉ có một nghĩa: sống vì con, hy sinh cả cuộc đời cho con.

   + Có thể nói lão Hạc đã tự thiêu cháy mình để nhường phần sống lại cho con. Vậy nên , một người cha yêu thương con, giàu đức hy sinh, nhân hậu giàu lòng tự trọng như lão đã chọn sự quyên sinh, vừa để bảo toàn phần người tốt đẹp, để trọn đạo làm cha, để chuộc tội với cậu Vàng lão đã tự chọn cho mình cái chết thê thảm của một con chó – lão tự đánh bả chình mình!

- Qua đó nhà văn đã gởi gắm quan niệm văn chương “Nghệ thuật vị nhân sinh”: Hãy tin tưởng vào nhân phẩm của con người, tin vào thiên lương đẹp đẽ của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 nói riêng và người nông dân Việt Nam nói chung. Dù bề ngoài có vẻ như gàn dở nhưng bên trong họ là triết lý sống vô cùng cao đẹp: Thà chết chứ không chịu ăn cắp, không làm điều sằng bậy, không để phiền luỵ đến những người xung quanh, thà chết trong, còn hơn sống đục.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải vở bài tập Ngữ Văn 9: Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Tập 2 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status