Logo

Soạn văn 8 VNEN Bài 14: Chương trình địa phương

Soạn văn 8 VNEN Bài 14: Chương trình địa phương trang 99 - 102 gợi ý trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8 tâp 1 chương trinh mới ngắn gọn, chính xác nhất
2.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Bài 14: Chương trình địa phương Ngữ Văn lớp 8 Tập 1 VNEN được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Hoạt động khởi động Bài 14: Chương trình địa phương

Đọc diễn cảm một đoạn thơ/ đoạn văn/ bài ca dao về địa phương em và nêu một vài nét đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật của đoạn thơ/ đoạn văn/ bài ca dao đó.

Hoạt động hình thành kiến thức Bài 14: Chương trình địa phương

1. Chương trình địa phương

a. Lập danh sách những nhà văn, nhà thơ ở thành phố/ tỉnh nơi em đang sinh sống theo mẫu sau:

Địa phương:...............................

STT Họ và tên Bút danh Năm sinh Năm mất Tác phẩm chính

1

VD: Nguyễn Công Trí

Hàn Mặc Tử

1912

1940

Đây thôn vĩ dạ, Bến lên, Tình quê, Mùa xuâ chín, Đêm xuân cầu nguyện, Trường tương tư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Chép lại một đoạn thơ/ đoạn văn viết về quê hương giới thiệu tóm tắt về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật)

Trả lời:

a. Lập danh sách những nhà văn, nhà thơ ở thành phố/ tỉnh nơi em đang sinh sống:

Địa phương: Nam Định

STT Họ và tên Bút danh Năm sinh Năm mất Tác phẩm chính

1

VD: Nguyễn Công Trí

Hàn Mặc Tử

1912

1940

Đây thôn vĩ dạ, Bến lên, Tình quê, Mùa xuâ chín, Đêm xuân cầu nguyện, Trường tương tư

2

Nguyễn Hoàng Ca

Nguyễn Ngọc Tấn

1928

1968

Trăng sáng (1960), Đôi bạn (1962), “Người mẹ cầm súng”, “Những sự tích ở đất thép”, “Mẹ vắng nhà”, “Những đứa con trong gia đình”,…

3

Nguyễn Trọng Bính

Nguyễn Bính

1918

 

Lỡ Bước Sang Ngang (Thơ 1940) , Tâm Hồn Tôi (Thơ 1940) , Hương Cố Nhân….

b. Chép lại một đoạn thơ/ đoạn văn viết về quê hương giới thiệu tóm tắt về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật):

+ Tác giả: NGUYỄN BÍNH

      • Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh năm 1918 tại xã Đồng Đội, Huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định (hiện nay đã được đổi lại là Hà Nam Ninh); ông lấy bút hiệu Nguyễn Bính.

      • Năm 1947, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống Pháp ở Miền Nam. Đến

      • Năm 1954, khi Hiệp định Genève chia đôi đất nước, Nguyễn Bính tập kết về Bắc năm 1955 và được bố trí phục vụ trong Hội Nhà văn ở Hà Nội một thời gian.

      • Năm 1956, Ông được giao nhiệm vụ phụ trách tờ TRĂM HOA (nguyên văn trong tài liệu của Hội Nhà văn);

      • Đến năm 1958, Nguyễn Bính chuyển về tỉnh nhà Nam Định và phục vụ trong Ty Văn Hoá Nam Định cho đến ngày ông từ giã cõi đờị

      • Nguyễn Bính chết ngày 20-1-1966, những ngày cuối năm Ất Tị.

+ Trích dẫn bài thơ: LỠ BƯỚC SANG NGANG:

Đêm qua mưa gió đầy giời

Mà trong hồn chị có người đi qua

Em về thương lấy mẹ già

Đừng mong ngóng chị nữa mà uổng công

Chị giờ sống cũng bằng không

Coi như chị đã ngang sông đắm đò

+ Thông tin về bài thơ:

      • Bài thơ kể về câu chuyện của một người con gái: Cô bị mẹ cha bán gả cho người mà mình không yêu, phải lên xe hoa từ năm mười bảy tuổi. Bỏ lại sau lưng mối tình đầu vừa chớm nở, bỏ lại vườn dâu, bỏ lại mẹ già, người con gái ấy đi một chuyến đi định mệnh "Rồi đây sóng gió ngang sông/Đầy thuyền hận, chị lo không tới bờ".

      • Bài thơ này đã được nhạc sĩ Song Ngọc phổ nhạc thành bài hát cùng tên.

2. Tìm hiểu dấu ngoặc kép

a. Cho biết tác dụng của dấu ngoặc kép trong các đoạn trích dưới đây:

(1) Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên tử thi em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: "Chắc nó muốn sưởi cho ấm!." Nhưng chẳng ai biết những cái kỳ diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm. "

(2) Hàng loạt vở kịch như "tay người đàn bà", "giác ngộ"," bên kia sông đuống" ra đời .

b. Chỉ ra ý nghĩa của dấu ngoặc kép trong các câu sau:

(1) Tre với người như thế đã mấy nghìn năm.một thế kỉ "văn minh","khai hóa"của thực dân cũng không lm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi vs người.

(2) Có người cho rằng: Bài toán dân số........... "sáng mắt ra"...

c. Điền các từ ngữ trực tiếp, đặc biệt, được dẫn vào đoạn dưới đây:

Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn.....................; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa .........................có hàm ý mỉa mai; đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san.............

