Logo

Soạn văn 8 VNEN Bài 15: Đập đá ở Côn Lôn

Soạn văn 8 VNEN Bài 15: Đập đá ở Côn Lôn trang 103 - 109 gợi ý trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8 tâp 1 chương trinh mới ngắn gọn, chính xác nhất
5.0
0 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Bài 15: Đập đá ở Côn Lôn Ngữ Văn lớp 8 Tập 1 VNEN được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Hoạt động khởi động Bài 15: Đập đá ở Côn Lôn

Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

-Vẫn là hào kiêt vẫn phong lưu

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

-Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho nở núi non

a. Theo em tác giả viết những câu thơ này trong hoàn cảnh nào?

b. Nhận xét về thái độ của các tác giả trong hoàn cảnh ấy

Trả lời:

a. Tác giả viết câu thơ trên khi ông bị khép tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì nên bị bắt đày ra Côn Đảo, được làm trong lúc ông cùng các tù nhân khác bị bắt lao động khổ sai.

b. Thái độ của tác giả được thể hiện qua câu thơ là một người có khí phách hiên ngang, kiêu hãnh,mạnh mẽ, có sức mạnh phi thường, coi việc ở tù chỉ là chỗ nghỉ chân tạm thời trên con đường cách mạng đầy khó khăn

Hoạt động hình thành kiến thức Bài 15: Đập đá ở Côn Lôn

1. Đọc văn bản sau: Đập đá ở Côn Lôn

2. Tìm hiểu văn bản:

a. Xác định thể loại của văn bản Đập đá ở Côn Lôn. Cần đọc bài thơ này với giọng điệu như thế nào

b. Công việc đập đá của người từ ở Côn Đảo là một công việc như thế nào ? (Chú ý không gian, điều kiện làm việc và tính chất công việc.)

c. Bốn câu thơ đầu gợi lên những lớp ý nghĩa nào? Phân tích giọng điệu, hình ảnh trong bốn câu đầu để thấy được tâm tư, khí phách của tác giả.

d. Bốn câu thơ cuối bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ gì? Em hãy chỉ ra cách thức biểu hiện cảm xúc của tác giả?

Trả lời:

a. Xác định

      • Thể thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật

      • Cần bài thơ với giọng điệu hào hùng, khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ

b. Công việc đập đá của người từ ở Côn Đảo:

- Không gian: Côn Đảo là nơi khắc nghiệt, địa ngục trần gian

- Điều kiện làm việc: người tù khổ sai bị bóc lột, đàn áp

- Tính chất công việc: Việc đập đá là công việc đày ải sức khỏe, tinh thần của người tù.

- Tư thế của người tù: đứng giữa đất Côn Lôn với tư thế ngạo nghễ, lẫm liệt- tư thế của đấng anh hào.

= > Mở đầu bài thơ hình ảnh hiên ngang của người tù yêu nước có khí phách.

c. Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa tượng trưng

    + Nghĩa thực: Công việc đập đá khổ cực, gian khó, đó là cách thực dân Pháp đày ải, hành hạ người tù cách mạng

    + Nghĩa tượng trưng: Nổi bật lên tư thế hiên ngang, tinh thần ngang tàng của chí sĩ yêu nước.

- Giá trị nghệ thuật của hình ảnh mang hai lớp nghĩa:

    + Làm trai, đứng giữa đất Côn Lôn: quan niệm truyền thống về chí nam nhi, hiên ngang, trụ cột, có chí lớn

    + Làm cho lở núi non: sức mạnh phi thường làm thay đổi cục diện, tình thế

    + Xách búa, đánh tan, năm bảy đống: không quản khó khăn, cực nhọc

    + Ra tay, đập bể, mấy trăm hòn: chiến công kì tích của đấng trượng phu anh hùng

- Khẩu khí của tác giả:

    + Sử dụng liên tiếp các động từ, tính từ mạnh nhằm khẳng định lòng kiêu hãnh của người có chí lớn, muốn hành động để giúp nước, cứu đời.

    + Giọng thơ đanh thép, hùng hồn thể hiện tư chất hiên ngang lẫm liệt, không chịu khuất phục

d. Bốn câu thơ cuối, tác giả thể hiện ý chí, vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ cách mạng: khẩu khí ngang tàng, tinh thần sắt đá không khuất phục.

