Logo

Soạn văn 7 VNEN Bài 5: Sông núi nước nam

Soạn văn 7 VNEN Bài 5: Sông núi nước nam trang 30 - 37 gợi ý trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7 tập 1 chương trình mới ngắn gọn, chính xác nhất
5.0
0 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Bài 5: Sông núi nước nam Ngữ Văn lớp 7 tập 1 VNEN được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Hoạt động khởi động Bài 5: Sông núi nước nam

1. Nối tên nhân vật lịch sử với sự kiện, chiến công tương ứng trong bảng sau

Tên nhân vật lịch sử Sự kiện, chiến công

1. Trần Hưng Đạo

a. 16 tuổi, căm thù giặc đến bóm nát quả cam trong tay ở bến Bình Than mà không hề hay biết, giương cao ngọn cờ thêu 6 chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân”, góp công đánh thắng giặc Mông - Nguyên lần thứ hai.

2. Lí Thường Kiệt

b. Ban Chiếu dời đô vào mùa xuân năm 1010 để chuyển dời kinh đô của nước Đại C Việt từ Hoa Lư (Ninh BÌnh) ra Đại La (Hà Nội)

3. Lí Công Uẩn

c. Ba lần cầm quâ đánh đuổi giặc Mông -Nguyên được nhân dân tôn vinh là Đức Thánh Trần, là người viết áng văn bất hủ Hịch tướng sĩ.

4. Phạm Ngũ Lão

d. Đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075 - 1077, nổi tiếng với chiến thắng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt và thường được coi là tác giả bài thơ thần Nam quốc sơn hà.

5. Trần Quốc Toản

e. Ngồi đan sọt bên vệ đường, mải nghĩ về một câu trong binh thư, đến nỗi quân lính dẹp lối cho xa giá của Hưng Đạo Vương càm giáo đâm vào đùi chảy máu mà vẫn không nhúc nhích. Trở thành môn khách của Hưng Đạo Vương, là vị tướng giỏi góp nhiều công lớn cho chiến thắng quân Mông - Nguyên

Trả lời

1 - C

2 - D

3 - B

4 - E

5 - A

2. Các nhân vật trên thuộc về những triều đại lịch sử nào?

Trả lời

Các nhân vật trên thuộc về triều đại lịch sử Lí Trần.

Hoạt động hình thành kiến thức Bài 5: Sông núi nước nam 

1. Đọc các văn bản

2. Tìm hiểu văn bản

a) Nhận dạng thể thơ của bài Nam quốc sơn hà bằng cách hoàn thành các câu sau:

- Số câu trong bài.................................................

- Số chữ trong câu ...............................................

- Cách hiệp vần của bài thơ................................

- Nam quốc sơn hà được viết bằng thể thơ...........

Trả lời

- Số câu trong bài: bốn câu.

- Số chữ trong câu : bảy chữ.

- Cách hiệp vần của bài thơ: chữ thứ 7 trong các câu 1,2,4 . Trong bài thơ này, vần “ư” được hiệp ở ba câu 1,2,4

- Bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

b) Dựa vào chú thích, giải thích vì sao bài thơ Nam quốc sơn hà từng được gọi là “bài thơ thần”

Trả lời

Vì năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quận chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bỗng trong một đem, quân sĩ chợt nghe tiếng ngâm thơ từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát – hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn làm thần sông Như Nguyệt làm cho quân giặc khiếp sợ. Vì vậy bài thơ Nam quốc sơn hà từng được gọi là “bài thơ thần”.

c) Trình bày các ý cơ bản của hai bài thơ theo sơ đồ sau:

Soạn văn 7 VNEN Bài 5: Sông núi nước nam | Hay nhất Soạn văn lớp 7 VNEN

Trả lời

- Ý 1: Sông núi nước Nam là của người Nam, sách trời đã định rõ. Từ đó khẳng định chủ quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc.

- Ý 2: Kẻ thù xâm lược sẽ nhất định phải nhận lấy bại vong. Từ đó khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ dân tộc.

d) Tìm hiểu tiếp những nội dung sau, rồi trình bày bằng miệng với các bạn trong lớp

Việc dùng chữ “đế” mà không dùng chữ “Vương” ở câu thơ thứ nhất của bài thơ cho thấy điều gì trong ý thức về dân tộc của người Việt Nam ngay từ thế kỉ XI

- Cách nói “chúng mày ... chuốc lấy bại vọng” (thủ bại) có gì khác với cách nói “chúng mày sẽ bị đánh bại”? Tác giả bài thơ muốn thể hiện điều gì qua cách nói đó ?

