Logo

Tuyển chọn 3 mẫu phân tích truyện cổ tích Cây khế hay và đặc sắc nhất

Thông qua các mẫu bài phân tích truyện Ăn khế trả vàng mà chúng tôi đã tổng hợp, hy vọng sẽ giúp các em học sinh có thêm nhiều ý tưởng khi phân tích truyện cổ tích Cây khế một cách sáng tạo và trọn vẹn nhất. Tham khảo ngay
2.3
22 lượt đánh giá

Tổng hợp 3 bài phân tích truyện Cây khế hay và đặc sắc nhất được bài viết tổng hợp cực chi tiết. Hỗ trợ các em học sinh trau dồi kiến thức và hoàn thiện bài phân tích truyện Ăn khế trả vàng một cách hiệu quả nhất. Theo dõi ngay dưới đây.

Phân tích truyện cổ tích Cây khế - Mẫu số 1

Kho tàng truyện cổ tích rất phong phú. Trong đó, “Cây khế” là một truyện rất quen thuộc, gửi gắm bài học quý giá cho mỗi người.

Như mọi câu chuyện cổ tích khác, Cây khế được bắt đầu bằng cụm từ “ngày xửa ngày xưa” và “ở một nhà kia” chỉ thời gian trong quá khứ, và không gian không xác định. Tiếp đến tác giả dân gian bắt đầu giới thiệu những nhân vật chính trong truyện - đó là hai anh em. Cha mẹ mất sớm, họ cùng nhau làm lụng vất vả nên cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, người anh đâm ra lười biếng. Người anh sợ rằng em tranh giành của cải, liền bàn với vợ cho người em ra ở riêng, và chỉ chia cho em một gian nhà lụp xụp, ở trước cửa có một cây khế ngọt. Qua đây, nhân vật người anh trong truyện hiện lên với tính cách tham lam, ích kỷ.

Còn người em lại hiền lành, chăm chỉ. Quanh năm, vợ chồng người em chăm sóc cho cây khế chín. Bỗng một hôm, một con chim bay đến ăn khế. Ròng rã một tháng trời, ngày nào chim cũng đến ăn. Người vợ đợi chim ăn xong liền xin nó đừng ăn nữa. Chim thần đáp lại: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Vợ chồng người em làm theo lời chim nói. Hôm sau, chim thần giữ đúng lời hứa đưa người em ra đảo. Đến nơi, người em thấy trên đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đá ngũ sắc. Chim bay một vòng quanh đảo, sau đó hạ xuống một cái hang. Ngay cửa hang toàn những thứ đá như thủy tinh và hổ phách đu các màu. Kể từ đó, cuộc sống người em trở nên giàu có, sung sướng.

Tiếng lành đồn xa, người anh biết chuyện, lân la đến hỏi em. Vốn tính thật thà, người em kể hết đầu đuôi, người anh liền gạ đổi hết gia sản để lấy túp lều và cây khế. Nhưng vợ chồng người anh không chịu làm gì, mà chỉ ngồi chờ chim đến ăn khế. Mùa khế chín, chim lại đến ăn và trả lời như người em kể. Người anh may cái túi to gấp ba lần. Chim thần đưa người anh đến đảo. Người anh cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Còn người anh bị cuốn đi rất xa, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Có thể thấy rằng, chính sự tham lam đã khiến cho người anh phải trả giá.

Như vậy, truyện “Cây khế” của ông cha ta gửi gắm bài học người chăm chỉ hiền lành sẽ được đền đáp xứng đáng. Còn kẻ xấu xa, lười biếng sẽ phải chịu hậu quả.

Phân tích truyện cổ tích Cây khế - Mẫu số 1

Phân tích truyện Ăn khế trả vàng - Mẫu số 2

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam quả thật là vô cùng phong phú,. Mỗi câu chuyện lại mang đến cho người đọc những bài học sâu sắc và có tính giáo dục rất lớn cho thế hệ học sinh. “Cây khế” là một trong những câu chuyện như vậy.

Khai thác một đề tài không mới trong cổ tích, nói về người em thứ trong gia đình, nhưng Cây khế mang đến một câu chuyện riêng với ý nghĩa răn dạy đáng học hỏi.