Trả lời:

a. Tác dụng của dấu ngoặc kép:

(1) Đánh dấu lời dẫn trực tiếp của mọi người

(2) Đánh dấu tên các vở kịch

b. Chỉ ra ý nghĩa của dấu ngoặc kép trong các câu:

(1) Ý nghĩa của dấu ngoặc kép trong đoạn văn: Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt mang hàm ý mỉa mai

(2) Ý nghĩa của dấu ngoặc kép trong đoạn văn: Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt thể hiện sự giác ngộ, thông suốt

c. Điền các từ ngữ trực tiếp, đặc biệt, được dẫn vào đoạn:

Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai; đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.

Hoạt động luyện tập Bài 14: Chương trình địa phương

1. Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng

a. Lập dàn ý cho một trong hai văn thuyết minh

Đề 1: Thuyết minh về cái phích nước

Đề 2: Thuyết minh về cây bút máy

Trả lời:

Học sinh tham khảo bài mẫu sau:

Đề 1: Thuyết minh về cái phích nước

Phích nước là một đồ dùng rất gần gũi và được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Nhờ có cái phích nước mà con người không phải lo lắng khi cần sử dụng nước nóng mọi lúc mọi nơi.

Phích nước (bình thủy) do Sir James Dewar (1842 – 1923), một nhà hóa học và nhà vật lý học phát minh ra. Sir James Dewar nổi tiếng với các nghiên cứu về các hiện tượng nhiệt độ thấp, sinh tại Kincardine, Scotland và theo học tại trường Đại học Edinburgh. Năm 1892, dựa trên nguyên lí giữ nhiệt của thùng nhiệt kế của Newton, ông thành công với phát minh ra “Bình Dewar” hay còn gọi là bình nhiệt. Đến năm 1904, hai thợ thổi thủy tinh người Đức thành lập công ty Thermos GmbH thì bình nhiệt mới được đưa vào sản xuất đại trà làm vật dụng trong gia đình. Năm 1907, Thermos GmbH chuyển quyền sở hữu thương hiệu Thermos cho 3 công ty độc lập là: The American Thermos Bottle Company ở Brooklyn, New York Thermos Limited Ở Tottenham, Anh và Canadian Thermos Bottle Co. Ltd Ở Montreal, Canada.

Phích nước gồm có 4 bộ phận cơ bản gồm: vỏ ngoài, ruột trong, lớp đệm và bộ phận tay cầm, quai xách. Vỏ phích hình trụ đứng, rộng ở chân đế và thường nhỏ dần ở đâu phích. Vỏ thường làm từ nhựa cứng hoặc kim loại nhẹ như nhôm, niken,… Trên thân vỏ thường ghi tên thương hiệu, số liệu của sản phẩm và nhà sản xuất. Ngoài ra, vỏ còn được trang trí với những màu sắc và hình ảnh bắt mắt.

Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có một lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích phích bằng nhôm, nhựa. Nút nút đậy ruột phích bằng gỗ xốp để chống mất nhiệt do hiện tượng đối lưu của dòng nhiệt.

Bên trong vỏ phích là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Bề mặt bên thành trong của hai lớp này được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài. Giữ vỏ ngoài và ruột trong có một lớp đệm làm bằng xốp mềm hoặc chất liệu mềm khác. Lớp đệm có vai trò giữ cố định ruột phích đồng thời ngăn không cho nhiệt lượng lan tỏa ra ngoài. Bởi thế, dù nhiệt độ nước là 100 độ C nhưng vỏ ngoài chỉ thấp ấm.

Phích nước nóng giữ được nhiệt là do đặc trưng cấu tạo của ruột phích quyết định. Nhờ cấu tạo của ruột phích làm cho nhiệt lượng của nước không thể truyền đi bằng phương thức thông thường. Ruột phích có hai lớp vỏ thuỷ tinh mỏng tạo thành, lại thêm có lớp chân không ở giữa, bề mặt tráng bạc giúp nguồn nhiệt được bảo toàn ở bên trong. Miệng phích nhỏ hơn nhiều so với thân phích, lại được đậy kín giúp cắt đứt hiện tượng đối lưu nhiệt, Hiện tượng dẫn nhiệt bị cản trở bởi lớp chân không và lớp đệm.

Tuy đã ngăn chặn được hiện tượng dẫn nhiệt nhưng một phần nhiệt lượng vẫn lan truyền ra bên ngoài. Bởi thế, phích nước không thể giữ nóng nước mãi mãi. Trong vòng 24 giờ, nhiệt độ nước sôi sẽ dần hạ xuống còn từ 65 độ C đến 75 độ C.

Phích nước có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Ngày nay còn có loại phích nước đun bằng điện, ở nước ta, xí nghiệp Rạng Đông là cơ sở sản xuất phích nước nối tiếng.

Phích nước mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột, phích nước dễ bị nứt bể. Ta nên rót nước ấm khoảng 50 – 60 độ vào phích trong 30 phút, rồi sau đó mới rót nước nóng vào. Không nên rót đầy nước và nút quá chặt, cần chừa một khoảng trống nhỏ để phích giãn nở và ngăn truyền nhiệt qua phần tiếp nối ở miệng phích.