- Nhận xét về giọng điệu của bài thơ qua các cụm từ:

+ “Tiệt nhiên” (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác )

+ “Định phận tại thiên thư” (định phận tại sách trời )

+ “Hành khan thủ bại hư” (nhất định sẽ nhìn thấy việc chuộc lấy bại vọng )

- Bài thơ có đơn thuần chỉ là biểu ý (bày tỏ ý kiến) không? Tại sao? Nếu có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) thì sự biểu cảm thuộc trạng thái nào: lộ rõ hay ẩn kín?

Trả lời

- Xuất phát từ thế giới quan coi Trung Hoa là trung tâm thiên hạ, “Đế” tức là vua khẳng định ngôi vị độc tôn bá chủ thiên hạ của mình, còn “Vương” là danh hiệu cao thứ hai của các nước chư hầu, bầy tôi của “Đế”. Vì vậy, dùng chữ “đế” mà không dùng chữ “vương” ở câu tho thứ nhất trong bài thơ cho thấy thái độ ngang hàng trong ý thức về dân tộc của người Việt.

- Cách nói “chúng mày ... chuốc lấy bại vọng” (thủ bại) có sự khác biệt với cách nói “chúng mày sẽ bị đánh bại”, qua đó tác giả khẳng định cái kết của quân giặc phi nghĩa sẽ chuốc lấy bại vong thảm hại. Đồng thời khẳng định sức mạnh vĩ đại của người dân trong công cuộc đánh đuổi ngoại xâm.

- Giọng điệu của bài thơ qua các cụm từ: “Tiệt nhiên”, “Định phận tại thiên thư”, “Hành khan thủ bại hư” là sự mạnh mẽ, đanh thép, hào hùng.

- Bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền lãnh thổ dân tộc. Bài thơ tuy thiên về biểu đạt ý kiến. Tuy nhiên, đằng sau tư tưởng độc lập chủ quyền trong tác giả ấy, là một cảm xúc mãnh liệt ẩn kín bên trong. Đó là lòng yêu nước, tự hào dân tộc, niềm tin vào chiến thắng của đất nước trước kẻ thù.

3. Tìm hiểu về từ Hán Việt

a) Trong câu thơ đầu tiên của bài thơ Nam quốc sơn hà (bản phiên âm), từng chữ (yếu tố) có nghĩa gì?

Soạn văn 7 VNEN Bài 5: Sông núi nước nam | Hay nhất Soạn văn lớp 7 VNEN

Trả lời

Soạn văn 7 VNEN Bài 5: Sông núi nước nam | Hay nhất Soạn văn lớp 7 VNEN

b) Những chữ nào có thể ghép với nhau tạo ra từ những tiếng trên:

Trả lời

Các tiếng có thể ghép là: sơn hà, Nam đế, đế cư, Nam quốc.

c Xác định nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong các câu sau:

Soạn văn 7 VNEN Bài 5: Sông núi nước nam | Hay nhất Soạn văn lớp 7 VNEN

Trả lời

Soạn văn 7 VNEN Bài 5: Sông núi nước nam | Hay nhất Soạn văn lớp 7 VNEN

d) Em hãy tìm một số ví dụ để chứng minh: có những yếu tố Hán Việt có thể dùng độc lập, có những yếu tố Hán Việt không thể dùng độc lập.

Trả lời

- Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép.

- Một số yếu tố Hán Việt có thể dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.Ví dụ như học, tập, bút, hoa, quả, bảng, sơn, hà,…

4. Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

a) Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:

- Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

- Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Bài ca dao là lời của ai, bày tỏ tình cảm gì?

Trả lời

Bài ca dao là lời của cô gái đang tự nói về mình hoặc là lời của một chàng trai đang nhìn cô gái để nói, bày tỏ tình yêu, lòng tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên nơi thôn quê và vẻ đẹp đầy sức sống của cô thôn nữ.

b) So sánh cách thức biểu cảm của bài ca dao trên với cách biểu cảm trong những đoạn văn sau. Sau đó, em hãy sắp xếp cách biểu cảm của bài ca dao và hai đoạn văn vào bảng bên dưới cho phù hợp.

(1) Ôi! Cô giáo rất tốt của em, không, chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được! Sau này, khi em đã lớn, em vẫn sẽ nhớ đến cô, và em sẽ tìm gặp cô giữa đám học trò nhỏ. Mỗi bận đi ngang qua một trường học và nghe tiếng cô giáo giảng bài, em sẽ tưởng chừng như nghe tiếng nói của cô.