Sinh ra trong một gia đình không quá nghèo khó, những vợ chồng người em trong câu chuyện chỉ được anh trai mình chia cho một mảnh đất nhỏ đủ để dựng một căn nhà lá với cây khế ở trước nhà. Cây khế đó cũng là tài sản duy nhất mà hai vợ chồng người em có được. Tình huống truyện đã lột tả được bản tính tham lam, keo kiệt và thiếu tình thương của vợ chồng người anh trai với em ruột của mình. Lấy hết toàn bộ gia tài cha mẹ để lại, chia cho em mảnh đất nhỏ với cây khế làm vốn sinh nhai, thử hỏi có người anh nào lại cạn tình đến như vậy?

Vợ chồng người em hiền lành chất phác, tuy chỉ được chia cho mảnh đất đủ dựng ngôi nhà nhỏ nhưng vẫn không oán than nửa lời, ngược lại họ chăm chỉ đi làm thuê cấy mướn kiếm sống và chăm sóc cho cây khế – tài sản duy nhất mà họ có. Đức tính hiền lành, chăm chỉ chịu thương chịu khó này của hai vợ chồng quả thật đáng quý và đáng học hỏi.

Ông trời không phụ lòng người quả không sai, đến mùa quả chín, cây khế trước nhà sai trĩu quả, như là thành quả cho công lao của hai vợ chồng đã chăm chỉ sớm hôm. Thế nhưng, bỗng đâu một con đại bàng to lớn từ đâu bay đến, xà xuống cây ăn lấy ăn để. Hai vợ chồng lo sợ và bất lực chỉ biết cầu xin chim đừng ăn nữa. Nhưng con đại bàng to lớn kia vẫn ăn không ngừng, trước khi bay đi, nó nói lại một câu răng: “ ăn một quả trả một cục vang, may túi ba gang mang đi mà đựng”. Lời nói của chim tưởng đâu là bâng quơ nhưng người em tin là thật và đã thức đêm chuẩn bị chiếc túi ba gang như lời chim dặn. Sáng hôm sau, con chim đến chở người em ra đảo, một hòn đảo có rất nhiều vàng. Tác giả dân gian xây dựng tình huống truyện để cho người em được nhận một món quà vô cùng giá trị, nhưng đó cũng là những gì vợ chồng người em xứng đáng nhận được. Đó cũng là lời khẳng định cho một giá trị nhân văn rằng: người tốt nhất định sẽ được báo đáp và ở hiền chắc chăn sẽ gặp lành.

Câu chuyện chưa dừng lại ở đó, vợ chồng người anh khi thấy em mình đang nghèo rớt bỗng nay lại mua đất làm nhà, rồi mua ruộng làm ăn thì lấy làm ngạc nhiên và lân ra sang nhà hỏi dò vì sao lại có nhiều tiền như vậy. Vợ chồng người em thật thà kể lại câu chuyện được đại bàng trả ơn thì anh ta liền đưa ra ý kiến muốn chuyển về ở dưới ngôi nhà lá cạnh cây khế. Được sự đồng ý của hai vợ chồng người em, vợ chồng người anh đã nhanh chóng dọn nhà đến ở trong ngôi nhà lá lụp xụp. Mục đích của anh ta đơn giản là mong muốn khi lần sau chim đến ăn khế thì sẽ được trả ơn. Sự tham lam và quỷ quyệt của người anh được bộc lộ từng cấp độ tình huống truyện. Khi thì không cho ngươi em bất cứ thứ tài sản gì đáng giá, nay nghe tin em được chim thần trả ơn thì lại muốn chiếm lấy “cây khế tạo vàng”.

Cuối cùng thì anh ta cũng được trả công, chim thần cũng đưa anh ta ra đảo vàng thế nhưng bản tính tham lam chưa bao giờ có thể thay đổi, thay vì may chiếc túi ba gang như chim thần dặn anh ta đã may chiếc túi tới 12 gang và nhặt vàng chất đầy chiếc túi ấy. Nhưng lượng vàng quá nặng khiến chim thần không đủ sức chở vào bờ, đại bàng đã bảo anh ta bỏ bớt vàng xuống biển nhưng lòng tham không cho anh ta làm vậy. Cuối cùng, đại bàng nghiêng mình, khiến người anh trai cùng túi vàng của anh ta rơi xuống biển.