- Xây dựng tương quan đối lập- cách thức tác giả thể hiện cảm xúc:

    + Đối lập giữa thử thách gian khổ với sự bền chí, tinh thần kiên cường, sẵn sàng đối mặt với thử thách (tháng ngày, mưa nắng >< thân sành sỏi, dạ sắt son)

    + Đối lập chí lớn mưu đồ sự nghiệp với lúc sa cơ lỡ bước ( mưa nắng >< bền dạ sắt son)

- Bốn câu thơ cuối thể hiện khí chất hiên ngang, trung kiên không sờn lòng đổi chí trước vận mệnh của đất nước, dân tộc.

3. Tìm hiểu các lỗi thường gặp về dấu câu:

a. Trao đổi với bạn và hoàn thành phiếu học tập sau:

Ví dụ Lỗi về dấu câu

1. Tác phẩm "Lão Hạc" làm em vô cùng xúc động trong xã hội cũ, biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ cơ cực như lão hạc

 

2. Thời còn trẻ,học ở trường này.ông là học sinh xuất sắc nhất

 

3. Cam quýt bưởi xoài là đặc sản của vùng này.

 

4. Quả thật ,tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu?anh có thể cho tôi một lời khuyên không . Đừng bỏ mặc tôi lúc này

 

b. Những lỗi thường gặp về dấu câu là gì?

Trả lời:

a. Hoàn thành phiếu học tập:

Ví dụ Lỗi về dấu câu

1. Tác phẩm Lão Hạc làm em vô cùng xúc động trong xã hội cũ biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ cơ cực như lão Hạc

Cần có dấu chấm ở sau từ “động” để tách câu: Tác phẩm Lão Hạc làm em vô cùng xúc động. Trong xã hội cũ biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ cơ cực như lão Hạc.

2. Thời còn trẻ,học ở trường này.ông là học sinh xuất sắc nhất

Lỗi ở dấu" ." ở giữa 2 câu. Sửa như sau: Thời còn trẻ,học ở trường này, ông là học sinh xuất sắc nhất

3. Cam quýt bưởi xoài là đặc sản của vùng này.

Lỗi thiếu dấu phẩy, sửa như sau : Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản của vùng này.

4. Quả thật ,tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu?anh có thể cho tôi một lời khuyên không . Đừng bỏ mặc tôi lúc này

Lỗi dấu “?”,”.” ở cuối mỗi câu, sửa như sau: Quả thật ,tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu. Anh có thể cho tôi một lời khuyên không ?Đừng bỏ mặc tôi lúc này!

b. Những lỗi thường gặp về dấu câu là:

      • Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc

      • Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc

      • Nhầm lẫn công dụng của dấu câu

      • Thiếu dầu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết

4. Tìm hiểu bài văn thuyết minh về một thể loại văn học

Đề bài: " Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất bát cú"

a. Đọc kĩ bài thơ Đập đá ở Côn Lôn rồi trả lời các câu sau:

(1) Bài thơ có mấy dòng, mỗi dòng có mấy chữ (tiếng)? Số dòng, số chữ ấy có bắt buộc hay không? Có thể tùy ý thêm bớt được hay không?

(2) Hãy ghi kí hiệu bằng trắc cho từng tiếng trong bài thơ

(3) Nhận xét quan hệ bằng trắc giữa các dòng với nhau. Dựa vào kết quả quan sát, hãy nêu mối quan hệ bằng trắc giữa các dòng

(4) Hãy cho biết bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau, nằm ở vị trí nào trong dòng thơ và đó là vần bằng hay trắc

(5) Hãy cho biết câu thơ bảy tiếng trong bày ngắt nhịp như thế nào

b. Lập dàn bài đề bài: " Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất bát cú"

c. Trả lời câu hỏi:

(1) Muốn thuyết minh một thể loại văn họa, trước hết em phải làm gì?

(2) Khi nêu đặc điểm của thể loại, phải chú ý điều gì?

Trả lời:

a. Trả lời các câu hỏi:

(1) Mỗi bài thơ có 7 tiếng, số dòng và số chữ có bắt buộc và không thể tùy tiện thêm bớt.

