Logo

Soạn văn 8 VNEN Bài 32: Ôn tập văn nghị luận

Soạn văn 8 VNEN Bài 32: Ôn tập văn nghị luận trang 101 - 104 gợi ý trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8 tập 2 chương trinh mới ngắn gọn, chính xác nhất
5.0
0 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Bài 32: Ôn tập văn nghị luận Ngữ Văn lớp 8 tập 2 VNEN được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Hoạt động khởi động Bài 32: Ôn tập văn nghị luận

Nếu cần bình chọn một văn bản nghị luận đặc sắc nhất trong chương trình Ngữ văn lớp 8, em chọn văn bản nào? Giải thích sự lựa chọn của mình.

Trả lời:

Em sẽ chọn văn bản Nước Đại Việt ta vì văn bản này thể hiện sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi (thể hiện rõ ở cách lập luận của tác giả):

       + Quan điểm, tư tưởng "nhân nghĩa" xuyên suốt các tác phẩm .

       + Khẳng định lẽ phải thuộc về ta, địch là kẻ bạo ngược, ắt sẽ bị tiêu diệt.

       + Việc tiêu diệt kẻ thù là việc tất yếu bởi đất nước ta độc lập.

       + Minh chứng cho sự độc lập: lãnh thổ, văn hiến, phong tục, triều đại.

Lý lẽ, dẫn chứng của tác giả:

       + Dẫn ra sự thất bại thảm hại của những kẻ bạo ngược, làm điều trái nhân nghĩa: Lưu Cung, Triệu Tiết, Ô Mã, Toa Đô.

       + Lấy chứng cớ từ sử sách- điều không thể chối cãi.

       + Lời lẽ đanh thép, hùng hồn, minh chứng cho sức mạnh chính nghĩa.

       + Thể hiện niềm tự hào dân tộc

Hoạt động hình thành kiến thức Bài 32: Ôn tập văn nghị luận

1. Ôn tập về văn nghị luận

a) Hoàn thành bảng thống kê sau:

Tác phẩm/Đoạn trích Tác giả Thể loại Nội dung Những luận điểm chính
Chiếu dời đô        
Hịch tướng sĩ        
Nước Đại Việt ta        
Bàn luận về phép học        
Thuế máu        

b) Các văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta gắn liền với những sự kiện lịch sử nào của dân tộc?

c) Phần mở đầu của văn bản nghị luận trung đại thường nêu gương sử sách hoặc việc dẫn tu tưởng trong kinh sách. Điều này có tác dụng gì?

 

d) Câu nào sau đây nêu lên luận điểm chung giữa các văn bản trên?

(1) Thể hiện khát vọng xây dựng một đất nước hùng cường.

(2) Lấy lợi ích của quốc gia, dân tộc làm cơ sở cho mọi phát ngôn.

(3) Đề cao vai trò của việc học trong đạo trị quốc.

(4) Tố cáo lòng tham không cùng, phơi bày tội ác của kẻ thù.

(5) Đề cao tinh thần nhân nghĩa – thân dân.

e) Cả ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Bàn luận về phép học đều thể hiện những khát vọng cao cả, mãnh liệt của người viết. Hãy chứng minh điều đó.

g) Nét riêng trong nghệ thuật lập luận của mỗi tác phẩm nghị luận trung đại được quy định bởi những nhân tố nào sau đây?

(1) Vai xã hội của người viết (vua chúa, tướng lĩnh, bề tôi…); mục đích, đối tượng của văn bản; những quy phạm về hình thức thể loại.

(2) Nhu cầu bộc lộ tâm tư, tình cảm yêu nước của người viết.

(3) Sự khác nhau về cách sử dụng văn tự của mỗi văn bản.

Trả lời:

a. Hoàn thành bảng:

Tác phẩm/Đoạn trích Tác giả Thể loại Nội dung Những luận điểm chính
Chiếu dời đô Lý Công Uẩn Nghị luận trung đại Thể hiện khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, phản ánh ý chí tự cường của dân tộc - Dẫn sử các triều đại lớn từng dời trở nên hung thịnh, bền vững

- Đối chiếu với thực trạng hai nhà Đinh, Lê khi đóng đô ở Hoa Lư

- Đưa ra những ưu điểm về mặt địa hình và điều kiện tự nhiên của thành Đại La
Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn Nghị luận trung đại Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta thể hiện qua lòng căm thù giặc và ý chí quyết thắng kẻ thù - Nêu gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước

- Tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù

- Lảm rõ đúng sai trong lối sống, hành động của các tướng sĩ

- Nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu của các tướng sĩ
Nước Đại Việt ta Nguyễn Trãi Nghị luận trung đại Văn bản có ý nghĩa như một bản tuyên bố chủ quyền, tuyên ngôn độc lập - Quan điểm, tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt tác phẩm

