Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Bài 10: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Ngữ Văn lớp 7 tập 1 VNEN được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.
Đọc câu chuyện sau và nêu cảm nhận của em về tình cảm của Bác hồ đối với quê hương: Quê hương nghĩa nặng tình sâu
Trả lời
Qua câu chuyện ngắn đã nói lên tình cảm gắn bó vô cùng sâu sắc của Bác Hồ đối với quê hương. Người luôn nhớ tất cả những gì gần gũi, thân thuộc nhất của quê nhà và dành tình cảm đặc biệt cho nhân dân ở quê hương. Bác vẫn nhớ con đường dẫn vào nhà nội, nhớ ở nơi đây có cây ổi ngọt sai quả, nhớ hàng cây và cảm động khi gặp lại cụ Điền... Bác vẫn nhớ ngôi nhà tranh đơn sơ, nơi Người đã được sinh ra và lớn lên... Có rất nhiều người sau bao nhiêu năm xa cách cố hương, lúc trở về quê sẽ thường mừng mừng, tủi tủi nhưng riêng với Bác sau năm mươi năm trở về Người lại thấy vui vì người dân quê nhà được ấm no, hạnh phúc.
1. Đọc văn bản sau: Ngẫu nhân viết nhân buổi mới về quê.
2. Đọc hiểu văn bản:
a. Bài thơ (bản phiên âm) viết theo thể thơ nào? Hãy nêu đặc điểm của thể thơ đó (số câu, cách đối, cách gieo vần)
b, Qua tiêu đề của bài thơ, hãy cho biết cách thể hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì đặc biệt
c) Hai câu thơ đầu đã sử dụng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối, tự đối). Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối đó trong việc thể hiện những đổi thay của cuộc sống và những điều không thay đổi trong tâm hồn của tác giả .
d) Giọng điệu của hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có đặc điểm gì khác biệt? Tác giả có cảm xúc và tâm trạng gì trước sự xuất hiện của các em nhi đồng với tiếng cười, câu hỏi hồn nhiên, ngây thơ của các em?
e) Bài thơ cho ta hiểu gì về tình cảm của nhà thơ, cũng là tình cảm của những người sau bao năm đi xa lần đầu tiên về quê hương?
Trả lời
a. Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
Đặc điểm của thể thơ:
• Số câu: 4 câu , mỗi câu 7 chữ.
• Hiệp vần: gieo vần ở câu 1,2,4; ngắt ở nhịp: 4/3,3/4
b. Bài thơ trên viết lại cảm xúc của một người con sau một thời gian dài có dịp về thăm quê. Nhưng trong ngày đầu tiên về quê, trẻ con trong thôn làng tưởng tác giả là “khách” nơi nào đến. Khi đó, cảm xúc đã xuất hiện một cách ngẫu nhiên nhưng vì một điều bức xúc trong tình cảm mà trào dâng ra thành thơ. Khác với hoàn cảnh xa quê trong Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch.
c. Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối:
Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi
• Hai quãng đời đối lập nhau của đời người. Hai hành động trái ngược nhau trẻ ra đi, già quay về => quê hương là bến đỗ bình yên.
Hương âm vô cải / mấn mao tồi.
• Nêu bật lên yếu tố thay đổi (mái tóc đã bạc) và khẳng định một yếu tố không thay đổi (giọng quê). =>giọng quê không đổi, tấm lòng không đổi.
=> Như vậy, hai câu thơ cho thấy hồn quê, tình yêu quê hương tồn tại vĩnh cửu trong tâm trí nhà thơ.
d.
- Hai câu thơ đầu có giọng điệu nhẹ nhàng, bình thản, nỗi buồn ngậm ngùi, khách quan.