Khi sử dụng phích nước thì mở nắp rót nước vào và khi dùng xong, đậy nắp lại để giữ được nước nóng lâu hơn. Hạn chế di chuyển phích và mở nắp phích ra nhiều lần. Giữ phích cố định ở nơi ăn toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.

Cần vệ sinh ruột phích thường xuyên vì cáu bẩn rất dễ đọng lại ở đáy. Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, khả năng bảo vệ bình bị giảm thì cần thay vỏ mới để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà. Ngày nay, khi phích nước điện ra đời một phần nào thay thế cái phích nước truyền thống giúp cho việc giữ nước nóng tiện lợi và an toàn hơn. Điều đó cho thấy, dù có thay đổi hình thức và phương thức giữ nhiệt, phích nước vẫn là đồ vật gắn bó mật thiết với đời sống con người.

Đề 2: Thuyết minh về cây bút máy

 

Đời học sinh là sự gắn bó thân thiết với nhiều các dụng cụ, văn phòng phẩm trong đó có những thứ cực kỳ quan trọng, phục vụ chủ yếu trong việc học tập ấy là sách vở, bút thước. Trước khi khi chưa có sự ra đời của nhiều loại bút bi, bút mực như hiện nay, thì hình ảnh các cô cậu học sinh mang bên mình chiếc bút máy và lọ mực tím là một trong những ký ức đẹp đẽ và đáng nhớ nhất tuổi học trò.

Bút máy còn có tên gọi khác là viết máy, hoặc bút bơm mực, là loại bút có cấu tạo đơn giản và ra đời từ rất lâu trước đây, do một nhà thư pháp người Ai Cập tên Al-Muizz Lideenillah, chế tạo ra để phục vụ cho công cuộc luyện chữ của mình, sau đó được biết đến và sử dụng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây. Ở Việt Nam, với nền văn hóa truyền thống lâu đời, quen sử dụng bút lông, thế nên mãi đến khoảng đầu thế kỷ 20, bút máy mới được du nhập vào nước a, và đến gần 50 năm sau người dân ta mới sử dụng bút máy một cách phổ biến trong công việc học tập, văn thư.

Bút máy có cấu tạo khá đơn giản, bao gồm một ruột bút và phần ngòi bút dẫn mực, bên ngoài là phần vỏ bút. Thuở trước bút máy đa phần là loại bút có ruột bút hay còn gọi là bầu chứa mực bằng cao su, khi muốn bơm mực, người ta tháo phần vỏ bên ngoài rồi nhúng ngòi bút vào lọ chứa mực, dùng tay bóp nhẹ ruột bút để hút mực lên. Ngày nay với sự cải tiến của công nghệ, ruột bút máy được cấu tạo có phần tinh vi và tiện lợi hơn khi vận dụng nguyên lý piston trong bơm kim tiêm để giúp công cuộc bơm mực nhanh chóng và dễ dàng hơn. Về phần ngòi bút, có hai phần, phần lưỡi gà được làm từ nhựa, nối liền với phần ruột bút chứa mực ở bên trên có công dụng điều hòa dòng mực chảy xuống và là nơi để giữ ngòi viết. Còn phần ngòi viết được làm từ các kim loại không han gỉ, gồm một miếng kim loại mỏng, được thiết kế uốn cong theo chiều dọc ôm sát lấy phần lưỡi gà. Ở giữa được cắt một đường mỏng nhỏ, kéo dài đến tận chót ngòi viết, từ đó dựa trên nguyên lý mao dẫn đưa mực viết xuống đều và nét chữ được mỏng đẹp. Phần ngòi ngọn ngày xưa đa số được thiết kế thẳng và mài nhẵn để nét chữ trên vở được trơn tru, dễ viết. Ngày nay khi công nghệ phát triển, cũng như trong một số yêu cầu luyện chữ nét thanh nét đậm, người ta còn chế tạo ra cả loại ngòi cong, khiến giới viết chữ ưa chuộng. Một điểm đặc biệt của bút máy ấy là xét về mặt vật lý, ngòi bút dễ bị hư hỏng khi đánh rơi, hoặc viết tì mạnh trong một thời gian dài, thế nhưng ngòi bút lại dễ dàng có thể thay thế và tìm mua ở bất kỳ hiệu sách nào. Về phần vỏ bút, trong quá khứ khi công nghệ chế tạo vật chất dẻo còn chưa phát triển, thì vỏ kim loại là lựa chọn hàng đầu, bởi lẽ nó bảo vệ ruột bút cực kỳ tốt, cũng như tăng độ bền cho bút. uyển sang làm vỏ bút máy bằng nhựa cứng, để làm giảm trọng lượng bút. Tuy nhiên với một số những loại bút đắt tiền và các thương hiệu nổi tiếng người ta vẫn ưa chuộng vỏ kim loại, bởi tính bền, sáng, đẹp và sang trọng mà kim loại mang lại. Phần vỏ bút cấu tạo khá đơn giản, gồm một phần vỏ có thể tháo rời để tiến hành bơm mực, phần nắp bút được thiết kế chắc chắn, khi đóng nắp dù làm rơi rớt, cũng không hề bung ra, giúp bảo vệ ngòi tuyệt đối. Bên cạnh đó trên nắp bút người ta còn thiết kế thêm một mắc cài, để thuận tiện cho việc cài bút vào tài liệu, túi áo, tránh thất lạc.