- Khẳng định lẽ phải thuộc về ta, địch là kẻ bạo ngược, ắt sẽ bị tiêu diệt

- Việc tiêu diệt kẻ thù là tất yếu

- Minh chứng cho sự độc lập: về lãnh thổ, văn hiến, phong tục, triều đại
Bàn luận về phép học La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp Nghị luận trung đại Nêu rõ mục đích, phương pháp học để trở thành người có ích - Mục đích chân chính của việc học

- Khẳng định những quan điểm, phương pháp đúng đắn, phê phán những quan điểm học tập sai trái

- Tác dụng chân chính của việc học
Thuế máu Nguyễn Ái Quốc Chính luận Vạch trần tội ác của thực dân Pháp bằng giọng văn đanh thép, mỉa mai - Tố cáo sự giả nhân, giả nghĩa của thực dân khi bắt người dân thuộc địa làm nô lệ

- Vạch trần sự thật về chế độ lính tình nguyện mà thực dân đề ra

- Kết quả của sự hi sinh đó tố cáo lời lẽ lừa bịp của bọn thống trị

b. Các văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta gắn liền với những sự kiện lịch sử:

- Chiếu dời đô: Năm Canh Tuất, niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010), Lí Công Uẩn tức vua Lí Thái Tổ viết bài chiếu này bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (nay thuộc Ninh Bình) về Đại La (tức Hà Nội ngày nay).

- Hịch tướng sĩ: Được viết trước cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần 2 (1285)

- Nước Đại Việt ta: Được công bố vào ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428) sau khi quân ta đại thắng đánh tan 15 vạn viện binh của quân Minh xâm lược, buộc Vương Thông phải giảng hòa chấp nhận rút quân về nước.

c. Phần mở đầu của văn bản nghị luận trung đại thường nêu gương sử sách hoặc việc dẫn tu tưởng trong kinh sách. Điều này có tác dụng là:

       + Các tấm gương sử sách hay tư tưởng trong kinh sách đều là những dẫn chứng, những chân lí được công nhận và được nhiều người biết đến.

       + Việc viện dẫn những dẫn chứng như vậy trong phần mở đầu sẽ tạo nên tiền đề, chỗ dựa vững chắc cho lí lẽ của tác giả. Nhờ đó, tác phẩm sẽ có sức thuyết phục, độ tin cậy cao hơn.

d. Chọn luận điểm (2)

e. Cả ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Bàn luận về phép học đều thể hiện những khát vọng cao cả, mãnh liệt của người viết.

       + Qua tác phẩm Chiếu dời đô, vua Lí Công Uẩn thể hiện khát vọng về một đất nước thống nhất, độc lập, thu về một mối, khát vọng cùng nhân dân xây dựng và phát triển một đất nước Đại Việt lớn mạnh, khí phách và hùng cường.

       + Qua tác phẩm Hịch tướng sĩ, tác giả Trần Quốc Tuấn cũng thể hiện khát vọng mãnh liệt về một dân tộc thống nhất và khí phách. Khát vọng ấy được biểu lộ qua tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù. Cả bài hịch sục sôi một tinh thần sẵn sàng xả thân vì nước: " Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng."

       + Qua đoạn trích Nước Đại Việt ta, tác giả Nguyễn Trãi cũng nêu cao khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường, nêu cao khí phách của dân tộc Đại Việt đang và đã trên đà lớn mạn qua việc khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt và khẳng định vì thế của Đại Việt ngang hàng với các cường quốc lớn ở phương Bắc.

⇒    Chính khát vọng độc lập và khí phách Đại Việt đã làm nên vẻ đẹp tinh thần hiếm có của ba áng văn chương kiệt tác này.

g. Chọn nhân tố (1) và (2)

2. Luyện tập về lựa chọn trật tự từ trong câu

a) Hai câu sau có khác nhau về nội dung không? Vì sao?

(1) Bạn ấy tuy chăm chỉ nhưng không thông minh.

(2) Bạn ấy tuy thông minh nhưng chăm chỉ.

b) Nhận xét về trình tự sắp xếp của các từ in đậm trong các câu sau:

(1) Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương.

      (Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)

(2) Xưa phù du mà nay đã phù sa

Xưa bay đi mà nay không trôi mất

Cho đến được…lúa vàng mất mật,

Phải trên lòng bao trận gió mưa qua.

      (Chế Lan Viên, Nay đã phù sa)

c) Viết lại những câu sau bằng cách đặt những từ in đậm vào vị trí khác trong câu. Phân tích sự khác nhau trong cách diễn đạt của câu đã cho với câu viết lại.

