Logo

Giải VBT Lịch sử 5 Bài 19: Nước nhà bị chia cắt

Giải VBT Lịch sử 5 Bài 19: Nước nhà bị chia cắt (Ngắn gọn) có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập. Hỗ trợ các em học sinh tham khảo, củng cố các kiến thức môn Sử 5
2.8
2 lượt đánh giá

Với bộ Giải VBT Lịch sử 5 Bài 19: Nước nhà bị chia cắt có lời giải chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây là nguồn thông tin hay để phục vụ công việc học tập của học sinh tốt hơn. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Bài 1 trang 42 VBT Lịch sử lớp 5

Đánh dấu × vào ☐ trước ý sai.

Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ về Việt Nam:

☐ Sông Bến Hải là giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai miền Nam – Bắc.

☐ Quân Pháp rút khỏi miền Bắc chuyển vào miền Nam.

☐ Hai miền Nam – Bắc Việt Nam được thống nhất.

☐ Tháng 7 – 1956, Việt Nam tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Trả lời: 

☒ Hai miền Nam – Bắc Việt Nam được thống nhất.

Bài 2 trang 42 VBT Lịch sử lớp 5

“Sông Bến Hải bên còn bên mất

Cầu Hiền Lương bên lở bên bồi”

Kẻ thù nào gây nên nỗi đau chia cắt hai miền Nam Bắc?

Trả lời:

Đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai gây nên nỗi đau chia cắt hai miền Nam Bắc.

Bài 3 trang 43 VBT Lịch sử lớp 5

Điền nội dung phù hợp vào chỗ trống (…) trong các ô dưới đây:

Âm mưu và hành động của Mĩ – Diệm sau khi kí Hiệp định Giơ-ne-vơ là:

a

Trả lời:

b

Bài 4 trang 43 VBT Lịch sử lớp 5

“Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi?”

- Câu nói trên là của ai?

- Câu nói ấy có ý nghĩa gì?

Trả lời: 

- Câu nói trên là của Bác Hồ.

- Ý nghĩa: Ở trên đời mọi thứ sinh ra đều có quy luật riêng, cho dù sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng tinh thần chung sức đồng lòng bảo vệ máu thịt của nhân dân Việt Nam (Nam Bộ) vẫn luôn bất biến.

Bài 5 trang 43 VBT Lịch sử lớp 5

Tại khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội, bên ngôi nhà sàn của Bác Hồ có một cây vú sữa do đồng bào miền Nam gửi tặng Bác (qua những chiến sĩ tập kết ra Bắc sau Hiệp định Giơ-ne-vơ).

Em có suy nghĩ gì về tình cảm của đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ nói riêng và nhân dân miền Bắc nói chung?

Trả lời: 

Sau năm 1954, đất nước Việt Nam bị chia cắt thành hai miền. Với tinh thần chiến đấu và hi sinh quên mình, miền Bắc luôn đóng vai trò là hậu phương lớn cho miền Nam còn miền Nam là tiền tuyến có nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, trực tiếp kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược. Thông qua hình ảnh cây vũ sữa do đồng bào miền Nam gửi tặng Bác, một hành động nhỏ đó thôi cũng cho thấy tình cảm gắn bó như máu thịt của đồng bào miền Nma đối với Bác nói riêng và nhân dân miền Bắc nói chung. Tinh thần đại đoàn kết ấy đã làm nên sức mạnh vô biên đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.

Bài 6 trang 44 VBT Lịch sử lớp 5

Quan sát hình dưới đây:

c

Tượng đài “Khát vọng thống nhất”

Tượng đài “Khát vọng thống nhất” được xây dựng bên bờ Nam sông Bến Hải

Tượng đài nhắc nhở chúng ta điều gì?

Trả lời: 

Tượng đài “Khát vọng thống nhất” thể hiện khát vọng, sự mong mỏi, kiên cường thuỷ chung trong suốt chiều dài lịch sử. Cụm tượng đài lấy cây dừa làm hình tượng chính tượng trưng cho các thế hệ miền Nam một lòng hướng về miền Bắc, hướng về Bác Hồ kính yêu và kiên định trong khó khăn gian khổ. Trong cuộc đấu tranh đó hình tượng người phụ nữ được dựng lên làm biểu tượng, mắt hướng về phía Bắc ánh lên nỗi khắc khoải và hy vọng, tay ôm vai đứa con gái nhỏ. Bức tượng gợi lên nỗi khát vọng thống nhất cháy bỏng của đồng bào miền Nam kiên định, bất khuất đi theo cách mạng. Mỗi hệ chúng ta hôm nay cần trân trọng những thành quả của cha ông, tự hào về trang lịch sử hào hùng nhưng cũng đầy đau thương của dân tộc để từ đó ra sức góp công sức bảo vệ và xây dựng đất nước giàu đẹp hơn.

►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Giải VBT Lịch sử 5 Bài 19: Nước nhà bị chia cắt chi tiết bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Đánh giá bài viết
2.8
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status