Logo

Văn mẫu Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong hai câu kết bài Cảnh ngày hè

Bài văn mẫu Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi trong hai câu kết bài Cảnh ngày hè lớp 10 hay nhất là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em nâng cao khả năng viết văn để đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ Văn 10
2.8
3 lượt đánh giá

Những bài văn mẫu Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi trong hai câu kết bài Cảnh ngày hè Văn 10 tuyển chọn, hay nhất sẽ giúp các em học sinh đưa ra các lập luận, lý lẽ chính xác và ý nghĩa nhất để hoàn thành xuất sắc bài viết của mình.

Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi trong hai câu kết bài Cảnh ngày hè Ngữ Văn lớp 10 mẫu 1

Thiên nhiên đã đem lại một bài học lớn. Lay thức khát vọng mãnh liệt muôn trở lại với đời của nhà thơ. Thiên nhiên ấy đã thổi bùng khát vọng của người anh hùng đầu bạc mà vẫn vẹn tấm lòng son:

"Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương"

Còn gì giản dị, thanh cao, súc tích hơn những lời thơ mộc mạc chân thành ấy! Giữa thiên nhiên tuyệt đẹp, Nguyễn Trãi không hề mong muốn hưởng thụ thú nhàn tản cho riêng mình. Ông không phải con người chỉ chăm chăm giữ lấy sự trong sạch cho riêng minh theo triết lí nhà Nho "độc thiện kì thân", ở sâu thẳm tâm hồn ông vẫn là nỗi niềm "ưu quốc ái dân", là khát khao hành động của một con người trọn đời vì lợi ích của nhân dân. Tinh thần Nguyễn Trãi vẫn không hề nhụt giảm hoài bão cống hiến cho đất nước thái bình thịnh trị như thời Đường Ngu - xã hội thịnh trị lí tưởng theo quan niệm nho gia. Giản dị thay và cũng cao cả thay sáu chữ đúc kết tấm lòng Nguyễn Trãi hướng về nhân dân. Quả thật, riêng ông trong hoàn cảnh bấy giờ có nhiều nỗi buồn, nhưng bản chất tâm hồn Nguyễn Trãi luôn "trong sáng và đầy sức sống" (lời cố thủ tướng Phạm Văn Đồng). Tâm hồn ấy chỉ cháy bỏng niềm mong ước đem lại cho nhân dân cuộc sống giàu đủ. Niềm mong mỏi nhân dân "khắp nơi không một tiếng hờn giận oán sầu" chính là minh chứng cho nhân cách trong sáng tuyệt vời của Nguyễn Trãi.

Bảo kính cảnh giới - bài học lớn từ thiên nhiên giúp Nguyễn Trãi răn mình, chứa đựng bao tình cảm yêu đời yêu sự sống. Ta nhận ra một tâm hồn nghệ sĩ - chiến sĩ của ức Trai tiên sinh. Tấm lòng "sáng tựa sao khuê" ấy vẫn tỏa sáng đến tận hôm nay!

Bài thơ Cảnh Ngày Hè của tác giả Nguyễn Trãi là một trong những bài thơ hay được nhiều độc giả yêu thích. Bài thơ là bức tranh miêu tả về cảnh ngày hè và sự miêu tả tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả. Hai câu kết bài thơ đã thể hiện rõ vẻ đẹp tâm hồn cao cả của thi sĩ.

Văn mẫu lớp 10 Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi trong hai câu kết bài Cảnh ngày hè mẫu 2

Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà quân sự tài ba. Mà ông còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Đến với bài thơ “Cảnh ngày hè”, người đọc sẽ cảm nhận được vẻ đẹp trong tâm hồn của nhà thơ.