(2) Sử dụng kí hiệu bằng trắc cho hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn

Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

( T-B-B-T/ - T- B- B )

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

( T- T-B-B-T-T-B)

Đã khách không nhà trong bốn biển

( T- T- B- B- B-T-T)

Lại người có tội giữa năm châu

( T- B- T- T-T-B-B)

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

( T- B- B- T-B- B-T)

Miệng cười tan cuộc oán thù

( T- T- B- T- T- B)

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp

( B- T- T- T/ B- T-T)

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

( B- B-B- T- T- T- B)

(3) Niêm luật của bài thơ:

    + Niêm (dính nhau) tiếng dòng trên tương ứng với dòng dưới đều B

    + Đối: tiếng dòng trên B ứng với tiếng dòng dưới T

(4) Những tiếng ở cuối câu luôn hiệp vần với nhau, câu 1- 2- 4- 6- 8

(5) Thường ngắt nhịp chẵn lẻ: 4/3 ; 2/2/ 3

b. Lập dàn bài đề bài: " Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất bát cú"

c. Trả lời câu hỏi:

      • Muốn thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học (thể thơ hay văn bản cụ thể), trước hết phải quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm.

      • Khi nêu các đặc điểm, cần lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ các đặc điểm ấy.

Hoạt động luyện tập Bài 15: Đập đá ở Côn Lôn

1. Đọc và tìm hiểu văn bản sau:

Văn bản: Vào nhà ngục Quảng Đông Cảm Tác

Tìm hiểu văn bản.

a. Phân tích từ ngữ, giọng điêu trong 4 câu để thấy phong thái, khí phách của tác giả khi rơi vào cảnh ngục tù

b. Lối nói của tác giả ở các câu 5-6 có gì đặc biệt? Lời nói đó có tác dụng gì trong việc biểu hiện hình ảnh người chí sĩ cách mạng?

c. Hai câu cuối thể hiện tư tưởng của tác giả

d. Qua hai bài thơ Vào ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn, em hãy trình bày những cảm nhận của mình về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX

Trả lời:

a. Phân tích từ ngữ, giọng điêu trong 4 câu đầu:

      • Hai câu đầu:

- Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

    + Tự xưng mình là hào kiệt: ý thức mạnh mẽ về tài năng, chí khí của bản thân

    + Ý thức về cốt cách, phong thái ung dung, hào hoa, phong lưu

    + Điệp từ "vẫn" khẳng định chắc chắn bản lĩnh của bậc anh hào.

- Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

    + Thản nhiên, lạc quan, hiên ngang dù rơi vào cảnh ngục tù

    + "mỏi chân" nên " ở tù": sự chủ động nghỉ ngơi như lẽ tất yếu

    + Hiên ngang khinh thường cảnh tù ngục

=> Khí phách của người anh hùng trước hiểm nguy vẫn kiên cường, lạc quan. Chí khí này thường tồn tại trong nền văn học truyền thống (thơ tỏ chí)

      • Câu 3 – 4:

- Giọng thơ có sự thay đổi: từ giọng hào hùng, ngang tàng chuyển sang giọng trầm lắng, suy tư lúc lâm nguy

- Nhìn thẳng vào hoàn cảnh khó khăn của bản thân ( khách không nhà, người có tội) để kiên tâm, vững chí hơn trên con đường còn gian nan.

- Lời tâm sự chân tình có ý nghĩa:

    + Thể hiện cuộc đời làm cách mệnh gian nan, khó khăn, phải bôn ba xứ người, xa quê, xa người thân

    + Tạo hình ảnh đối lập giữa hai cặp câu nhấn mạnh sự lênh đênh, cuộc đời sóng gió qua đó nổi bật lên hình ảnh người chí sĩ yêu nước kiên cường.

b. Lối nói của tác giả ở các câu 5-6:

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù

Ý nghĩa 2 câu thơ 5- 6:

    + Khẳng định sự quyết tâm bền chí trước sự nghiệp cứu nước, cứu đời lớn lao

    + Tiếng cười của bậc anh hùng vẫn ngạo nghễ, đập tan những oán thù

- Lối nói quá nhằm:

