Logo

Sinh học 9 Bài 8: Nhiễm sắc thể đầy đủ nhất

Hướng dẫn soạn Sinh học 9 Bài 8: Nhiễm sắc thể đầy đủ nhất, hỗ trợ các em trả lời các câu hỏi, bài tập trong SGK trang 24, 25, 26 kèm tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
2.8
2 lượt đánh giá

Giải Nhiễm sắc thể lớp 9 bao gồm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết tương ứng với từng bài tập SGK. Sau đây mời các em cùng tham khảo lời giải chi tiết

Bài 8: Nhiễm sắc thể

Trả lời các câu hỏi SGK Sinh 9 Bài 8 trang 24, 25

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 8 trang 24

- Nghiên cứu bảng 8 và cho biết số lượng NST trong bộ lưỡng bội có phản ảnh trình độ tiến hóa của loài không?

- Quan sát hình 8.2 và mô tả bộ NST của ruồi giấm về hình dạng và số lượng.

Trả lời:

- Số lượng NST trong bộ lưỡng bội không phản ảnh trình độ tiến hóa của loài. Vì người có 2n=46, tinh tinh có 2n=48, gà có 2n=78, …

- Bộ NST của ruồi giấm gồm 8 NST: trong đó có 2 cặp hình chữ V, 1 cặp hình hạt, 1 cặp NST giới tính hình que (XX) ở con cái hay một chiếc hình que, một chiêc hình móc (XY) ở con đực.

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 8 trang 25

Quan sát hình 8.5 và cho biết số 1 và 2 chỉ những thành phần cấu trúc nào của NST

Trả lời:

- Số 1: hai nhiễm sắc tử chị em (cromatit).

- Số 2: tâm động.

Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 8

Bài 1 (trang 26 sgk Sinh học 9):

Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội.

Lời giải:

   - Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định.

      + Số lượng NST của một số loài:

          Người 2n=46; n=23

          Tinh tinh 2n=48; n=24

          Gà 2n=78; n=39

          Đậu Hà Lan 2n=14; n=7

          Ngô 2n=20; n=10

      + Hình dạng đặc trưng như hình hạt, hình que và chữ V

   - Phân biệt bộ NST đơn bội và bộ NST lưỡng bội:

      + Trong tế bào sinh dưỡng tồn tại thành từng cặp tương đồng, 1 NST có nguồn gốc từ bố, 1 NST có nguồn gố từ mẹ. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội, kí hiệu là 2n NST.

      + Bộ NST trong giao tử chỉ chứa một NST của cặp tương đồng được gọi là bộ NST đơn bội, kí hiệu n NST.

Bài 2 (trang 26 sgk Sinh học 9):

Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó.

Lời giải:

    Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của nguyên phân. Ở kì này NST gồm hai nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau tâm động (eo thứ nhất) chia nó thành hai cánh. Tâm động là điểm đính NST vào sợi tơ vô sắc trong thoi phân bào. Ở kì giữa chiều dài của NST đã co ngắn cực đại và có chiều dài từ 0,5 đến 50 μm, đường kính từ 0,2 đên 2 μm, có dạng đặc trưng như hình hạt, hình que hoặc hình chữ V.

Bài 3 (trang 26 sgk Sinh học 9):

Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng.

Lời giải:

    Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, chính nhờ sự tạo sao của ADN đưa đến sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen quy định tính trạng được di truyền qua các tế bào và cơ thể.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Sinh 9 Bài 8: Nhiễm sắc thể file PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
2.8
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status