Logo

Soạn văn 8 VNEN Bài 9: Hai cây phong hay nhất

Soạn văn 8 VNEN Bài 9: Hai cây phong trang 65 - 72 gợi ý trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8 tâp 1 chương trinh mới ngắn gọn, chính xác nhất
5.0
0 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Bài 9: Hai cây phong Ngữ Văn lớp 8 Tập 1 VNEN được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Hoạt động khởi động Bài 9: Hai cây phong

Đọc đoạn giới thiệu truyện Người thầy đầu tiên dưới đây và giải thích vì sao cô bé An-tư-nai rất yêu quý và biết ơn người thầy đầu tiên của mình:

"Nội dung truyện Người thầy đầu tiên được đặt vào bối cảnh vùng quê hẻo lánh........... như đôi cây phong nhỏ này"

Trả lời:

Cô bé An-tư-nai rất yêu quý và biết ơn người thầy đầu tiên của mình vì đó là người đã cứu cô thoát khỏi cuộc sống lạc hậu, thiếu hiểu biết, thoát khỏi sự hà khắc của gia đình, không bị bán làm vợ lẽ hay chịu số phận nghèo khổ. Hơn thế, An-tư-nai còn được thầy đưa đến trường học, được vươn mình đến tri thức để An-tư-nai có thể thắp sáng tương lai của mình.

Hoạt động hình thành kiến thức Bài 9: Hai cây phong

1. Đọc văn bản sau: Hai cây phong

2. Tìm hiểu văn bản

a. Xác định ý của các đoạn trong văn bản:

Đoạn văn Nội dung chính của đoạn văn

(1)Từ “Làng Ku-Ku-rêu” đến “phía tây”

Giới thiệu chung vị trí , cảnh vật nổi bật của làng Ku - ku - rêu .

(2)Từ “Phía trên làng” đến “chiếc gương thần xanh”

 

(3) Từ “Vài năm học” đến “biêng biếc kia”

 

(4) Từ “Tôi lắng nghe” đến hết

 

b. Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, xác nhận định hai mạch kể chuyện phân biệt lồng vào nhau trong Hai cây phong. Hãy tách thành hai câu chuyện và tóm tắt nội dung theo từng mạch:

Người kể chuyện xưng”tôi” (đoạn 2,4) Người kể chuyện xưng “chúng tôi”(đoạn 1,3)

....................................................................

....................................................................

So sánh điểm khác nhau của “Hai cây phong” trong hai mạch câu chuyện:

....................................................................

c. Nhân vật người kể chuyện xưng "chúng tôi", điều gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất ? Những chi tiết nào miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây thể hiện ngòi bút đậm chất hội họa của tác giả?

d. Trong mạch kể của người kể chuyện xưng ''chúng tôi '', điều gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất? Những chi tiết nào miêu tả cây phong và quang cảnh nơi đây thể hiện ngòi bút đậm chất hội họa của tác giả?

e. Trong mạch kể của người kể chuyện xưng "toi" nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện? Tại sao có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người và không chỉ thông qua sự quan sát của người kể chuyện?

Trả lời:

a. Xác định ý của các đoạn trong văn bản:

Đoạn văn Nội dung chính của đoạn văn

(1)Từ “Làng Ku-Ku-rêu” đến “phía tây”

Giới thiệu chung vị trí , cảnh vật nổi bật của làng Ku - ku - rêu .

(2)Từ “Phía trên làng” đến “chiếc gương thần xanh”

Hai cây phong trong cam nhận của nhân vật tôi

(3) Từ “Vài năm học” đến “biêng biếc kia”

Kí ức tuổi thơ về hai cây phong

(4) Từ “Tôi lắng nghe” đến hết

Nhân vật tôi nhớ về người trồng hai phong

b. Tóm tắt nội dung theo mạch truyện

Người kể chuyện xưng “tôi” (đoạn 2,4) Người kể chuyện xưng “chúng tôi”(đoạn 1,3)

Người kể chuyện xưng “tôi” tự giới thiệu là họa sĩ.

Lưu ý:

Có thể đây chính là nhà văn Ai-ma-tốp. Tuy nhiên, không phải nhất thiết bao giờ người kể chuyện cũng là tác giả.

Vẫn là người kể chuyện ở các đoạn 2 và 4, nhưng lại kể theo ngôi thứ nhất số nhiều “chúng tôi”, “bọn con trai chúng tôi”.

Có thể xác định, tác giả đang kể câu chuyện của mình và các bạn, lựa chọn cách xưng hô “bọn con trai chúng tôi” để khẳng định sự gần gũi, gắn bó của đám bạn khi còn nhỏ.

Điểm khác nhau lớn nhất của “Hai cây phong” trong hai mạch câu chuyện là ngôi kể:

Hai cây phong được kể với 2 ngôi kể khác nhau: “tôi” (ngôi thứ nhất số ít) và “chúng tôi”/ “bọn con trai chúng tôi” (ngôi thứ nhất số nhiều).