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại bút máy, cũng như các thương hiệu bút khác nhau, với các mức giá cũng khác nhau tương đối lớn. Một cây bút viết cho học sinh thông thường có giá khoảng vài chục ngàn đồng, nhưng cũng có những cây bút giá lên tới hàng triệu đồng, chủ yếu dùng để làm quà tặng. Tuy ngày nay bút máy không còn phổ biến như xưa, thế nhưng với những người ưa luyện chữ, hoặc trân trọng từng nét chữ của mình thì bút máy là một trong những lựa chọn hàng đầu. Bởi lẽ viết chữ bằng bút máy là một biểu hiện của tính cẩn thận, cầu kỳ và tỉ mỉ cả từ trong khâu bơm mực, bảo quản bút, cho đến việc nắn nót từng con chữ. Bút máy không thích hợp cho những người cẩu thả, thích viết ngoáy, viết nhanh, chỉ phù hợp với những bạn kiên nhẫn, trân trọng từng nét chữ. Chính vì vậy trong bậc giáo dục tiểu học, người ta vẫn thường yêu cầu các em học sinh tập viết bút máy để định hình nét chữ, tránh sự cẩu thả, tùy tiện trong việc học tập, đồng thời rèn luyện cho các em được tính cẩn thận, chu đáo.

Về việc bảo quản và sử dụng bút máy cũng khá cầu kỳ, yêu cầu người sử dụng phải có sự chú tâm. Khi bơm mực phải chú ý cẩn thận tháo rời bút, đồng thời thao tác nhẹ nhàng tránh để mực dây ra quần áo sách vở, bơm đầy một ruột bút là có thể sử dụng vài ngày liền mà không cần phải bơm mực liên tục. Khi viết thì phải dùng lực tay vừa phải, không tì quá mạnh làm rách vở, lem mực và hỏng ngòi bút, đặc biệt nhớ phải đóng nắp bút ngay khi không cần sử dụng tránh việc rơi rớt làm hỏng ngòi. Đặc biệt khâu lựa chọn mực cùng cần kỹ càng cẩn thận, nên chọn loại mực tốt, đều màu, không quá loãng hoặc quá đặc, và tuyệt đối phải là mực sạch, không chứa cặn. Bởi nếu mực chứa cặn sẽ làm tắc ngòi, ảnh hưởng đến chất lượng chữ viết. Trong quá trình sử dụng bút cách một khoảng thời gian ta cũng cần phải vệ sinh lau chùi bút, đồng thời dùng nước ấm để súc rửa ruột bơm mực.

Bút máy là một trong những dụng cụ học tập quen thuộc với học sinh nhiều thế hệ, vừa rèn chữ vừa luyện nết người. Sự biến mất và không phổ biến ngày nay của bút máy cũng khiến chúng ta không khỏi nuối tiếc một thời quá vãng. Tôi thực lòng mong rằng một ngày nào đó bút máy lại có thể lấy lại được vị thế của nó trên con đường tri thức của nhiều bạn trẻ. Hãy nhớ rằng bút máy không phải là một loại bút gây nhiều phiền phức mà nó là một loại bút thanh cao, cần sự chăm chút và nâng niu của người dùng, chỉ có ai thực sự yêu quý mới có thể thấu hiểu và trân trọng.

b. Trò chơi

2. Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép và dấu hai chấm trong các đoạn trích sau:

a. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ , từ năm 1987 , vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la , tái phạm phạt 500 đô la) . Khắp nơi , những tài liệu , khẩu hiệu .............. Chỉ trong vài năm chiến dịch chống thuốc lá nàu dã làm giảm hẳn số người hút , và người ta đã thấy triển vọng có thể nêu lên khẩu hiệu cho những năm cuối thế kỉ XX : '' Một châu Âu ko còn thuốc lá ''

b, có ý kiến cho rằng : '' Nguyễn Khuyến là một trong nhữn nhà thơ đặc biệt của làng cảnh Việt Nam '' . Điều đó thể hiện rất rõ qua những sáng tác về thiên nhiên , nhất là qua chùm thơ : '' Thu vịnh '' , '' Thu điếu '' , '' Thu ẩm ''.

Trả lời:

a) Tác dụng:

      • Dấu ngoặc đơn: Dùng để dánh dấu phần bổ sung.

      • Dấu hai chấm: Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép).

      • Dấu ngoặc kép: Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

b) Tác dụng của dấu hai chấm:

      • Thứ nhất: Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép).

      • Thứ hai: Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.

Tác dụng của dấu ngoặc kép:

      • Thứ nhất: Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

      • Thứ hai: Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.

3. Đặt câu về các sản phẩm của một nhà văn địa phương trong danh sách em đã sưu tầm được trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép

Trả lời:

- Hàng loạt tác phẩm như " Bỉ vỏ", "Những ngày thơ ấu", "Trời xanh",... đã làm nên tên tuổi của Nguyên Hồng.

Chú thích: Quê của nhà văn Nguyên Hồng ở Hải Phòng.

- " Lão Hạc" là tác phẩm tiêu biểu về đề tài người nông dân trước CMT8 của Nam Cao

Chú thích: Quê của nhà văn Nam Cao là ở Hà Nam.