(1) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

      (Đoàn Thị Điểm, Chinh phụ ngâm khúc)

(2) Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

(3) Cậy sức, cây đu nhiều chị nhún

Tham tiền, cột mỡ lắm anh leo.

      (Nguyễn Khuyến, Hội tây)

Trả lời:

a. Hai câu có khác nhau về nội dung .

(1) Bạn ấy tuy chăm chỉ nhưng không thông minh.

(2) Bạn ấy tuy thông minh nhưng chăm chỉ.

Lí do:

Câu (1) đưa ra điểm tích cực của bạn là rất chăm chỉ, dù không được thông minh.

Câu (2) nêu ưu điểm của bạn là thông minh, nhưng lại không chăm chỉ.

Hai câu còn khác nhau về sắc thái cảm xúc của người nới.

b. Trình tự các từ in đậm:

(1) Trình tự sắp xếp của các từ in đậm có tác dụng thể hiện thứ tự trước sau theo thời gian.

(2) Trình tự sắp xếp của các từ in đậm có tác dụng nhấn mạnh sự tồn tại, gắn bó và thân thuộc của phù sa.

c. Đảo trật tự từ:

(1) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Viết lại:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy những mấy ngàn dâu xanh xanh.

⇒   Việc đảo vị ngữ xanh xanh lên trước những mấy ngàn dâu có tác dụng nhấn mạnh màu xanh ngút ngàn, mênh mông của không gian.

      Trong khi đó nếu đổi lại thành cụm CV mấy ngàn dâu xanh xanh thì sẽ không đem lại tác dụng nhấn mạnh này. Ngoài ra sự thay đổi này còn khiến câu thơ mất đi sự hài hòa về ngữ âm, mất đi tính nhạc.

(2) Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì.

Viết lại:

Anh Dậu hoảng quá, vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì.

⇒    Ở câu nguyên bản, từ Hoảng quá được đặt ở vị trí đầu câu (là vị ngữ đảo), đứng trước CN và VN có tác dụng nhấn mạnh trạng thái tâm lsi của anh Dậu.

      Nếu viết lại như câu sau, từ hoảng quá đóng vai trò là vị ngữ, biểu thị trạng thái xảy ra đồng thời với các hành động để bát cháo xuống phản, lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. (tức là không được nhấn mạnh)

(3) Cậy sức, cây đu nhiều chị nhún

Tham tiền, cột mỡ lắm anh leo.

Viết lại:

Nhiều chị cậy sức nhún cây đu

Lắm anh tham tiền leo cột mỡ.

⇒    Việc đảo trật tự cú pháp như trong nguyên bản có tác dụng thể hiện thái độ châm biếm, đả kích mạnh mẽ sự suy tàn về đạo đức trong xã hội.

Hoạt động luyện tập Bài 32: Ôn tập văn nghị luận

1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi :

CĂN DẶN TRƯỚC KHI MẤT

      Xưa kia, Triệu Vũ Đế dựng nước, vua Hán đem quân sang đánh, dân chúng bèn làm kế "vườn không nhà trống". Rồi đại binh kéo sang châu Liêm, châu Khâm đánh vào Trường Sa, đoản binh thì tập kích phía sau. Đó là một thời. Đời Đinh, Lê, đề bạt được bậc hiền tài, cõi Nam vừa húng cường lên mà phương Bắc thì đang mỏi mệt suy yếu. Trên dưới cùng ý nguyện, lòng dân không chia lìa, xây thành bình lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Nhà Lý vừa mở mang cơ nghiệp, quân Tống đã xâm phạm vào bờ cõi. Bèn dùng Lý Thường Kiệt để đánh châu Khâm, châu Liêm, mấy lần đến tận Mai Lĩnh. Ấy là có cái thế đánh được vậy.

      Mới rồi, Toa Đô và Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, nhờ vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước dồn sức lại mà bọn chúng đành phải chịu trói, đó cũng là do lòng trời xui nên như vậy.

      Tóm lại, giặc cậy trận dài, ta cậy binh ngắn, lấy ngắn chế dài là lẽ thường của binh pháp. Nếu thấy quân giặc đến ồ ạt như lửa to gió táp thì đó là tình thế dễ chế ngự. Nếu chúng dùng lối tằm ăn lá, hành binh dần dà, không ham của dân, không cốt thắng mau, thì phải kén dùng tướng giỏi, liệu xem quyền biến, giống như đánh cờ, phải tuỳ tình thế mà đưa nước chống cho thích hợp. Phải gây dựng được một "đội quân cha con" rồi mới có thể sử dụng được. Vả lại, khoan sức cho dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy.