- Hai câu sau là giọng điệu hóm hỉnh, bi hài chứa đựng một sự xa lạ, lạc lõng của tác giả khi về đến quê nhà.
e. Bài thơ cho ta hiểu về tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao nhiêu. Xa quê khi còn trẻ, lúc có công danh, sự nghiệp nhà thơ thấy mình không con trẻ nữa. Lúc đó ông đã hoàn thành xong trách nhiệm nam nhi của mình nên ông tìm về quê hương. Hơn nửa thể kỷ làm quan, tiếp xúc với rất nhiều giọng nói ở kinh đô nhưng giọng nói của ông vẫn không hề thay đổi. Tiếng lòng da diết, nỗi nhớ quê, tấm lòng gìn giữ “hồn quê” của nhà thơ đã được cất lên từ bài thơ xen lẫn sự ngậm ngùi, xót xa trước dòng chảy vô tình của đời người ngắn ngủi.
3. Tìm hiểu về từ trái nghĩa
a. Đọc lại bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Tương Như và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Trần Trọng San. Dựa vào các kiến thức đã học ở bậc tiểu học, tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ.
Trả lời
- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: có các cặp từ trái nghĩa ngẩng - cúi
- Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê: có các cặp từ trái nghĩa trẻ - già, đi - trở lại
b. Nêu tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ.
Trả lời
- Ngẩng đầu - cúi đầu: hai tư thế trái ngược nhau để làm nổi bật tâm trạng của nhân vật trữ tình.
- Đi – về: hai hành động tương phản.
- Trẻ - già: Hai thời điểm khác nhau trong cuộc đời người ngắn ngủi, hàm chứa sự ngậm ngùi, xót xa trước sự chảy trôi của thời gian.
c. Hãy tìm một số cặp từ trái nghĩa khác để chứng minh rằng một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
Trả lời
VD: Các cặp sau:
Già - trẻ: rau già – rau non.
Già – trẻ: người già – người trẻ.
Đẹp – xấu: nhà đẹp – nhà xấu.
Đẹp – xấu: chữ đẹp – chữ xấu.
1. Căn cứ bản dịch bài Hồi hương ngẫu thư và những điểu cảm nhận được qua việc đọc bài thơ, hãy so sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trong San.
Trả lời
So sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San:
- Giống nhau: đều sử dụng thể thơ lục bát và dịch rất sát nghĩa.
- Khác nhau:
+ Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ: không có tiếng cười tếu của trẻ em, chưa sát ý thơ tương kiến, bất tương thức (gặp nhau, không biết nhau).
+ Bản dịch của Trần Trọng San: hai câu cuối dịch sát, các chữ cuối không vần với nhau và âm điệu câu cuối không được mềm mại.
2. Luyện nói trước lớp
Chọn một trong các đề sau, lập dàn ý, trình bày phát biểu.
Đề 1: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo- những "người lái đò" đưa thế hệ trẻ "cập bến" tương lai
1. Mở bài:
Cảm nghĩ chung về hình ảnh thầy cô giáo trong suy nghĩ và tình cảm của học trò.
2. Thân bài:
1. Cảm nghĩ về sứ mệnh của những thầy cô- những người lái đò:
• Người truyền đạt tri thức cho thế hệ trẻ.
• Là người ươm mầm ước mơ, khát khao, hạnh phúc cho mỗi học sinh
• Là người giáo dục nhân cách, phẩm chất, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh.
2. Hình ảnh người thầy- những người lái đò trong nhà trường.
• Thầy cô chuẩn mực, có đạo đức, trang phục chỉnh tề.
• Thầy cô cư xử đúng mực, ngôn ngữ phù hợp với môi trường giáo dục
• Thầy cô luôn quan tâm, tận tình với học sinh.
3. Tình cảm đối với thầy cô- người lái đò:
• Thầy cô người cha người mẹ thứ hai đã chắp cánh ước mơ của chúng em thành hiện thực, người đưa đò vô danh,…
• Thầy cô luôn yêu thương và giúp đỡ chúng em.
• Chúng em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng thầy cô.
• Từng lời giảng của thầy cô đã thấm đượm vào trái tim em với lòng nhiệt huyết yêu nghề ,đã dạy cho em biết bao điều hay,lẽ phải và bài học làm người
• Liên hệ tới một số câu nói về nhà giáo: Nhà văn Nga Đôn-Ki-Xtoi đã từng nói:”Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời,không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”.