Hoạt động vận dụng Bài 14: Chương trình địa phương

 Viết bài tập làm văn số 3

Chọn 1 trong các đề văn sau để làm bài văn thuyết minh (làm tại lớp)

Đề 1: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam

Đề 2: Thuyết minh về chiếc kính đeo mắt

Đề 3: Thuyết minh về một đồ vật mà em yêu thích

Trả lời:

Học sinh tham khảo bài mẫu sau:

      • Đề 1: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam

Nếu người Nhật đĩnh đạc và oai vệ với Kimono, người Hàn Quốc điệu đà và lộng lẫy với bộ Hanbok, Người Ấn Độ huyền bí với Sari thì người Việt Nam tinh tế và lịch thiệp trong tà áo dài truyền thống. Áo dài Việt Nam từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người phụ nữ Việt Nam.

Cho đến nay, vẫn chưa ai biết rõ được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhiều người cho rằng hình dáng và kiểu cách của chiếc áo dài Việt Nam bắt nguồn từ chiếc áo sườn xám của người Trung Quốc. Tuy nhiên, chưa có cơ sở để khẳng định điều đó. Ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng một nghìn năm. Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát có quy định chặt chẽ về trang phục phụ nữ: “đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở”. Chiếc áo dài lúc này vẫn chưa được xẻ tà.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài tứ thân cũng thay đổi và mang vẻ quyền quý hơn. Phụ nữ thành thị đã biến tấu thành áo dài ngũ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ. Giống như một quy luật, thời trang cũng đi liền với diễn biến lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không là điểm dừng của trang phục truyền thống Việt. Khoảng những năm 1931 trở đi, làn sóng văn hóa Tây Âu du nhập vào Việt Nam đã làm ảnh hưởng đến thị hiếu của người dân đặc biệt là quan niệm thẩm mĩ đối với áo dài. Qua nhiều thời kỳ và giai đoạn biến đổi, áo dài mang nhiều cái tên và biến đổi về kết cấu. Áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, là sản phẩm văn hóa không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của phụ nữ Việt.

Khi mặc những chiếc áo dài, các cô gái thường chỉ cài cúc cạnh sườn. Phần từ ngực đến cổ lật chéo để lộ ba màu áo ra ngoài. Bên trong là chiếc yếm đào đỏ thắm, đầu đội nón quai thao trông rất duyên dáng, lịch thiệp và kín đáo. Viên cố đạo người Italia tên là Bôri sống ở Việt Nam từ năm 1616 đến năm 1621 đã viết một tập kí sự, trong đó ông ghi những nhận xét về phụ nữ Việt Nam như sau: “Quần áo của họ có lẽ kín đáo nhất vùng Đông Nam Á”.

Trải qua năm tháng, chiếc áo dài được dần dần thay đổi và hoàn thiện hơn. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu cổ trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, trên cổ áo thường được đính ngọc. Đầu thế kỉ XX, phụ nữ Việt Nam chỉ mặc một chiếc áo dài, bên trong là chiếc áo cộc và chiếc quần hai ống dài thay thế dần chiếc váy. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài khi xưa may bằng vải cứng cáp, nay thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo. Nhưng ngày nay còn được cách tân phối cùng chiếc chân váy dài tạo vẻ dịu dàng, thanh lịch.

Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Cúc áo dài thường từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông. Tà trước và sau được nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi đồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn, điểm chia hai tà áo trước – sau cũng trễ dưới eo. Điều khác biệt nhất là eo áo được nhấn nhẹ ôm khít, tà sẻ cao hơn trước. Áo dài khi mặc lên hơi sát vào bụng, nên trông như ngực nở ra tôn vinh lên rất nhiều.

Tay áo được tính từ vai. Tay áo không có cầu vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay. Cho đên nay, cấu trúc chiếc áo dài truyền thông tương đôi đã ổn định.

Khi Việt Nam tham gia khối APEC năm 2006, đại biểu của các nước đã mặc chiếc áo dài truyền thống của nước chủ nhà Việt Nam chụp một bức hình kỉ niệm. Ngày nay, với xu hướng phát triển của xã hội ngày càng năng động, cá tính, nhiều nhà thiết kế thời trang đã thiết kế chiếc áo dài tân thời theo lối phá cách, những chiếc áo dài ngắn tay thậm chí không có tay áo đi chung với những chiếc quần jean cá tính,… làm cho chiếc áo dài thêm năng động, trẻ trung nhưng không mất đi vẻ kín đáo, tế nhị.

Đối với phụ nữ Việt Nam trước dây, trang phục dân tộc là chiếc áo tứ thân màu nâu đen, váy đen, yếm trắng, đầu chít khăn mỏ quạ, thêm vào đó là những chiếc thắt lưng thiên lý hay màu đào. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn. Ngày nay, các mốt thời trang của nước ngoài đã du nhập vào nước ta, nhưng trang phục truyền thống, chiếc áo dài dân tộc vẫn là một biểu tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

 

      • Đề 2: Thuyết minh về chiếc kính đeo mắt

Chiếc mắt kính là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày. Không chỉ có khả năng điều trị các tật khúc xạ, kính còn đem lại thẩm mỹ qua nhiều lọai có kiểu dáng, màu sắc phong phú.

Tuy chỉ đóng vai trò phụ nhưng kính có ảnh hưởng lớn đến vẻ đẹp của bạn. Hãy chọn lọai kính phù hợp để tôn lên vẻ đẹp của “cửa sổ tâm hồn”. Nếu khéo chọn,một chiếc kính vừa có thể che lấp khuyết điểm mà vẫn làm nổi bật đường nét riêng.