(2) Từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường trong mùa hoa của nó, hai cây đứng đối nhau trước tấm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đóa đều cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc. Nhìn gần, hải đường có một màu đỏ thắm rất quý, hân hoan, say đắm. Tôi vốn không thích cái lối văn hoa của các nhà nho cứ muốn tôn xưng hoa hải dương bằng hình ảnh cảu những người đẹp vương giả. Sự thực nước ta hải đường đâu chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý, nó sống khắp các vườn dân, cả đình, chùa, nhà thờ họ. Dáng cây cũng vậy, lá to thật khỏe, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu ra rắn màu gỉ hồng, trông dân dã như cây chè đất đỏ. Hoa hải dường rạng rỡ, nồng nàn, nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền. Bỗng nhớ năm xưa, lần đầu từ miền Nam ra Bắc thăm Đền Hùng, tôi đã ngẩn ngơ đứng ngắm hoa hải đường nở đỏ núi Nghĩa Lĩnh.

Trả lời

So sánh cách biểu cảm:

• Bài ca dao bày tỏ tình cảm với cô gái thông qua ngôn từ.

• Đoạn văn thứ (1): bày tỏ tình cảm yêu quý cô giáo của mình thông qua các từ ngữ biểu cảm trực tiếp (cô giáo rất tốt của em, sẽ nhớ đến cô, tìm gặp cô…)

• Đoạn văn thứ (2): tác giả bày tỏ tình cảm, sự yêu mến với loài hoa hải đường thông qua miêu tả và tự sự.

Biểu cảm trực tiếp: đoạn (1)

Biểu cảm gián tiếp: bài ca dao, đoạn (2)

c) Chọn từ ngữ thích hợp điền vào mỗi chỗ trống dưới đây

Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt (1).......................... của con người đối với (2).................... khêu gợi (3)...............nơi người đọc. Tình cảm trong văn bản biểu cảm thường là những tình cảm (4).....................

Trả lời

Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khơi gợi thế giới xung quanh nơi người đọc. Tình cảm trong văn bản biểu cảm thường là những tình cảm được thấm nhuần tư tưởng nhân văn (như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác,…).

Hoạt động luyện tập Bài 5: Sông núi nước nam

1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

a) Bài thơ Phò giá về kinh ra đời trong hoàn cảnh nào? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Trả lời

- Bài thơ được làm lúc Trần Quang Khải đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.

- Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, có cách gieo vần tương tự như ở thất ngôn tứ tuyệt.

b) Hãy nêu nội dung chính của bài thơ và nhận xét cách thể hiện nội dung của tác giả.

Trả lời

- Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng hòa bình của dân tộc.

- Giọng điệu bài thơ: hào hùng, tự hào trước những chiến công oanh liệt của quân dân ta

c) Cách biểu ý, biểu cảm ở 2 bài thơ Phò giá về kinh và Nam quốc sơn hà có gì giống và khác nhau

Trả lời

- Điểm giống :

+ Thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

+ Ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm. Cảm xúc hoà trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.

- Điểm khác: thể thơ. Nam quốc sơn hà làm theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt, Phò giá về kinh làm bằng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

2. Hãy phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ ngữ sau

Soạn văn 7 VNEN Bài 5: Sông núi nước nam | Hay nhất Soạn văn lớp 7 VNEN

Trả lời

Soạn văn 7 VNEN Bài 5: Sông núi nước nam | Hay nhất Soạn văn lớp 7 VNEN

3. Phân loại các từ ghép

Phân loại các từ ghép hán việt : Sơn hà, xâm phạm, giang sơn, quốc gia, ái quốc, thủ môn, thiên vị, chiến thắng, thiên thư, thiên tử, tuyên ngôn, cường quốc

- Từ ghép chính phụ : ............................................................................

- Từ ghép đẳng lập : ...........................................................................

Trả lời

- Từ ghép chính phụ: thiên thư, thiên tử, tuyên ngôn, cường quốc, ái quốc, thủ môn, thiên vị, chiến thắng.

- Từ ghép đẳng lập: sơn hà, giang sơn, quốc gia, xâm phạm.