Đáng đời kẻ tham lam, phải mất mạng chỉ vì quá tham vàng. Nếu anh ta chỉ may chiếc túi ba gang thì đâu đến nỗi phải bỏ mạng. Thế nhưng tâm tính con người đâu dễ gì thay đổi. Đó là cái giá mà người anh phải trả sau những gì đã làm với người em và trả giá cho bản tính tham lam của mình.

Cây khế với một kết thúc có hậu dành cho người chính nghĩa chăm chỉ lương thiện, và kẻ tham lam sảo quyệt đã phải lãnh hậu quả. Đó  là bài học về cách làm người mà thế hệ cha ông gửi gắm qua từng câu chữ. Hãy cứ chăm chỉ lương thiện, sống đúng với những giá trị nên có rồi sẽ có ngày thu được quả ngọt, còn những kẻ chỉ biết đến bản thân mình, gian manh tham lam thì cuối cùng cũng mất tất cả và phải chịu quả báo.

Bài phân tích truyện Cây khế - Mẫu số 3

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam đã để lại nhiều câu chuyện với bài học vô cùng quý giá. Một trong số đó là câu chuyện “Cây khế”, vô cùng nổi tiếng và quen thuộc.

Truyện kể về hai anh em nhà nọ. Cha mẹ mất sớm, họ cùng nhau chăm lo làm lụng nên cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, người anh đâm ra lười biếng. Còn hai vợ chồng người em vẫn cố gắng làm lụng. Thấy vậy, người anh sợ em tranh giành của cải, liền bàn với vợ cho vợ chồng người em ra ở riêng. Người anh chỉ chia cho em một gian nhà lụp xụp, ở trước cửa có một cây khế ngọt. Còn mình thì lấy hết tài sản quý giá mà cha để lại. Tác giả dân gian đã xây dựng sự đối lập của hai nhân vật chính trong truyện. Người anh thì lười biếng, tham lam. Còn người em thì hiền lành, chăm chỉ. Để từ đó đưa ra một bài học răn dạy quý giá.

Quanh năm vợ chồng người em chăm sóc cho cây khế tươi tốt. Đến mùa khế ra rất nhiều quả. Bỗng nhiên một hôm, có một con chim lạ đến ăn khế chín. Ròng rã một tháng trời, ngày nào chim cũng đến ăn. Người vợ đợi chim ăn xong liền xin nó đừng ăn nữa. Chim thần đáp lại: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Hai vợ chồng người em làm theo lời chim. Hôm sau, chim đưa người em ra đảo lấy vàng và trở về. Từ đó, người em trở nên giàu có. Qua chi tiết này, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học rằng nếu chăm chỉ làm lụng mới có thành quả tốt, và người hiền lành tốt bụng sẽ được đền đáp xứng đáng.

Nhưng câu chuyện không chỉ dừng lại ở đó, sau khi biết chuyện, hai vợ chồng người anh vội vàng đến hỏi chuyện. Nghe em kể hết đầu đuôi, người anh liền gạ đổi hết gia sản để lấy túp lều và cây khế. Nhưng vợ chồng người anh không chịu làm gì, mà chỉ ngồi chờ chim đến ăn khế. Đến mùa khế chín, chim lại đến ăn và trả lời như người em kể. Hai vợ chồng người anh tham lam may cái túi to gấp ba lần. Đến nơi, người anh cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Người anh bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Kết thúc này muốn khẳng định rằng kẻ tham lam, lười biếng sẽ chịu hậu quả.

Câu chuyện có nhiều yếu tố tưởng tượng, kì ảo để góp phần thể hiện tư tưởng mà ông cha ta muốn gửi gắm.

Bài phân tích truyện Cây khế - Mẫu số 3

Tham khảo thêm:

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Tuyển chọn 3 mẫu phân tích truyện cổ tích Cây khế hay và đặc sắc nhất hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
2.3
22 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status