Không ai biết tên của người làm ra cặp kính đầu tiên. Chỉ biết rằng nó ra đời ở Ý vào năm 1920, Đấu tiên, thiết kế của kính đeo mắt chỉ gồm 2 mắt kính nối với nhau bằng 1 sợi dây đè lên mũi. Vào năm 1930, 1 chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế ra 2 càng (ngày nay gọi là gọng kính) để mắt kính gá vào 1 cách chắc chắn.

Cấu tạo của kính nói chung không xa lạ gì với chúng ta. Một chiếc kính đeo mắt gồm có 2 bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Chiếc gọng kính chiếm 80% vẻ đẹp của kính. Gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính và là khung cho mỗi chiếc kính, giữa phần gọng trước và sau có một khớp nối bằng sắt nhỏ. Chúng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Sở hữu làn da trắng, khuôn mặt trái xoan, bạn thật hạnh phúc khi phù hợp với tất cả kiểu và màu sắc gọng. Nhưng với làn da bánh mật và khuôn mặt tròn, hãy thử dùng kính màu lạnh và có thành gọng đậm nét vuông. Mắt kính mỏng làm cho gương mặt hẹp lại và gọng kính dài làm cho gương mặt có độ sâu. Chiếc kính thể hiện cá tình của mỗi người qua màu sắc và kiểu dáng. Mỗi lần chọn kính là bạn lại bạn lại có dịp làm mới cho khuôn mặt của mình, bạn nên tận dụng triệt để cơ hội này để sở hữu khuôn mặt như ý với chiếc kính thời trang.

Thế nhưng, đây chỉ đơn thuần về mặt hình thức bên ngòai, có thể thay đổi tùy theo ý thích cá nhân. Bộ phận còn lại của kính – tròng kính – không thể thay đổi cấu tạo gốc và có hẳn 1 tiêu chuẩn quốc tế riêng.

Cấu tạo của tròng kính nói cung không xa lạ gì với chúng ta. Tròng kính ban đầu có hình tròn, vuông, sau khi chọn được lọai gọng phù hợp sẽ được mài, cắt cho vừa khít với gọng đó. Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chồng tia UV (một lọai tia gây hại cho mắt) và tia cực tím.

Những lọai kính chống tia UV được tráng một lớp chất đặc biệt có màu ánh xanh, khả năng chống tia UV hơn hẳn lọai kính chỉ có plastic hay thủy tinh. Có những lọai kính có thể thay đổi màu cho phù hợp với môi trường ánh sáng bên ngòai (hay còn gọi là kính đổi màu), làm giảm độ chói và ảnh hưởng của tia cực tím. Người ta còn đặt hẳn 1 bảng xếp hạng cho khả năng ngăn chặn tia UV và ánh nắng trên thế giới (tiêu chuẩn của Australia là AS 1067 và tiêu chuẩn của Hoa Kỳ là ANSI Z80. 3-1972, châu Âu là EN 1836:2005). Tuy cách thức xếp hảng ở mỗi nước khác nhau nhưng vẫn thông qua cơ chế phân tích khả năng giữ cho tầm mắt tránh được những tia độc hại ấy trong một khỏang cách ít nhất là bao nhiêu mét.

Đặc biệt, đối với những người bị cận thị, thấu kính lõm sẽ là lựa chọn thích hợp để giảm lượng hội tụ đưa hình ảnh từ trước võng mạc về ngay trọng tâm như người bình thường.

Ngược với kính cận chủ yếu dành cho học sinh, kính viễn chủ yếu dành cho người lớn tuổi bởi khả năng nhìn xa của họ kém dần đi. Hình ảnh được hội tụ phía sau võng mạc và điều này làm cho thấu kính lồi sẽ trở nên hữu ích với khả năng hội tụ của nó để đưa hình ảnh về đúng vị trí. Nhưng nếu họ còn mắc thêm bệnh cận thị (hiện tượng khá phổ biến nếu để cho tình trạng cận nặng kéo dài đến lúc già) những hình ảnh họ nhận được chỉ nắm ở cực ly trung bình và không thể thấy những hình ở cự ly xa hoặc gần. Để khắc phục, người bị bệnh cận-viễn cần đeo kính 2 tròng với mắt kính ghép, nửa lồi, nửa lõm.

Trong một số trường hợp, nhất là những người thường xuyên chơi thể thao hay là ca sĩ, diễn viên đòi hỏi phải có sự năng động, tình thẩm mỹ cao về mọi mặt. Việc sở hữu 1 chiếc mắt kính tuy thời trang nhưng khá bất tiện trong sinh họat. Kính áp tròng (còn gọi là contact lense hay gọi tắt là lens hoặc kính tiếp xúc) vừa có khả năng điều trị tật khúc xạ, đem lại sự tiện lợi, vừa mang lại tính thẩm mỹ cao sẽ là lựa chọn tốt nhất. Kính áp tròng có hình lòng chảo, với kích thước to hơn lòng đen của mắt một chút đảm bảo bao trọn lấy mống mắt. Độ lõm của kính được thiết kế bằng đúng độ lồi cầu mắt, do đó khi đưa vào mắt, kính sẽ tự động hút vào đúng vị trí và nằm nguyên tại đó, làm cho người mang kính có cảm giác như nhìn bắng mắt thật. Kính điều trị tật khúc xạ có màu trong suốt, còn lại là nhiều màu sắc phong phú thời trang, dần dà trở thành trào lưu cho giới trẻ. Kính áp tròng làm bằng chất liệu Plastic đặc biệt mềm để không gây tổn thương mắt. Nhưng nếu lắp kính không đúng sẽ làm rách kính và có thể trầy xước mắt hoặc chọn size không đúng dẫn đến đỏ, cộm mắt. Lưu ý, lọai kính này cần được tẩy trùng thường xuyên bằng dung dịch nhỏ mắt để tránh bị khô và nhiễm khuẩn.