Hoạt động vận dụng Bài 5: Sông núi nước nam

1. Tưởng tượng mình là người được chứng kiến chiến công Chương Dương, Hàm Tử, nay tham gia đoàn quân “phò giá về kinh”, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) thể hiện niềm tự hào của bản thân về truyền thống giữ nước và xây dựng đất nước của dân tộc. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 5 từ Hán Việt (Gạch dưới các từ Hán Việt trong đoạn)

Trả lời

Vào tháng 6 năm Ất Dậu ( 1285 ) sau khi Trần Quang Khải chỉ huy đội quân chiến thắng tại bến sông Chương Dương khiến quân địch thất bại thảm hại, Trần Quang khải đã hộ tống Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trở về kinh đô Thăng Long. Nhân dân nghe tin đại thắng, mọi người ai ai cũng hân hoan đón mừng chiến công anh dũng này của triều đình. Hai chiến công Chương Dương độ và Hàm Tử quan đã giáng một đòn chí mạng xuống đầu lũ giặc phương Bắc ngạo mạn. Cái tên Chương Dương và Hàm Tử đã in đậm vào lịch sử chống ngoại xâm vẻ vang và hào hùng của dân tộc. Kinh thành Thăng Long được giải phóng, quân xâm lược bị quét sạch khỏi bờ cõi nước ta. Nhân được được ấm no, hạnh phúc, đất nước được thái bình. Để có được chiến thắng này là nhờ sự đoàn kết của nhân dân với triều đình và truyền thống dựng nước, giữ nước của thế hệ cha ông ta. Vận nước giờ đây đã mở ra một trang lịch sử mới với biết bao niềm tin và hy vọng vào tương lai đất nước tươi đẹp hơn.

2. Em có biết mình được đặt tên như thế nào không? Hãy nói với bạn bè về ý nghĩa của tên mình.

Trả lời

Con cái sinh ra là phúc lộc của trời đất và cũng là tinh túy kết trái từ tình yêu của cha mẹ. Cách đặt tên con trai, con gái phần nào nói lên tính cách và vệnh mệnh của em sau này. Em hãy tìm hiểu tên mình được ghép bởi những yếu tố Hán Việt nào và có ý nghĩa như thế nào nhé.

3.Đọc lại bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự và miêu tả của em rồi thực hiện các yêu cầu sau:

1) Em hãy xác định rõ những yêu cầu của bài làm (về nội dung kiến thức, về kiểu văn bản, về bố cục, mạch lạc và liên kết, diễn đạt).

2) Nhận rõ những ưu, khuyết điểm chính trong bài làm của em, những yêu cầu đã đạt và chưa đạt.

3) Hãy sửa những lỗi đã mắc trong bài làm và đặt kế hoạch phấn đấu để bài làm sau có thể đạt được kết quả tốt hơn.

Trả lời

1. Cần đảm bảo nội dung về kiến thức, về kiểu văn bản, bố cục, mạch lạc, liên kết, diễn đạt

2. Ưu điểm trong bài làm

+ Xác định được đối tượng tả.

+ Biết lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu để tả đối tượng.

+ Biết liên tưởng, so sánh và rút ra nhận xét.

+ Bố cục 3 phần để trình bày 1 bài văn.

+ Biết dùng hình ảnh so sánh độc đáo.

- Nhược điểm

+ Một số bài đơn điệu, trình bày cẩu thả, chữ biết xấu.

+ Vẫn còn lỗi sai chính tả.

+ Một số bài còn dựa quá nhiều vào sách tham khảo.

+ Thiếu sự liên kết giữa các đoạn văn.

3. Từ phần nhận xét, hãy tự rút ra lỗi sai của mình, để làm thật tốt trong những bài viết tiếp theo

Hoạt động tìm tòi mở rộng Bài 5: Sông núi nước nam

1. Sưu tầm một bài viết về những chiến công vẻ vang .

Trả lời

Trận Như Nguyệt là một trận đánh lớn diễn ra ở một khúc sông Như Nguyệt (hay sông Cầu) vào năm 1077, là trận đánh có tính quyết định của cuộc Chiến tranh Tống-Việt, 1075-1077, và là trận đánh cuối cùng của nhà Tống trên đất Đại Việt. Trận chiến diễn ra trong nhiều tháng, kết thúc bằng chiến thắng của quân đội Đại Việt và thiệt hại nhân mạng lớn của quân Tống, đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của họ, buộc họ phải thừa nhận Đại Việt là một quốc gia.

Nhà Tống Trung Quốc vào thế kỷ 11 có ý định xâm lược Đại Việt để mở rộng lãnh thổ, nhằm giải quyết một số khó khăn về đối nội và đối ngoại, đồng thời trả thù lần thất bại trong cuộc chiến tranh Tống-Việt lần 1 trước đó. Họ ra sức chuẩn bị cho việc tiến công Đại Việt: xây dựng đường giao thông, cơ sở chứa lương thực, huấn luyện binh sĩ, cho quân đóng trại sát biên giới Tống-Việt.