Trong hai mạch kể ấy, mạch kể xưng “tôi’’ quan trọng hơn vì nó nắm giữ vai trò là người chứng kiến toàn bộ câu chuyện và kể lại chi tiết. Những câu chuyện được kể còn kèm theo cả cách nhìn, tâm hồn, sự cảm nhận và rung động rất sâu sắc của nhân vật “tôi”.

3. Tìm hiểu về biện pháp nói quá và tác dụng của nói quá.

a. Thực hiện yêu cầu trong phiếu học tập:

(1)Những từ ngữ in đậm trong các câu dưới đây có nói quá sự thật không?

Mục đích sử dụng cách nói đó ở mỗi câu là gì?

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

..................................................................

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

………………………………………

(2) Cách nói trên đây có tác dụng gì?

………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………..

b. Đọc và bổ sung ví dụ về nói quá:

Nói quá là biện pháp tu từ phong đại mức độ, quy mô, tính châts của sự vật, hiện lượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng tăng sức biểu cảm

Ví dụ: Xương đồng da sắt

Trả lời:

a. Thực hiện yêu cầu trong phiếu học tập:

(1)Những từ ngữ in đậm trong các câu dưới đây có nói quá sự thật không?

Mục đích sử dụng cách nói đó ở mỗi câu là gì?

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

=>Các từ in đậm đều nói quá sự thật

=>Tác dụng: diễn tả hiện tượng ngày và đêm xảy ra quá nhanh; nhấn mạnh tới sự đối lập về thời gian hai mùa trong năm ( mùa hè- mùa đông)

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

=> Từ in đậm đều nói quá sự thật

=>Tác dụng: Diễn tả nỗi vất vả của người nông dân khi làm ra hạt thóc; khuyên chúng ta cần biết trân trọng thời gian, biết cách sắp xếp hợp lý những công việc của mình.

(2) Cách nói trên đây có tác dụng gì?

=> Tác dụng: nhấn mạnh, gây ấn tượng tới điều được nói tới; tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

b. Đọc và bổ sung ví dụ về nói quá:

Nói quá là biện pháp tu từ phong đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện lượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng tăng sức biểu cảm

Ví dụ:

Xương đồng da sắt

Dời non lấp biển

Bầm gan tím ruột

Vắt chân lên cổ

Chó ăn đá , gà ăn sỏi

Ruột để ngoài da

Nghiêng nước nghiêng thành

Hoạt động luyện tập Bài 9: Hai cây phong

1. Các nhóm đọc diễn cảm văn bản Hai Cây Phong

2. Luyện tập sử dụng biện pháp nói quá

a. Gạch dưới những từ ngữ thể hiện cách nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau:

TT Ví dụ Ý nghĩa

1

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

 

2

Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được

 

3

Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước

 

b. Điền thành ngữ cho sắn vào chỗ trống(...) trong các câu sau đây để tạo biện pháp tu từ nói quá:

bầm gan tím ruột

nổ từng khúc ruột

chó ăn đá, gà ăn sỏi

ruột để ngoài da

vắt chân lên cổ

a. Ở nơi .................. thế này, đến cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.

b. Nhìn thấy tội ác của giặc ai ai cũng ............................

c. Cô Nam tính tình xởi lởi.............................

d. Lời khen của cô giáo làm cho nó........................

e. Bọn giặc hoảng hồn ..........................

Trả lời:

a. Gạch dưới những từ ngữ thể hiện cách nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ:

TT Ví dụ Ý nghĩa

1

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Nói quá về sức lao động của con người: nhấn mạnh vai trò của sức lao động con người có thể cải tạo tự nhiên mang lại nguồn sống.

2

Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được

Nói quá nhằm khẳng định nhân vật này không ngại khó, không ngại khổ, có thể đi tới đâu cũng được.

3

Cái cụ bá thét ra lửaấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước

Nói quá thể hiện nhân vật cụ bá có thế lực, quyền lực, mỗi lời nói ra là người khác phải nghe theo.

Hoạt động vận dụng Bài 9: Hai cây phong

1. Biện pháp nói quá

a. Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây:

nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc.

b. Tìm năm thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá.

c. Viết một đoạn văn có dùng biện pháp nói quá.

Trả lời:

a. Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá:

    + Nàng Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

    + Nhân dân ta có sức mạnh dời non lấp biển đánh tan mọi âm mưu, thủ đoạn của bọn đế quốc Mĩ và tay sai.

    + Tôi thích nghe cô ấy kể về chuyện thần Nữ Oa lấp biển vá trời.

    + Chúng tôi đâu phải mình đồng da sắt để chịu được thời tiết nóng như lửa hầm hập dưới hầm.

    + Tôi đã nghĩ nát óc mà chưa tìm ra cách giải bài toán thầy giao.

b. Tìm năm thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá.