Cũng chính vì sự phong phú về chủng lọai và tính năng nên kính được bày bán khá phổ biến ở nhiều nơi. Nếu chọn kính ở những nơi kém chuyên môn, ngòai việc nảy sinh nhiều quan niệm sai lầm còn làm kính trở thành con dao hai lưỡi.

Đối với kính cận (kể cả kính râm), việc chọn gọng kính không chỉ cần thời trang mà còn chú ý đến vật liệu và kích thước. Nếu chọn lọai kính kim lọai kém, gọng bản quá to, kính sẽ đè nặng khuôn mặt và chỗ tiếp xúc của gọng và da bị nổi mẩn đỏ, ngứa do dị ứng. Cũng không ít người chọn phải kính kém chất lượng nhưng được quảng cáo là kính thuốc đặc hiệu và “chém” giá đắt. Tròng kính ở đây thường qua lồi hoặc quá lõm sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của hình ảnh. Người mua kính sẽ nghĩ đây là lọai kính đặc biệt và tập điều chỉnh mắt theo chúng, và sau 1 khỏang thời gian, dĩ nhiên….. Người vốn có bệnh sẽ nặng thêm và người chưa có bệnh lại trở thành người mắc bệnh. Đáng nói hơn, khi xuất hiện nhiều triệu chứng như nhức đầu, mỏi mắt, người đeo chủ quan cho rằng vì mới đeo chưa quen. Thực ra đây là phản ứng tự nhiên của mắt với kính kém chất lượng, lâu dần, theo kiểu tích lũy, phản ứng mất đi đồng nghĩa với việc mắt đã tự điều tiết sai tiêu chuẩn không có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn.

Đối với kính áp tròng. Các nhà chuyên môn. Đó là trường hợp của đa số người mua kính kém chất lượng ở v** hè hay mua theo cảm tính mà môn cho rắng: Trước khi quyết định đeo kính áp tròng, cần phải đi khám mắt cẩn thận và chỉ nên đeo khi có sự chỉ định của bác sĩ. Và chỉ những trường hợp bị lọan dưỡng giác mạc (bị cườm nước họăc sẹo giác mạc) mới thật sự cần thiết dùng chúng. Người dùng kính áp tròng thường phải tiệt trùng kính trong những dung dịch chứa ôxy già (H2O2) như dung dịch đa chức năng, dung dịch một bước (gồm ôxy già 3%) và dung dịch 2 bước (gồm ôxy già 0,6%).

Người ta đã chứng minh được rằng, nước rửa kính có thể mang nhiều mầm bệnh cho mắt. Bởi những lọai dung dịch có khả năng sát trùng mạnh thì những tai biến với mắt cao hơn và ngược lại, dung dịch không gây hại cho mắt thì ít khả năng diệt trùng hơn. Các nhà khoa học tại Khoa Ký sinh trùng, Đại học Tổng hợp Vienna (Áo), nhận thấy rằng thể nang (thể kém hoạt động) của acanthamoeba vẫn có thể sống sót sau khi kính được ngâm trong những dung dịch nói trên 8 giờ liền. Dung dịch chứa ôxy già 0,6% hiệu quả hơn cả, trong khi dung dịch 3% thì tỏ ra bất lực. Nếu còn sống sót, acanthamoeba sẽ tiếp tục tồn tại và sinh sản trong lớp dịch bảo quản đọng lại ở kính áp tròng hết ngày này sang ngày khác, gây nhiễm trùng ở mắt. Chính vì thế không nên đeo kính sát tròng quá lâu có thể gây tai biến hoặc phổ biến là vi sang chấn tức chấn thương nhỏ mà mắt bình thường không nhìn thấy được nhưng gây đỏ, cộm mắt. Những vết xước này điều trị ngay có thể thành sẹo, nếu để lâu có thể gây viêm loét giác mạc, làm giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa. Nên thay hộp rửa kính ít nhất 4 tuần /lần. Thường xuyên xử lý hộp ngâm kính bằng lò vi sóng hoặc đun sôi. Tuyệt đối không dùng nước muối, nước lã thông thường để rửa vì tính sát trùng hòan tòan không có.

Kính là một vật không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng biến “lăng kính” của “cửa sổ tâm hồn” mỗi người cùng trở nên phong phú và hòan thiện hơn. Nhưng hãy nhớ rằng: Cận thị là không tốt đâu nhé!!!

      • Đề 3: Thuyết minh về một đồ vật mà em yêu thích

Trong đời sống học tập hàng ngày có vô số những dụng cụ đã gắn bó với chúng ta thậm chí nó còn trở thành những người bạn đồng hành không thể thiếu. Song được nhiều bạn nhỏ yêu mến nhất, cũng gắn bó với ta nhiều nhất từ lúc mới tập viết chữ đến khi trưởng thành có lẽ chính là cây bút chì thân yêu.