(Trần Quốc Tuấn)

Câu hỏi:

a) Văn bản bàn về điều gì ?

b) Những luận điểm chính của văn bản ?

c) Nghệ thuật lập luận của văn bản có gì đặc sắc ?

Trả lời:

a. Văn bản bàn về thượng sách để giữ nước

b. Những luận điểm của văn bản:

- Đánh giặc phải tuỳ tình thế mà đưa nước chống cho thích hợp.

- Phải xây dựng được tinh thần đoàn kết trong chiến đấu

- Khoan sức cho dân

c. Trong văn bản này, tác giả có cách lập luận rất đặc sắc đó là đưa ra hàng loạt những dẫn chứng, bài học trong lịch sử rồi đi đến tổng hợp lại bằng các luận điểm, luận cứ. Cách lập luận này giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt được những tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt ở trong bài viết.

2. Vận dụng hiểu biết về vai trò của trật tự từ trong câu, em hãy phân tích tính nhạc (sự hài hòa về ngữ âm) trong câu sau :

Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…

(Vũ Bằng, Mùa xuân của tôi)

Trả lời:

Cách lựa chọn trật tự từ trong câu:

Mùa xuân của tôi / mùa xuân Bắc Việt/ mùa xuân của Hà Nội

⇒    từ mùa xuân được điệp lại ở đầu 3 vế tạo âm hưởng nhịp nhàng cho câu văn.

là mùa xuân  mưa riêu riêu, gió lành lạnh,  tiếng nhạn kêu trong đêm xanh,  tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa,  câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…

⇒    các từ có, gió hợp âm với nhau trong cùng một câu tạo nên sự hài hòa về ngữ âm, nhịp điệu cho câu văn.

      Trật tự từ trên vừa tạo nên tính nhạc, âm điệu hài hòa, nhịp nhàng cho câu văn; vừa nhấn mạnh cảm xúc của tác giả với mùa xuân Hà Nội.

Hoạt động vận dụng Bài 32: Ôn tập văn nghị luận

Nêu những điểm giống và khác nhau giữa văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại (dẫn chứng từ các tác phẩm đã học).

Trả lời:

GIỐNG:

- Văn bản nghị luận trung đại và hiện đại đều được viết có lí, có tình, có chứng cứ và sức thuyết phục cao:

       + Có lí: có hệ thống luận điểm chặt chẽ

       + Có tình: thể hiện cảm xúc mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm của mình

       + Có chứng cứ: có dẫn chứng thực tế để chứng minh cho luận điểm trở nên thuyết phục

Ba yếu tố trên kết hợp chặt chẽ với nhau tạo nên tác phẩm văn nghị luận trung đại cũng như văn nghị luận hiện đại một cách hoàn chỉnh.

Ví dụ:

- Với tác phẩm văn nghị luận trung đại “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn và tác phẩm văn nghị luận hiện đại “Bài toán dân số” của Thái An, chúng ta có thể thấy được 2 tác phẩm này đều có chung những đặc điểm trên.

KHÁC:

- Hình thức của văn nghị luận trung đại thường được cố định ở một số thể loại riêng biệt như: chiếu, hịch, cáo, tấu…

- Còn trong nghị luận hiện đại thì hình thức co duỗi tự nhiên, câu văn sinh động, phong phú, có nhiều yếu tố khác cùng tham gia vào quá trình lập luận (chẳng hạn như biểu cảm, tự sự, miêu tả, …)

- Nghị luận trung đại: có nhiều từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ: nhiều hình ảnh và hình ảnh thường có tính chất ước lệ, câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng(Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta), dùng nhiều điển tích, điển cố,...Văn phong ấy khá gần với văn phong sáng tác, nên người ta đã nói ở thời trung đại “văn sử triết bất phân”.

- Văn nghị luận hiện đại viết giản dị, câu văn gần lời nói thường, gần đời sống hơn.

Văn nghị luận trung đại còn mang đậm dấu ấn của thế giới quan con người trung đại: tư tưởng thiên mệnh, đạo thần chủ, tâm lí sùng cổ dẫn đến việc sử dụng điển cổ, điển tích một cách phổ biến, ...

- Về nội dung:

       + Văn nghị luận trung đại thường bàn tới những vấn đề to lớn, quan hệ tới quốc kế, dân an.

       + Văn nghị luận hiện đại có đề tài rộng hơn, phong phú hơn. Những vấn đề đời thường cũng được đưa ra đề nghị luận. Chẳng hạn “Ôn dịch thuốc lá",...

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Ngữ văn lớp 8 sách VNEN Bài 32: Ôn tập văn nghị luận file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status