    + Nâng lên sức vóc người anh hùng lên tới mức siêu nhiên, phi thường

    + Tạo giọng điệu hào hùng chung cho toàn bài thơ

- Cặp câu này vẫn tuân thủ quy tắc đối nhằm giữ nhịp cho toàn bài

c. Hai câu cuối thể hiện tư tưởng của tác giả

    + Kết tinh cao độ ý chí và cảm xúc lãng mạn hào hùng của tác giả

    + Điệp từ "còn" nhấn vào sự tiếp diễn, tiếp tục chiến đấu vì đất nước

    + Lời thách thức "nguy hiểm sợ gì đâu": giữ vững ý chí, lý tưởng, kiên định với sự nghiệp cứu nước, vươn lên, bất chấp những hiểm nguy.

d. Qua cả hai bài thơ Vào nhà ngục ở Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn, em hãy trình bày những cảm nhận của mình về vẻ đẹp hảo hùng, lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX.

- Hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX trong hai bài thơ:

    + Có khẩu khí anh hùng, tinh thần ngang tàng của bậc chí sĩ khi sa cơ. Lời thơ thể hiện chí nam nhi mưu đồ nghiệp lớn.

    + Khí phách hào hùng, kiên trung, coi thường hiểm nguy của những người mang chí hướng lớn và sứ mệnh vẻ vang.

2. Lập bảng thống kê các dấu câu theo mẫu dưới đây:

Dấu câu Công dụng

 

 

 

 

Trả lời:

Lập bảng thống kê các dấu câu:

Dấu câu Công dụng

1. Dấu chấm

Công dụng: Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu hết câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối dài

2. Dấu chấm hỏi:

Đặt ở cuối câu, biểu thị ý nghi vấn (có lúc đặt ở câu cầu khiến để biểu thị thái độ châm biếm).

3.Dấu chấm than

Đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc ở cuối câu nhằm biểu thị cảm xúc, yêu cầu hay mệnh lệnh.

4. Dấu phẩy

Được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt đúng nội dung, mục đích của người nói.

5. Dấu chấm phẩy

Đánh dấu các bộ phận khác nhau trong một phép liệt kê phức tạp Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

6. Dấu chấm lửng

Được dùng ở giữa câu, cuối câu hay đầu câu để biểu thị mục đích của người viết như: Tỏ ý chưa liệt kê hết, thể hiện lời nói ngập ngừng hay ngắt quãng, biểu thị chỗ ngắt dài giọng, ghi lại chỗ kéo dài của âm thanh hay sự chờ đợi, chỉ ý lược bớt…

7. Dấu gạch ngang

Đánh dấu bộ phận chú thích hay giải thích trong câu

Đặt trước những lời đối thoại

Đặt trước bộ phận liệt kê, đặt giữa các liên số…

8. Dấu ngoặc đơn

Dùng để đánh dấu phần có chức năng: Giải thích, bổ sung, thuyết minh thêm

9. Dấu hai chấm

Đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó

Báo trước lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).

10. Dấu ngoặc kép

Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.

Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn.

3. Điền dấu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn

“Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối rít () tỏ ra dáng bộ vui mừng ()

Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội ()

Cái Tí () thằng Dần cũng vỗ tay reo ()

() A () Thầy đã về () Thầy đã về ()...

Mặc kệ chúng nó () anh chàng ốm yếu im lặng chịa gậy lên tấm phên cửa () nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên thềm () Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản () anh ta lăn kềnh trên chiếc chiếu rách ()

Ngoài đình () mõ đập chan chát () trống cái đánh thùng thùng () tù và thổi như ếch kêu ()

Chị Dậu ôm con ngồi bên phản () sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi ()

() Thế nào () Thầy em có mệt lắm không () Sao chậm về thế () Trán đã nóng lên đây mà ()”

(Theo Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Trả lời:

Có thể sửa như sau:

“Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối rít (,) tỏ ra dáng bộ vui mừng (.)

Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội (.)

Cái Tí (,) thằng Dần cũng vỗ tay reo (.)

(-) A (!) Thầy đã về (!) Thầy đã về (.)...

Mặc kệ chúng nó (,) anh chàng ốm yếu im lặng chịa gậy lên tấm phên cửa (,) nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên thềm (.) Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản (,) anh ta lăn kềnh trên chiếc chiếu rách (.)

Ngoài đình (,) mõ đập chan chát (,) trống cái đánh thùng thùng (,) tù và thổi như ếch kêu (.)