Nhà Lý sớm nhận ra ý định này của nhà Tống nên đã thực hiện một chiến dịch đánh đòn phủ đầu vào cuối năm 1075 đầu năm 1076, phá hủy các căn cứ hậu cần chuẩn bị cho chiến tranh của nhà Tống. Nhà Tống vẫn quyết tâm tiến hành chiến tranh, vua Tống Thần Tông cử Quách Quỳ chỉ huy, Viên ngoại lang Bộ Lại Triệu Tiết làm phó tướng cho cuộc tấn công thay đổi kế hoạch và chuẩn bị kỹ hơn cho cuộc tiến quân. Họ điều động cả bộ binh lẫn thủy binh nhằm chuẩn bị đánh Đại Việt.

Trước binh lực mạnh của nhà Tống, Lý Thường Kiệt quyết định chọn chiến lược phòng thủ: ông dùng các đội quân của các dân tộc thiểu số ở miền núi phía bắc nhằm quấy rối hàng ngũ của quân Tống. Các tướng Lưu Kỹ, Phò mã Thân Cảnh Phúc, Vi Thủ An đem quân hãm bước tiến quân Tống ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, đồng thời chặn một bộ phận thủy quân của nhà Tống từ Quảng Đông xuống.. Sau khi chặn đánh quân Tống không thành tại vùng núi phía Bắc, Lý Thường Kiệt lui quân về phía nam Sông Cầu. Được sự giúp sức của nhân dân, Lý Thường Kiệt đã xây dựng một phòng tuyến trên sông Như Nguyệt (một đoạn của khúc sông Cầu) để biến nơi đây là nơi diễn ra trận đánh quyết định của cả cuộc chiến.

Quân Tống tấn công lần thứ nhất

Quân Tống dưới sự chỉ huy của Quách Quỳ tiến tới bờ bắc sông Như Nguyệt không khó khăn lắm.Quách Quỳ thấy vậy cũng muốn thực hiện chiến lược đánh nhanh thắng nhanh mà vua Tống đã đề ra. Nhưng vì thủy binh chưa đến, Quách Quỳ quyết định cho quân đóng trại tại bờ bắc sông Như Nguyệt đối diện với phòng tuyến của quân nhà Lý để chờ thủy binh hỗ trợ cho việc vượt sông. Quách Quỳ không hề biết rằng cánh thủy quân do Dương Tùng Tiên và Hòa Mâu chỉ huy đã bị thủy quân Đại Việt do Lý Kế Nguyên chỉ huy chặn đánh quyết liệt, liên tục tập kích hơn 10 trận, giặc điên cuồng mở đường máu để tiến vào châu thổ nước ta nhưng cả mười trận liều lĩnh đều bị đánh bại cả mười. Đặc biệt với thảm bại tại sông Đông Kênh, thủy quân Tống buộc phải rút lui về đóng án binh bất động ở cửa sông.

Sau một khoảng thời gian chờ đợi không thấy thủy quân đến hội sư, khoảng đầu tháng 2 năm 1077, Quách Quỳ dự định tổ chức vượt sông mà không có sự hỗ trợ của thủy quân. Tuy nhiên vì trước trại của Quách Quỳ tại Thị Cầu có một trại quân mạnh của nhà Lý án ngữ khiến Quỳ không dám cho quân vượt sông ở Thị Cầu. Cùng lúc, tướng Miêu Lý đóng tại Như Nguyệt báo với Quách Quỳ rằng quân Lý đã trốn đi và xin lệnh đem binh vượt sông. Quách Quỳ chấp nhận và tướng Vương Tiến bắc cầu phao cho đội xung kích của Miêu Lý khoảng 2.000 người vượt sông. Lợi dụng được yếu tố bất ngờ, cuộc vượt sông đã thành công, đội xung kích của quân Tống đã chọc thủng được phòng tuyến của quân Lý, sẵn đà thắng, Miêu Lý định tiến nhanh về Thăng Long nhưng đến vùng Yên Phụ, Thụy Lôi thì bị phục kích, bao vây và chặn đánh dữ dội tại cầu Gạo, núi Thất Diệu. Miêu Lý cùng những binh sĩ còn sống chạy về phía Như Nguyệt nhưng đến nơi thì cầu phao đã bị hủy và gặp quân nhà Lý đón đánh và bị diệt gần hết, dù quân Tống đóng bên bờ bên kia có cố gắng cho bè sang hỗ trợ. Thất bại của Miêu Lý đã làm cho Quách Quỳ hết sức tức giận và định xử tử viên "tướng kiêu" này. Mô tả trận đánh này, một tác giả đời Tống viết: "Binh thế dứt đoạn, quân ít không địch nổi nhiều, bị giặc ngăn trở, rơi xuống bờ sông".

