Logo

Soạn văn 7 VNEN Bài 33: Chương trình địa phương

Soạn văn 7 VNEN Bài 33: Chương trình địa phương trang 113, 114 gợi ý trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7 tập 2 chương trình mới ngắn gọn, chính xác nhất
5.0
0 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Bài 33: Chương trình địa phương Ngữ Văn lớp 7 tập 2 VNEN được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Hoạt động khởi động Bài 33: Chương trình địa phương

1. Tại sao nói: Tiếng Việt cần có sự phong phú, đa dạng, nhưng cũng cần có sự thống nhất?

2. Nêu ra các lỗi chính tả trong cách viết phụ âm đầu, vần hoặc thanh điệu mà các em thường mắc phải. Theo em, tại sao các em lại mắc những lỗi như vậy?

Trả lời:

1. Vì tiếng việt là rất đa dạng không chỉ về ngôn ngữ mà cả phương diện của nó. Tuy đa dạng về ngôn từ nhưng mỗi ngôn ngữ đều phải có sự thống nhất giữa các ý các từ với nhau. Tạo thành câu, từ có nghĩa.

2.

- Sai các ngữ âm, chữ viết

Ví dụ:

+ Quân giặt =>quân giặc.

+ tựu chung =>tựu trung.

- Sử dụng từ địa phương:

+ Dưng mà =>Nhưng mà

+ Bẩu =>bảo

- Sai từ ngữ:

Ví dụ: Anh ấy rất bàng quang về chuyện của tối

=> Anh ấy rất bàng quan về chuyện của tôi.

- Sai ngữ pháp:

Ví dụ: Quyển sách này là quyển Mắt Biếc.

=> Quyển sách này là quyển Mắt Biếc mà mẹ tặng tôi ngày hôm qua.

Lí do: vì chúng ta chưa biết cách sử dụng đúng những yêu cầu của tiếng Việt và phát âm sai dẫn đến viết sau về ngữ pháp hoặc hiểu sai về nghĩa của từ.

Hoạt động luyện tập Bài 33: Chương trình địa phương

1.Viết các đoạn, bài chứa âm, vần dễ mắc lỗi

2. Làm bài tập chính tả

a) Điền x hay s vào chỗ trống:

...ử lí, ...ử dụng; giả ...ử, bổ ...ung; ...ung phong.

b) Điền dấu hỏi, dấu ngã trên chữ in nghiêng : tiêu sử, tuần tiêu ; manh trăng, manh liệt ; dũng manh, manh bom.

c) Điền vào chỗ trống : chung hay trung

... sức, ... thành, ... cuộc, tập ...

d) Tìm từ theo yêu cầu:

• Tìm các từ chứa tiếng có âm đầu là ch, tr

• Tìm từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã.

• Tìm ba từ có tiếng mở đầu bằng phụ âm r, gi, d.

• Tìm hai từ có chứa vần ơn, ên.

e) Đặt câu:

• Đặt câu trong đó có hai tiếng mở đầu bằng phụ âm x, s.

• Đặt câu trong đó có hai tiếng chứa vần in, inh.

• Đặt câu trong đó có hai tiếng chứa vần an, ang.

Trả lời:

a. xử lí, sử dụng, giả sử, xét xử, bổ sung, xung phong.

b. tiểu sử, tuần tiễu, mảnh trăng, mãnh liệt, dũng mãnh, mảnh bom.

c. chung sức, trung thành, chung cuộc, tập trung.

d.

• Tìm các từ chứa tiếng có âm đầu là ch, tr: chung thủy, trân trọng, chiến đấu,…

• Tìm từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã: tĩnh tâm, chủ trương, tư tưởng, bướng bỉnh, cố hữu.

• Tìm ba từ có tiếng mở đầu bằng phụ âm r, gi, d.: rẻ, rảnh rang, gia đình, dành dụm.

• Tìm hai từ có chứa vần ơn, ên: ơn nghĩa, lên xuống

e.

• Đặt câu trong đó có hai tiếng mở đầu bằng phụ âm x, s: Sao em không thấy màn trình diễn xiếc vừa rồi hay nhỉ?