Chị Dậu ôm con ngồi bên phản (,) sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi (:)

(-) Thế nào (?) Thầy em có mệt lắm không (?) Sao chậm về thế (?) Trán đã nóng lênđây mà (!)”

(Theo Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

4. Phát hiện lỗi về dấu câu trong các đoạn sau đây và thay vào dó các dấu câu thích hợp (có điều chỉnh chữ viết hoa trong trường hợp cần thiết)

a. “Sao mãi tới giờ anh mới về, mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là: “Anh phải làm xong bài tập trong chiều nay”.

b. Từ xưa trong cuộc sống lao động và sản xuất nhân dân có truyền thống thương yêu nhau giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn gian khổ. Vì vậy có câu tục ngữ lá lành đùm lá rách.

Trả lời:

a. Câu văn đã thiếu dấu (?) khi hết câu. Có thể sửa lại như sau:

Sao mãi tới giờ anh mới về? Mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là: “Anh phải làm xong bài tập trong chiều nay”

b. Câu trên thiếu dấu ngoặc kép và dấu phẩy để tách bộ phận trong câu.

Có thể sửa lại câu văn trên như sau:

Từ xưa trong cuộc sống lao động và sản xuất, nhân dân có truyền thống thương yêu nhau giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn gian khổ. Vì vậy có câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.

c. Lỗi mắc phải là dùng sai dấu chấm câu khi chưa kết thúc câu. Có thể sửa lại là:

Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng, nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh.

Hoạt động vận dụng Bài 15: Đập đá ở Côn Lôn

1. Vào nhà ngục Quảng đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn cho thấy phong thái phí phách, ý chí của người anh hùng khi gặp bước nguy nan. Là một học sinh, em hãy vận dụng tinh thần đó vào thực tiễn cuộc sống như thế nào? Hãy nêu một vài tình huống khó khăn mà em gặp phải hướng giải quyết của bản thân

Trả lời:

Vào nhà ngục Quảng đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn cho thấy phong thái phí phách, ý chí của người anh hùng khi gặp bước nguy nan. Đó là những đức tính rất đáng ngưỡng mộ và học hỏi.

- Một vài tính huống khó khăn tôi gặp phải:

- Năm lớp 8, ở lớp bắt đầu có thêm môn Hóa. Đây là môn học mới và rất khó, nên điểm số của tôi rất tệ. Tôi thực sự rất buồn vì điều đó.

- Hướng giải quyết mà tôi đưa ra: Tôi sẽ nói chuyện với thầy cô, và bố mẹ để họ hiểu được cảm xúc lúc này, để thầy cô có thể giúp tôi định hình lại kiến thức, tôi sẽ giảm áo lực từ bản thân, tự mình cố gắng hơn nữa. Thêm nữa, bố mẹ cũng sẽ hiểu vấn đề mà tôi đang gặp phải, để không gây áp lực về điểm số, và biết được nguyên nhân vì sao tôi lại bị điểm kém môn Hóa đến vậy.

2. Lập dàn ý thuyết minh về một thể loại văn học mà em đã học.

Trả lời:

Lập dàn bài thuyết minh các đặc điểm về truyện ngắn

Mở bài:

- Nêu định nghĩa về truyện ngắn

Thân bài:

- Nêu các đặc điểm chính của truyện ngắn

    + Đặc điểm về dung lượng: số trang viết ít, không dài.

- Đặc điểm về sự kiện, nhân vật: ít nhân vật và sự kiện vì dung lượng truyện ngắn không lớn. Thường chỉ vài nhân vật và sự kiện nhỏ.

- Đặc điểm về cốt truyện:

    + Diễn ra trong một khoảng thời gian và không gian hẹp

    + Không diễn đạt trọn vẹn cuộc đời mà diễn đạt theo từng khoảng thời gian

- Ý nghĩa:

Mang ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa xã hội.

Kết bài: Nêu cảm nhận của bản thân:

    + Về vẻ đẹp, sức hấp dẫn của truyện ngắn

    + Phù hợp với cuộc sống lao động khẩn trương hiện nay.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Ngữ văn lớp 8 sách VNEN Bài 15: Đập đá ở Côn Lôn file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status