3. Kết bài: Thể hiện lòng tri ân, biết ơn đến thầy cô.
Đề 2: Cảm nghĩ về tình bạn
a. Mở bài:
- Nêu ý nghĩa của một tình bạn đẹp.
- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.
b. Thân bài:
- Tình bạn là gì?
+ Là tình cảm cao quý, thiêng liêng của mỗi người.
+ Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng.
+ Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau tận tình.
+ Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn...
- Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình. Hồi ức về tình bạn thuở nhỏ, liên hệ hiện tại
- Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh.
- Phê phán tình bạn đối trá, lừa lọc, lợi dụng bạn.
c. Kết bài:
Cảm nghĩ chung về tình bạn.
Đề 3: Cảm nghĩ về sách vở em đọc hằng ngày
a. Mở bài: Nêu vai trò của việc đọc sách
Ngày nay chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI – một thế kỷ của nền văn minh tri thức nên việc đọc sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Sách là kho tàng tri thức bất tận của nhân loại vì thế đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức. Là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, phát hiện thế giới mới.
b. Thân bài
- Tầm quan trọng của việc đọc sách:
+ Nó ghi chép, đúc kết kinh nghiệm, thành tựu mà con người đạt được.
+ Nó đánh dấu những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.
+ Nó là kho tàng tri thức và giá trị tinh thần mà loài người tích lũy được.
- Ý nghĩa của việc đọc sách:
+ Là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.
+ Là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, phát hiện thế giới mới.
+ Không có sự kế thừa cái đã qua không thể tiếp thu cái mới.
- Cách chọn lựa sách đọc:
+ Chọn những quyển sách thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
+ Cần đọc kỹ cuốn sách thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
+ Đảm bảo nguyên tắc “vừa chuyên vừa rộng”, trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cần chú ý các loại sách thường thức, kế cận với chuyên môn.
- Thái độ của chúng ta đối với sách :
+ Chúng ta cần phải trân trọng sách
+ Chúng ta cần nâng niu và gìn giữ sách
- Cách bào giữ gìn sách
+ Bảo quản nơi khô ráo
+ Không xé rách hay đốt sách.
- Phê phán những người không có thái độ trân trọng sách và không có thói quen đọc sách.
c. Kết bài: Nhấn mạnh lại vai trò và ý nghĩa quan trọng của việc đọc sách.
Đọc sách chính là lấy thành quả của nhân loại trong quá khứ làm xuất phát điểm để phát hiện cái mới của thời đại này. Đọc sách không chỉ đem lại tri thức mà còn giúp con người rèn luyện nhân cách và trau dồi đạo đức. Cho dù xã hội có phát triển tới đâu thì những giá trị to lớn mà sách đem lại cho con người vẫn không thể nào xóa bỏ được. Nếu không có sách lịch sử im lặng, văn chương câm điếc.
Đề 4: Cảm nghĩ về một trò chơi tuổi thơ
a. Mở bài: giới thiệu về trò chơi dân gian, trò chơi thả diều.
b. Thân bài:
1. Nguồn gốc của trò chơi
- Thả diều có nguồn gốc vào thời cổ đại của người Trung Quốc cách đây 2800 năm.
- Chiếc diều đầu tiên có thể đã xuất hiện vào thời kỳ Xuân Thu do người thợ nước Lỗ có tên Lỗ Ban dùng gỗ chế tạo thành
2. Cách làm một con diều
- Vật liệu làm nên diều: chỉ, giấy dán, cước, hồ dán, tre nhỏ, giấy màu, băng dính…
+ Hình dạng diều: hình hộp, hình bình hành, hình chim, hình rồng,…
+ Chuẩn bị que tre, dài khoảng 90cm.
+ Sau đó ta dán giấy bao quanh khung.
+ Phần đuôi ta có 3 miếng giấy dài, 3 miếng cho cân đối và dài.
+ Và có dây nối ở đầu diều.
3. Cách chơi
- Chọn cho chỗ thật thoáng, không có cây cối, không có dây điện.
- Từ từ đưa diều lên rồi giật giật dây để diều bay.
4.Cảm nghĩ của em về trò chơi
- Là ký ức tuổi thơ hồn nhiên, vô tư, êm đềm.
