Cùng chúng tôi tìm hiểu sự khác nhau giữa mạch gỗ và mạch drây tại bảng dưới đây:
Lời giải:
Mạch gỗ | Mạch Rây | |
Cấu tạo | - Tế bào mạch gỗ gồm các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống. + Quản bào là các tế bào dài hình con chỉ suốt, xếp thành hàng thẳng đứng và gối đầu lên nhau + Tế bào mạch ống: chỉ có ở thực vật hạt kín và một số hạt trần, là các tế bào ngắn, có vách 2 đầu đục lỗ - Đặc điểm cấu tạo: + Tế bào không có màng và bào quan tạo nên các tế bào rỗng → làm cho lực cản dòng chất thấp. + Vách thứ cấp được linhin hóa bền vững chắc và chịu nước → giúp chịu được áp suất nước. + Vách sơ cấp mỏng và thủng lỗ → giúp dòng chất được vậ chuyển qua các tế bào + Các tế bào cùng loại nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên lá để dòng mạch gỗ di chuyển bên trong. | - Mạch rây gồm các tế bào sống là ống dây và tế bào kèm. + Tế bào ống rây: là các tế bào chuyên hóa cao cho sự vận chuyển các chất với đặc điểm không nhân, ít bào quan, chất nguyên sinh còn lại là các sợi mảnh. Nhiệm vụ: tham gia trực tiếp vận chuyển dịch mạch rây + Tế bào kèm: là các tế bào nằm cạnh tế bào ống rây với đặc điêm nhân to, nhiều ti thể, chất nguyên sinh đặc, không bào nhỏ. Nhiệm vụ: cung cấp năng lượng cho các tế bào ống rây |
Thành phần dịch | - Chủ yếu là nước và ion khoáng. Ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ (axit amin, amit, vitamin …) | - Dịch mạch rây gồm: + Đường saccarôzơ (95%), các axit ain, vitamin, hoocmôn thực vật, ATP… + Một số ion khoáng sử dụng lại, nhiều K+ làm cho mạch rây có pH từ 8.0-8.5. |
Động lực | - Có sự phối hợp của 3 lực đó là : Lực đẩy (áp suất rễ) , lực hút do thoát hơi nước ở lá , lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và lực bám với thành mạch gỗ. | - Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, củ, quả …) - Mạch rây nối các tế bào của cơ quan nguồn với các tế bào của cơ quan chứa giúp dòng mạch rây chảy từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp |
► CLICK NGAY nút TẢI VỀ dưới đây để tải bản Full của tài liệu nha!