Quân Tống tấn công lần thứ hai

Sau thất bại này, Quách Quỳ nhận ra quân nhà Lý không bỏ bất cứ đoạn nào trên phòng tuyến, nên ông không dám vượt sông mà không có thủy binh nữa nên buộc phải chờ thủy binh tới. Vì thủy binh quân Tống khi ấy đã bị chặn lại ngoài biển nên không tiến vào được, buộc Quách Quỳ phải tổ chức đợt tấn công lần hai mà không có sự hỗ trợ của thủy binh. Lần này, quân Tống dùng một lực lượng mạnh hơn nhiều so với lần trước và đóng bè lớn với sức chứa khoảng 500 quân để vượt sông.Quân Tống ồ ạt đổ sang bờ nam nhưng họ phải vừa ra sức chặt lớp trại rào tre, vừa phải chống lại các đợt phản công mãnh liệt của quân nhà Lý mà số binh tiếp viện lại không qua kịp nên quân bị vỡ trận và thiệt hại nặng. Đợt tấn công lần hai lại kết thúc với thất bại. Việc này đã khiến Quách Quỳ thấy rằng, nếu không có thủy binh hỗ trợ sẽ không thể vượt sông được, buộc phải ra lệnh đưa quân về thế phòng thủ và tuyên bố rằng: "Ai bàn đánh sẽ chém!", phá sản ý định đánh nhanh thắng nhanh của nhà Tống. Họ chỉ dám thỉnh thoảng dùng máy bắn đá bắn sang bờ nam.

Với tình thế này, cộng với nhiều khó khăn vì các lý do về tình hình nhà Tống, sự quấy rối của dân binh địa phương, và việc thiếu lương thực do các cơ sở tiếp vận đã bị phá hủy trong cuộc tấn công năm 1075 của Lý Thường Kiệt, và khâu tiếp vận cho 10 vạn lính và 1 vạn ngựa vốn dĩ cần ít nhất 40 vạn phu, quá sức 20 vạn phu mà quân Tống đang có; đã khiến họ trở nên bị động và suy giảm sức chiến đấu.

Quân nhà Lý phản công

Hai tháng sau đợt tấn công cuối cùng, quân Tống lâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan: họ ngày càng mệt mỏi, hoang mang vì tin tức vì chờ mãi thủy binh không thấy thủy binh đâu. Và thêm sự không hợp khí hậu Đại Việt, dù đã có thầy thuốc đi theo nhưng bệnh tật vẫn làm cho nhiều binh sĩ ốm và một số chết, nhưng lại không dám rút lui vì đó là một sự nhục nhã và tội lớn với triều đình nhà Tống. Dù vậy, thế của quân Tống vẫn còn mạnh, họ vẫn cố thủ ở bờ bắc Như Nguyệt tìm cách dụ quân nhà Lý tấn công. Lý Thường Kiệt nhận ra đây là thời cơ tốt để tổ chức tiến công, ông nghiên cứu cách bố phòng của quân Tống và tổ chức các đợt tấn công theo kiểu tập kích chia cắt quân Tống.

Đầu tiên, ông mở một đợt tấn công vào khối quân của Quách Quỳ đang đóng ở Thị Cầu nhằm kéo sự chú ý của toàn bộ quân Tống về hướng này dù biết rằng Quách Quỳ có một khối quân khá lớn và bố phòng rất cẩn thận. Ông lệnh cho hai tướng Hoằng Chân và Chiêu Văn dùng 400 chiếc thuyền chở khoảng 2 vạn quân từ Vạn Xuân tiến lên Như Nguyệt. Đoàn thuyền vừa đi vừa phô trương thanh thế nhằm kéo sự chú ý của toàn bộ quân Tống về hướng họ. Quân Lý đổ quân lên bờ bắc tấn công thẳng vào doanh trại quân Tống. Thời gian đầu họ chiếm ưu thế, đẩy quân Tống vào sâu, buộc quân Tống phản huy động hết lực lượng và đem cả đội thân quân ra đánh. Tất cả các thuộc tướng cao cấp của Quách Quỳ như Yên Đạt, Trương Thế Cự, Vương Mẫn, Lý Tường, Diên Chủng đều có mặt trong chiến địa. Thời gian sau, quân Tống lấy lại hàng ngũ tổ chức phản công, đẩy quân Lý lên thuyền để rút đi. Đồng thời quân Tống còn cho máy bắn đá bắn với theo, đánh chìm một số chiến thuyền. Trận này quân Lý thiệt hại nặng, 2 tướng Hoằng Chân và Chiêu Văn cùng mấy nghìn quân tử trận. Tuy nhiên, khi mọi sự chú ý của quân Tống đều đổ dồn về phía trại quân Quách Quỳ, thì Lý Thường Kiệt đích thân dẫn đại quân đánh vào doanh trại của Triệu Tiết..