- Cánh diều tượng trưng cho ước mơ, khát vọng bay cao, bay xa.
- Đó là một trò chơi thú vị, bổ ích.
c. Kết bài: nêu tình cảm của em về trò chơi dân gian: yêu mến, thích thú, xem đó như là những kỷ niệm khó phai nhạt.
3. Tìm các từ trái nghĩa với những từ in nghiêng trong các cụm từ sau
• Tươi: Cá tươi- hoa tươi
• Yếu: Ăn yếu- học lực yếu
• Xấu: Chữ xấu- đất xấu
Trả lời
4. Tìm những từ trái nghĩa trong các câu ca tục ngữ sau đây
a. Chị em như chuối nhiều tàu
Tấm lành che tấm rách đừng nói nhau nhiều lời
b. Số cô chẳng giàu thì nghèo,
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà
c. Ba năm được chuyến một sai
Áo ngắn đi mượn áo dài đi thuê
d. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Trả lời
- Cặp từ trái nghĩa: tấm lành – tấm rách.
- Cặp từ trái nghĩa: giàu – nghèo.
- Cặp từ trái nghĩa: ngắn – dài.
- Cặp từ trái nghĩa: đêm – ngày, sáng – tối.
1. Nhận xét về sự thể hiện tình yêu quê hương trong hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch và Ngẫu nhiên nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương (về hoàn cảnh và tình huống của nhân vật trữ tình, về tâm trạng được thể hiện trong mỗi bài thơ, về nghệ thuật thể hiện tình cảm quê hương,....)
Trả lời
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch | Ngẫu nhiên nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương | |
---|---|---|
Hoàn cảnh và tình huống của nhân vật | Lí Bạch xa quê từ năm 25 tuổi, lúc ở quê nhà ánh trăng là hình ảnh quen thuộc và gắn bó với ông vì thế những ngày tháng xa quê hễ nhìn thấy vầng trăng sáng thì ông lại nhớ quê nhà. | tình cờ về thăm quê vào năm 744, khi ông đã 86 tuổi. |
Tâm trạng của nhân vật | Suy tư, cảm xúc, nhớ quê da diết khi xa quê | Ngậm ngùi, xót xa, cô đơn, lạc lõng,… khi tác giả trở về quê. |
Nghệ thuật thể hiện tình cảm quê hương | - Thể thơ ngũ ngôn cổ thể - Ngôn ngữ giản dị mà tinh luyện - Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả và biểu cảm - Nghệ thuật đối | - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt - Giọng thơ hóm hỉnh, ngậm ngùi - Phéo đối - Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và biểu cảm |
2. Viết một đoạn văn/ bài văn ngắn về một kỉ niệm gắn bó với gia đình, quê hương trong đó có sử dụng từ trái nghĩa.
Trả lời
Trong kí ức tuổi thơ của mỗi người chắc hẳn đều gắn liền với một dòng sông quê hương trong trái tim mình:
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng”
Quê hương tôi được bao bọc bởi con sông Đáy mát lành và hiền hòa. Đó là một dòng sông trong trẻo, xanh biếc gắn liền với bao ký ức tuổi thơ êm đềm của tôi. Dòng sông quê tôi có lúc dịu dàng, yên bình trong trưa nắng hè oi ả nhưng có lúc nó lại dâng trào mãnh liệt trong những ngày mưa bão. Tôi còn nhớ những trưa hè, bọn trẻ chúng tôi rủ nhau vùng vẫy tắm mát trong làn nước xanh biếc, rồi những lần chèo thuyền cùng bố đánh bắt cá, tôm, cua trên sông. Chao ôi! Ký ức tuổi thơ ấy thật bình dị biết bao. Tôi rất yêu quý con sông vì nó không chỉ là dòng sông tự nhiên mà nó còn là dòng sông của ký ức tuổi thơ tôi.
Sưu tầm một số đoạn thơ, đoạn văn có sử dụng từ trái nghĩa.
Trả lời
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con.
(ca dao)
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Ngữ văn lớp 7 sách VNEN Bài 10: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê file PDF hoàn toàn miễn phí.