• Đặt câu trong đó có hai tiếng chứa vần in, inh: Chiếc ảnh được in ra là hình ảnh một cô gái rất xinh.

• Đặt câu trong đó có hai tiếng chứa vần an, ang: Lan vừa sang nhà tôi chơi.

3. Lập sổ tay chính tả

Phân công các nhóm làm Sổ tay chính tả.

• Nhóm 1: Tìm các từ có tiếng mở đầu bằng: ch, tr; s, x; d, gi, r.

• Nhóm 2: tìm các từ có tiếng mở đầu bằng l, n; có thanh hỏi, thanh ngã dễ lẫn.

• Nhóm 3: tìm các từ có tiếng chứa vần in, inh, iên.

• Nhóm 4: tìm các từ có tiếng chứa vần ơn, ên; an, ang; at, ac.

Sau khi làm xong, các nhóm trao đổi với nhau để bổ sung, sửa chữa; tập hợp thành Sổ tay chính tả của lớp.

Trả lời:

Nhóm 1: Tìm các từ có tiếng mở đầu bằng: ch, tr ; s, x ; d, gi, r.

• ch: chào cờ, chung thủy, che chở, chí chóe, chích chòe, chúm chím, chong chóng, chính trực, chăm chỉ, chau chuốt, chang chang, chằn chịt, chắc chắn,...

• tr: tre, trúc, trăng, trăng trối, trung trực, tròn trĩnh, tròn trịa, trồng trọt, trớ trêu, trơ trụi,...

• s: san sẻ, sung sức, son sắt, sột soạt, sốt sắng, suôn sẻ, sửa sang, sụt sùi, sừng sực, sừng sững, sửng sốt,...

• x: xao xuyến, xôn xao, xào xáo, xào xạt, xô xát, xa xăm, xa xỉ, xa xôi, xám xịt, xanh xao, xối xả, xem xét,...

• d: dào dạt, dịu dàng, dập dìu, dễ dàng, dõng dạc, du dương, dồn dập, dồi dào, dong dỏng,...

• gi: giành giật, giàn giụa, giặt giũ, giấu giếm, giục giã,...

• r: rung rinh, ròng ròng, ròng rọc, rì rầm, ríu rít, rõ rệt, rào rào, run run, rùng rợn, rủng rỉnh,..

Nhóm 2: tìm các từ có tiếng mở đầu bằng l, n; có thanh hỏi, thanh ngã dễ lẫn.

• l : lung linh, lấp lánh, lủng lẳng, lung lay, len lỏi, luồn lách, lừng lẫy, lẳng lơ, lực lưỡng, lừa lọc,...

• n: na ná, nao núng, não nùng, nõn nà, náo nức, nài nỉ, năng nổ, nặng nề, nằng nặc, nâng niu, nề nếp, nết na, nể nang,...

Nhóm 3: tìm các từ có tiếng chứa vần in, inh, iên.

• in: đèn pin, xin xỏ, ăn xin, tin nhắn, tin báo, khin khít, máy in, tin tưởng, đáng tin, tay vịn,...

• inh: thông minh, xinh đẹp, bình rượu, máy tính, đình làng, binh lính, dính líu, cây đinh, đỉnh núi, kinh tế, mắt kính, kính trọng, hình vuông, linh tính, minh mẫn, rình rập, học sinh, que tính, lặng thinh, thính giác, vinh dự, minh tinh, …

• iên: miền quê, tiên tiến, phiên chợ, đồng tiền, tiền nong, chiên cá, liên đới, miên man, chiến thắng,...

Nhóm 4 : tìm các từ có tiếng chứa vần ơn, ên; an, ang; at, ac.

• ang: trang trọng, cao sang, mênh mang, sáng sủa, tình lang, khoai lang, tình lang, giàu sang,...

• ơn: hoa dơn, biết ơn, làm ơn,…

• ên: ốc sên, tên tuổi, bên trên, bề trên, hên xui,..

• at: cái quạt, hát hay, mát rượi, bao cát, chua chát,..

• ac: độc ác, chất phác, man mác, xác xơ, tan tác, lác đác,..

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Ngữ văn lớp 7 sách VNEN Bài 33: Chương trình địa phương file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status