Nhắc đến bút chì chắc không ai còn xa lạ nữa. Nó đã xuất hiện từ rất lâu trong cuộc sống mỗi người. Từ thưở khai sinh ra chữ viết ông cha ta đã biết dùng mực tàu, dùng than nghiền nát trộn lẫn nước để tạo nên nét chữ.

Và đến hôm nay khi nhân loại đổi thay hàng loạt những phát minh hiện đại ra đời thì bút chì vẫn là một vật dụng không thể thay thế thậm chí nó còn được kế thừa và cải biến đi cho phù hợp hơn với đời sống.

Ngày xưa khi còn đi học chắc ai cũng đã từng cầm chiếc bút chì trên tay, vỏ gỗ to thô sơ vẫn chưa được bào mòn bên trong là ruột than nhỏ. Cây bút chì nếu không được biết trước chúng ta còn tưởng nó là một cây gỗ nào đó. Mỗi lần dùng hết chì lại phải dùng dao để gọt cho đầu chì hiện ra để viết tiếp.

Trải qua bao nhiêu năm bao nhiêu thế hệ học trò qua đi chiếc bút chì đã có những cải biến nhất định về hình dáng cũng như cách sử dụng vừa giúp học sinh tiết kiệm thời gian lại vừa sạch sẽ và không mất nhiều công sức. Vẫn là những chiếc vỏ gỗ dài khoảng 15 -20cm bút chì đã được tạo hình rất đẹp mắt, thon gọn. Cầm vô cùng chắc tay, và đi liền với nó không còn phải dùng dao vót chì nữa mà đã có cả một dụng cụ chuyên dụng để gọt chì.

Hiện nay cũng có rất nhiều loại bút chì hiện đại ra đời như bút chì kim, bút chì bấm… với những chất liệu khác nhau như kim loại, nhựa…. tuy nhiên dù có đổi thay như thế nào thì nó cũng không biến đổi về kĩ thuật.

Những nét bút chì gắn bó với chúng ta từ thưở mẹ mới cầm tay tập viết những nét bút chì đậm nhạt, nét vuông nét tròn đã gắn liền với cả tuổi thơ của chúng ta. Không giống với những chiếc bút bi viết xong không thể xóa đi, những nét bút từ chiếc bút chì bạn có thể xóa đi một cách dễ dàng. Chính vì vậy mà những đứa trẻ khi mới tập viết hoặc bắt đầu học chữ đều sử dụng loại bút hữu dụng này. Bạn đừng nghĩ rằng chỉ dùng nó khi đã học xong chữ viết thành thao rồi thôi mà nó còn găn bó với bạn trong rất nhiều những nấc thang quan trọng của cuộc đời. Cuộc thi đại học cam go với những bài trắc nghiệm cần tô tròn đều phụ thuộc chủ yếu vào nét bút chì nó giúp bạn chinh phục cả một đỉnh vinh quang trong cuộc đời mỗi người.

Rồi khi lớn nên có thể bạn theo nghiệp cầm phấn, có thể trở thành một kĩ sư xây dựng hay một họa sĩ thì việc gắn bó với cây bút chì càng trở nên gần gũi và thân thuộc hơn. Bạn có biết những ngôi nhà cao tầng kia xuất phát từ đâu không? Bạn có biết những bức tranh những tác phẩm kiệt xuất giá hàng triệu đô la xuất phát từ đâu không? Nó cũng được phác thảo nên từ chính những mẩu bút chì thân quen và giản dị. Hiện nay trên thị trường các nhà sản xuất đã in dấu đậm nhạt phân chia theo từng loại bút với những công dụng khác nhau cho người dùng thoải mái lựa chọn. Đó là loại bút chì 1B, bút chì 2B, bút chì 3B….Ngoài ra nó còn là những món quà ý nghĩa để chúng ta dành tặng cho bạn bè, tuy không phải quý giá về vật chất song nó mang ý nghĩa tinh thần lớn lao. Gửi gắm những tâm tư, nỗi niềm những mong mỏi của người tặng dành cho người nhận. Từ cây viết này sẽ có thêm thật nhiều thật nhiều những giá trị vật chất tinh thần được tạo nên để làm đẹp cho đời.

Giá thành của những chiếc bút chì này rất rẻ thậm chí nó còn được sử dụng trong một thời gian rất dài và rất bền. Thế nhưng dường như có những bạn trẻ lại không biết nâng niu quý trọng nó. Thường bẻ gãy hoặc dùng một lần rồi vứt đi một cách vội vàng. Tại sao chúng ta lại không biết trân trọng nó? Trân trọng những thứ đã gắn với cả một tuổi thơ đầy biến động của mỗi người?

Chiếc bút chì - tôi nghĩ rằng dù có là bây giờ thậm chí là đến vài chục năm nữa thì nó vẫn sẽ là một trong những dụng cụ không thể thiếu đối với bất kì thế hệ học sinh nào. Chính từ những nét vẽ đơn sơ nguệch ngoạc này sẽ là sự khởi nguồn, nền móng của một nền tảng tri thức và những giá trị tinh thần bất diệt.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Ngữ văn lớp 8 sách VNEN Bài 14: Chương trình địa phương file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status