Logo

Phân tích bài Nhà mẹ Lê của Thạch Lam tuyển chọn hay nhất

Những bài văn mẫu lớp 11: Phân tích bài Nhà mẹ Lê của Thạch Lam chọn lọc hay nhất, giúp các em trau dồi vốn từ vựng, có thêm ý tưởng hay để hoàn thiện bài viết của mình.
2.0
53 lượt đánh giá

Hy vọng những bài văn mẫu chúng tôi chi sẻ dưới đây sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh và thầy cô, chi tiết bài viết theo dõi tại đây.

Phân tích tác phẩm Nhà mẹ Lê của Thạch Lam hay nhất

Tác phẩm là câu chuyện về cuộc đời những người dân ngụ cư mà nhân vật chính là mẹ Lê cùng mười một đứa con. Họ sống nghèo khổ trong một căn nhà chật hẹp và tồi tàn. Bà mẹ phải làm lụng vất vả nhưng vẫn không đủ nuôi các con. Những ngày cực nhọc nhất của những người nông dân lại là những ngày vui sướng của bà mẹ nghèo khổ ấy vì lúc đó mới có người mướn làm. Những buổi tối cả nhà mẹ Lê xúm xít quanh nồi cơm bốc khói là những ngày hạnh phúc nhất. Nhưng những ngày như thế không nhiều. Mùa đông đến, ngoài đồng chỉ còn trơ cuống rạ, ao hồ không còn tôm tép để bắt, nguồn thức ăn của gia đình mẹ Lê không còn. Nhà mẹ Lê vốn nghèo khổ giờ càng túng quẫn hơn. Đàn con đói rét, không cầm lòng nổi trước cảnh tượng đó mẹ Lê một lần nữa tìm đến nhà ông Bá giàu có trong làng để vay gạo. Gạo vay không được, mẹ Lê còn bị ông Bá thả chó ra cắn. Được một người quen đưa về với vết thương máu chảy ròng ròng, mẹ Lê lên cơn sốt nặng. Trong lúc mê man, người mẹ tội nghiệp ấy nhớ lại quãng đời bất hạnh và khốn khổ của mình. Kết thúc câu chuyện là cảnh mẹ Lê từ giã cõi đời để lại mười một đứa con bơ vơ, không nơi nương tựa, không biết đi đâu về đâu.
Cái khổ của nhà mẹ Lê là cái khổ của cảnh đời đông con, túng quẫn. Nếu ít con hơn, có lẽ mẹ Lê sẽ có thể được bớt lo, bớt khổ phần nào. Cảnh gia đình đông con của nhà mẹ Lê không phải là hiểm trong xã hội ấy. Đông con là một áp lực, là một gánh nặng đè lên vai bất kì người phụ nữ nào, gia đình nào trong xã hội ấy.
Thạch Lam dường như đã hóa thân vào nhân vật để cảm nhận những nỗi đắng cay trong cuộc đời của họ. Ta thấy cái nhìn độ lượng, thương cảm của nhà văn khi miêu tả căn nhà tồi tàn của mẹ Lê "chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát", mùa rét phải rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm và tác giả so sánh cảnh tượng đó "trông như một ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc". Để đặc tả sự nghèo khổ của nhà mẹ Lê, tác giả cho ta thấy "cách kiếm ăn' khổ cực và bấp bênh của bà mẹ này:" Từ buổi sáng tinh sương mùa nực cũng như mùa rét bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng ". Ấy vậy mà đó là những ngày sung sướng nhất vì khi ấy còn có người mướn bác làm việc. Những con người sống với nghề nghiệp bấp bênh ấy trở nên tội nghiệp hơn khi những ngày mùa qua đi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ. Những khó khăn ấy không chỉ đến với riêng mẹ Lê mà với tất cả những người dân trong xóm ngụ cư nghèo khổ ấy. Đặc tả một khung cảnh đói khổ và buồn bã, tác phẩm dường như báo hiệu cho chúng ta thảm cảnh Ất Dậu.
Đói rét, nghèo khổ nhưng với Thạch Lam những con người trong" nhà mẹ Lê "trước bờ vực thẳm của cuộc đời không bị tha hóa, biến dạng. Giữa cái giá lạnh của cuộc sống họ" lặng lẽ, âm thầm chịu khổ một mình, không than thở với láng giềng hàng xóm bởi vì ai nấy đều biết cũng nghèo khốn như nhau ". Đây là một đặc điểm của các nhân vật trong sáng tác của Thạch Lam. Nhà văn luôn" chắt chiu cái đẹp "ấy tạo ra một thế giới nhân vật mà ở đó luôn âm thầm, lặng lẽ chịu đựng và hi sinh (Tâm trong" cô hàng xén ", Liên trong" một đời người "). Những con người ấy không dám thổ lộ nỗi khổ của mình phải chăng sợ làm tổn thương người khác? Họ âm thầm đồng cảm với nhau, lặng lẽ chia sẻ cùng nhau mà không có một phản ứng mạnh mẽ, một phản kháng quyết liệt nào về hiện thực tối tăm bao quanh mình.
Nhân vật trong" nhà mẹ Lê "sống trọn vẹn với niềm vui và cả những nỗi buồn. Những con người ấy thiếu thốn về vật chất nhưng không thiếu thốn về tinh thần. Họ không cô đơn trong cuộc sống cũng không cô độc trong cuộc đời bởi họ luôn mang trong tâm hồn mình tình người ấm áp. Tình người đẹp đẽ ấy phải chăng xuất phát từ tấm lòng bao la của nhà văn dành cho những kiếp người nhỏ bé? Thạch Lam đã đưa họ đến gần nhau để những con người ấy không chỉ thấu hiểu mà còn chia sẻ và giúp đỡ nhau. Mẹ Lê khi bị chó nhà giàu cắn được đưa về nhà trong cơn đau vẫn xúc động nói" may gặp bác Đối, chứ không biết bao giờ mới lê về được đến nhà "và khi người mẹ ấy chết đi chính những người nghèo khổ ấy đã" mua cho bác một cỗ ván mọt, rồi đưa giúp bác ra cánh đồng, chôn vào bãi tha ma nhỏ đầu làng ". Họ quay trở về ái ngại và xót xa cho những đứa con tội nghiệp của người mẹ xấu số. Tác phẩm vì thế được bao trùm bởi tình yêu thương. Đó không chỉ là tình thương của những con người cùng cảnh ngộ trong truyện mà còn là tình thương của độc giả dành cho nhân vật và của chính nhà văn với" đứa con tinh thần ".
" Nhà mẹ Lê' vừa mang yếu tố hiện thực vừa được khoác lên mình màu sắc lãng mạn . Thạch Lam không chỉ cảm thông mà còn trân trọng nhân vật của mình. Sự trân trọng ấy được biểu hiện từ cách gọi tên các nhân vật. Nhà văn không gọi nhân vật của mình là "thị", "y", "hắn" như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao.. mà gọi một cách trân trọng, trìu mến "mẹ Lê", "mẹ Đối", "mẹ Hiền". Xuyên suốt tác phẩm mẹ Lê được gọi là "bác". Nó giống như đây là một câu chuyện kể về một người thân quen cùng một hoàn cảnh, cùng một tầng lớp trong xã hội.

Cảm ơn đã theo dõi bài viết, tham khảo thêm nhiều tài liệu học tập bổ ích khác tại chuyên trang của chúng tôi!

Đánh giá bài viết
2.0
53 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status