Trước hết, đó là vẻ đẹp của tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống trong cảnh ngày hè. Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh nhà thơ Nguyễn Trãi đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã, giống như đang hóng mát thật sự: “Rồi hóng mát thuở ngày trường”. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi ông mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên. “Rồi” là rảnh rỗi, sự việc còn đều xong xuôi, đã qua rồi. Còn “ngày trường” là ngày dài. Cả câu thơ không còn đơn giản là hình ảnh của Nguyễn Trãi ngồi hóng mát mà nó lại toát lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả nhàn rỗi ta hóng mát cả một ngày dài. Một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác giả đã bị vùi lấp, không còn gì nữa, ông đành phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, phải dành “hóng mát” cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa. Sống hòa mình trong thiên nhiên nên Nguyễn Trãi đã tinh tế phát hiện ra những vẻ đẹp thuần khiết mà nơi chốn triều đình, cung cấm đầy rẫy thị phi không thể xuất hiện được. Đó là:

    “Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

    Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

    Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Chỉ vài nét bút phác họa mà bức tranh quê đã hiện lên tươi khỏe, hài hoà. Cây trước sân, cây trong ao đều ở trạng thái tràn đầy sức sống, đua nhau vươn lên khoe sắc, tỏa hương. Cây hòe với tán lá xanh um xoè rộng, trong khi cây lựu nở đầy những bông hoa đỏ thắm và sen hồng đã nức mùi hương. Sức sống trong cây đang đùn đùn dâng lên cành, lên lá, lên hoa. Cây tỏa bóng rợp xuống mặt sân, tỏa luôn bóng mát vào hồn thi sĩ. Các từ “đùn đùn” (dồn dập tuôn ra), “giương” (tỏa rộng ra), “phun, tiễn” (ngát, nức) gợi tả sức sống căng đầy chất chứa bên trong sự vật, tạo nên những hình ảnh mới lạ, ấn tượng. Ở đây ta bắt gặp cảnh sắc thiên nhiên căng tràn sức sống cho thấy rằng lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời của nhà thơ rất mãnh liệt, đồng thời còn có ham muốn được cống hiến công sức của mình cho đời này thêm đẹp. Đời người anh hùng cũng đã vơi nhưng giống như hàng tùng bách dày dạn tuyết sương nên sức sống vẫn chảy mạnh trong huyết quản. “Thức đỏ” (màu đỏ) của hoa lựu phải chăng là thức đỏ của tấm lòng sắt son với dân với nước? Mùi hương thơm ngát của sen có phải là lý tưởng chẳng bao giờ phai nhạt của Nguyễn Trãi suốt đời phấn đấu vì đất nước thanh bình, vì nhân dân hạnh phúc?

Nếu bốn câu thơ trên Nguyễn Trãi miêu tả cảnh vật đang căng tràn nhựa sống thì hai câu thơ tiếp theo là chuỗi âm thanh thanh bình chốn thôn quê cùng hình ảnh con người xuất hiện:

    “Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

    Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

Từ tượng thanh “lao xao” đặt trước hình ảnh chợ cá làm nổi bật không khí nhộn nhịp của làng ngư phủ. “Lao xao” - tiếng trao qua đổi lại, ồn ã tiếng nói tiếng cười. Tất cả đều là hơi hướng của cuộc sống lao động cần cù, chân chất. Những âm thanh lao xao ấy hòa vào tiếng ve kêu dắng dỏi bất thần nổi lên trong chiều tà, báo hiệu chấm dứt một ngày hè nơi thôn dã. Tiếng ve lúc chiều tà thường gợi buồn, nhưng với nhà thợ lúc này, nó trở thành tiếng đàn rộn rã khiến tâm trạng nhà thơ cũng náo nức hẳn lên.

Tiếp đến, đó còn là vẻ đẹp của một tâm hồn với lòng yêu nước, thương dân sâu sắc:

    “Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng

    Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Nguyễn Trãi đã trực tiếp bộc lộ nỗi lòng mình trong hai câu thơ kết. Đó là giấc mơ - giấc mơ Nghiêu Thuấn. Giấc mơ ngàn đời của những con người Phương Đông sống trong thời trung đại. Nhà thơ khát khao đất nước tìm được một bậc minh quân để cuộc sống của nhân dân được ấm no, hạnh phúc và không phải chịu cảnh lầm than, cơ cực.

Như vậy, khi đọc “Cảnh ngày hè”, người đọc không chỉ cảm nhận được bức tranh thiên nhiên, cuộc sống trong cảnh ngày hè. Mà điều nổi bật hơn cả đó chính là vẻ đẹp trong tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Trãi.

CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải các bài văn mẫu Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi trong hai câu kết bài Cảnh ngày hè Ngữ Văn lớp 10 file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.8
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status