Triệu Tiết đóng tại bắc Như Nguyệt trên một khu vực tương đối rộng và quang đãng, chính giữa là trại quân chính gọi là Dinh, hai bên trái phải là khu đất Miễu và Trại, bố trí theo kiểu dã chiến không lũy tường tổ chức phòng ngự tạm. Triệu Tiết có chừng 3 đến 4 vạn quân chiến đấu, nhưng một số đã được điều đi tiếp ứng cho trại quân Quách Quỳ đang bị tấn công. Chính vì vậy, khi cánh quân của Lý Thường Kiệt bất ngờ vượt sông tập kích, quân của Triệu Tiết nhanh chóng bị đánh bại, thương vong trên một nửa quân số đến gần hết. Số quân Tống chết nằm la liệt cái gò nơi họ đóng quân, về sau cư dân địa phương gọi đó là gò Xác hay cánh đồng Xác.

Hai đợt tấn công này đã khiến quân Tống lâm vào cảnh ngặt nghèo, thế phòng ngự bị rung chuyển và có khả năng sẽ bị đánh bại hoàn toàn nếu vẫn tiếp tục cố thủ.

(Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_Nh%C6%B0_Nguy%E1%BB%87t)

2. Sưu tầm một bài viết về anh hùng hào kiệt của dân tộc.

Trả lời

Vị tướng kiệt xuất Trần Quốc Tuấn và bài học cho người trẻ.

Cuộc đời Trần Quốc Tuấn, một trong những tướng soái kiệt xuất trong lịch sử nhân loại, dạy người trẻ ngày nay sống rộng lượng, hợp lẽ phải, không chạy theo lối sống hưởng thụ.

"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa được xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".

Đây có thể coi là một trong những câu nói nổi tiếng nhất của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn – vị tướng soái kiệt xuất bậc nhất trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, nó chưa thể lột tả hết con người bậc đại nhân, đại trí, đại dũng ấy.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Quốc Tuấn là con của An Sinh vương Trần Liễu, anh ruột vua Trần Thái Tông. Mẹ ông là Thiên Đạo quốc mẫu. Giới sử học chưa thể xác định chính xác năm sinh của bậc kỳ tài quân sự này song nhiều tài liệu ghi ông sinh năm 1228.

Soạn văn 7 VNEN Bài 5: Sông núi nước nam | Hay nhất Soạn văn lớp 7 VNEN

Tượng Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ở Nam Định. (Ảnh: Ditichlichsuvanhoa).

Từ nhỏ, Trần Quốc Tuấn có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người lại được thầy tài giỏi dạy dỗ nên sớm đọc thông hiểu rộng, văn võ toàn tài.

Sử sách không ghi rõ năm ông trở thành võ quan. Song những đóng góp của ông cho lịch sử nước nhà xứng đáng được người đời truyền tụng khi ông 3 lần lãnh đạo quân dân nhà Trần chiến thắng đội quân hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ.

Năm 1257, quân Mông Cổ xâm lược nước ta, vua Trần Thái Tông lệnh các tướng đem quân ngăn giữ biên giới phía bắc theo sự tiết chế của Trần Hưng Đạo. Bằng tài cầm quân và dùng người kiệt xuất, ông dẫn dắt binh lính đập tan cuộc tiến công của quân Mông, buộc họ phải rút lui.

Năm 1285, quân Nguyên - Mông ào ạt tấn công xuống phía nam. Quân Trần thất bại, tổn thất nặng nề.

Một lần nữa, Trần Quốc Tuấn cho thấy tài năng quân sự khi thi hành kế vườn không nhà trống, rút quân bảo toàn lực lượng trước khi tổng phản công, giành thắng lợi quyết định.

Ở lần Nguyên Mông xâm lược thứ ba, Hưng Đạo vương nhận định “năm nay đánh giặc nhàn” và dễ dàng dẫn dắt quân dân nhà Trần đánh lui đế quốc hùng mạnh này.

Sau này, Trần Quốc Tuấn lui về Vạn Kiếp ở ẩn nhưng vẫn sẵn sàng hiến kế giữ nước, san sẻ nỗi lo với vua Trần.

Tấm lòng rộng lớn

An Sinh vương Trần Liễu vốn có hiềm khích với vua Trần Thái Tông. Trước lúc qua đời, ông dặn Trần Quốc Tuấn: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”.

Hưng Đạo vương nghe nhưng không cho đó là phải. Đến khi vận nước lung lay, quân quyền đều nằm trong tay mình, ông đưa chuyện này ra hỏi hai gia nô thân tín là Yết Kiêu và Dã Tượng.

Họ đáp: “Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu”.

Nghe xong, Trần Quốc Tuấn cảm động, khen ngợi hai người.

Vị tướng kiệt xuất cũng từng hỏi con trai về ngôi báu. Khi nghe câu trả lời ngụ ý muốn cướp ngôi của Trần Quốc Tảng, ông nổi giận, rút gươm toan chém chết đứa con loạn thần tặc tử.

Cuối cùng, dưới sự can ngăn của mọi người, ông thay đổi ý định nhưng từ đó kiên quyết không gặp Tảng, thậm chí dặn dò sau này ông chết, đậy nắp quan tài rồi mới cho Tảng vào viếng.

Vì lợi ích dân tộc, Trần Quốc Tuấn sẵn sàng gạt bỏ hiềm khích cá nhân.

Trong lần quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta lần thứ hai, ông vốn xung khắc với tướng Trần Quang Khải. Nhưng khi nhận ra nếu hai người không đồng lòng chung sức thì chỉ có lợi cho quân thù, ông đã chủ động hòa hảo với Trần Quang Khải.

Một người ở vị trí cao nhưng không tư lợi, biết vì việc lớn mà gạt bỏ tư thù như Trần Quốc Tuấn là tấm gương cho những người trẻ sống trong thời đại mà người ta dễ dàng buông lời nhục mạ, thượng cẳng chân hạ cẳng tay chỉ vì một ánh mắt không vừa ý hay vài câu nói.

Sống không chỉ để hưởng thụ

Một trong những điều làm nên chiến thắng lừng lẫy của quân dân nhà Trần trong 3 cuộc chiến đấu chống đội quân thiện chiến nhất thời bấy giờ là sự chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt.

Trong Thuyết Trần, Trần Xuân Sinh ghi: “Trước sự bành trường của nhà Nguyên, nhà Trần đã đề phòng, chuẩn bị kháng cự. Trần Quốc Tuấn mở trường dạy võ, dạy con em hoàng tộc và những người tài giỏi trong nước. Ông thường đi khắp các lộ, kiểm soát các giảng võ đường địa phương, thu dụng nhiều người tài giỏi trong nước như Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Chế Nghĩa, Đỗ Hành...”.

Sau chiến thắng quân Mông Cổ lần thứ nhất, thay vì tận hưởng cảnh thái bình với chức cao, lộc lớn, Hưng Đạo vương vẫn đốc thúc quân sĩ luyện tập không ngừng nghỉ.

Ông chỉ trích lối sống hưởng thụ của quân sĩ: “Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm”.

Dường như thời nào cũng vậy, người ta thích hưởng thụ những thú vui trước mắt mà quên tính chuyện lâu dài. Những lời nhắc nhở của vị tướng đại tài chắc chắn không chỉ cảnh tỉnh binh sĩ dưới quyền mà còn là bài học cho giới trẻ ngày nay.

“Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai”.

Cuộc đời vẻ vang cùng những chiến công hiển hách của Trần Quốc Tuấn là kết quả của quá trình rèn luyện, cống hiến suốt đời. Giả thử vị tướng ấy mải mê tận hưởng cuộc sống vương hầu mà gạt việc rèn binh luyện tướng, liệu sử sách có thể ghi danh ông với chiến công 3 lần dẫn dắt quân dân nhà Trần đánh tan đế quốc hùng mạnh Nguyên Mông?

Nếu Trần Quốc Tuấn dốc lòng theo đuổi vinh hoa mà bỏ qua lẽ phải, đạo làm người, liệu hậu thế có mãi tôn xưng ông là Đức thánh Trần và thờ phụng muôn đời?

Thông qua câu chuyện về Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, người trẻ ắt hẳn nhận ra muốn thành công, mỗi người phải gạt bỏ thói quen hưởng thụ, không ngừng cố gắng.

(Theo báo news.zing.vn)

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Ngữ văn lớp 7 sách VNEN Bài 5: Sông núi nước nam file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status