    + Đen như than

    + Ngáy như sấm

    + Đau như đứt ruột

    + Kêu như tránh đánh

    + Nắng như đổ lửa

c. Viết đoạn văn:

Hai cây phong mọc trên đồi với dáng vóc khổng lồ, tán cây vươn đến tận những đám mây. Các mắt mấu, các cành cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay với bóng râm mát rượi với dáng vẻ đung đưa như đang chào mới tất cả mọi người đến với nó. Phải chăng chính dáng vẻ chào mời ấy đã khiến cho tác giả có nhiều kỉ niệm đối với nó như thế. Bức tranh thiên nhiên được tác giả ngắm nhìn từ trên cao tạo ra cho người đọc cảm thấy không gian được mở rộng đến muôn vùng xa thẳm thảo nguyên hoang vu và cả dòng sông lấp lánh như đang hiện lên trước mắt người đọc khiến ta như đang hòa chung cùng một cảm xúc đối với tác giả. Bức tranh mà tác giả gợi cho người đọc thật ấn tượng đầy đặc trưng và quyến rũ đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều những ấn tượng khó quên.

2. Viết bài tập làm văn số 2 (làm tại lớp)-Văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.

Đề 1: Hãy kể về một kỉ niệm đánh nhớ với một con vật nuôi mà em yêu thích

Đề 2: Kể về một lần em mặc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn

Đề 3: Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ em rất vui lòng

Đề 4: Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao, em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?

Trả lời:

Đề 1: Hãy kể về một kỉ niệm đánh nhớ với một con vật nuôi mà em yêu thích

Nhân dịp sinh nhật lần thứ chín của em, mẹ đã tặng cho em một chú chó rất xinh. Em đặt tên cho nó là Bông. Em yêu Bông lắm! Nó không chỉ là một người bạn thân thiết mà còn là một ân nhân đối với em.

Bông là một chú chó có bộ lông dài mềm và mượt màu trắng như tuyết. Ngày mới về nhà em, nó như một cục bông màu trắng lăn tròn trên sân khiến em rất thích thú. Cặp chân thon, cao và dài lúc nào cũng bước đi hết sức uyển chuyển. Đôi mắt to và sáng, trong bóng tối như những viên pha lê màu xanh cực kì đẹp mắt. Cái mũi xinh xinh lúc nào cũng ươn ướt. Cái đuôi cong và dài càng tô thêm vẻ duyên dáng cho chú chó Bông của em.

Hằng ngày, em với Bông quấn quýt bên nhau như những người bạn thân thiết không thể tách rời. Khi em học bài, nó nằm ngủ ngon lành dưới chân ghế. Khi em làm việc nhà giúp mẹ, nó ton ton phía sau em, thỉnh thoảng dịu dịu vào tay em làm nũng. Và cả những khi em đi chơi cùng các bạn trong xóm, Bông cũng đi cùng em. Vào hè năm ngoái, nhờ có Bông mà em đã được cứu khỏi bị đuối nước.

Gần nhà em có một con sông nước rất trong và mát. Trong những ngày hè nóng nực, bọn trẻ con trong xóm ngày nào cũng hò hét nhau ra sông tắm. Là một đứa trẻ dát nước từ nhỏ, tuy đã mười ba tuổi rồi nhưng em vẫn không biết bơi. Thấy chúng nó nô đùa dưới dòng nước mát, em thấy ghen tị lắm. Mấy đứa trẻ đáng ghét thỉnh thoảng khi thấy em đi qua còn cố tình chòng ghẹo em là đứa nhát cáy, lớn đầu rồi mà còn không biết bơi. Ngày hôm đó, về nhà em đã khóc rất lâu bên cạnh chú chó Bông. Con chó lặng yên không nhúc nhích, nằm trong lòng em như thế hàng giờ liền.

Ngày hôm sau, em quyết định sẽ học bơi để chứng tỏ rằng mình không phải là một đứa trẻ nhút nhát. Khi thấy em tay xách nách mang phao bơi ra bờ sông, Bông nhảy quýnh lên quanh người em như để cổ vũ tinh thần cho em vậy. Thế là em cùng chú chó nhỏ của mình đi tập bơi. Khi mới xuống nước, em cảm thấy rất sợ và lo lắng. Em muốn nhảy ngay lại lên bờ. Nhưng trong tâm trí em lại hiện về những câu nói và những tràng cười giễu cợt của lũ trẻ trong làng, em quyết tâm gạt bỏ mọi nỗi sợ hãi ấy và cố gắng giữ chặt vào chiếc phao bơi. Vẫy vùng được một lúc, em thấy mệt nhoài. Từ trên bờ có tiếng sủa vang. Bông đang cổ vũ tinh thần cho em. Thấy vậy, em cố gắng tập đạp chân tiếp. Một lúc sau, vì quá mệt, em vô ý rời tay khỏi chiếc phao bơi. Và một… hai… ba, em bỗng chìm nghỉm xuống nước. Quá hoảng hốt và sợ hãi, em chỉ kịp hết lên một tiếng, rồi như bị hàng ngàn con yêu quái nước ra sức nhấn chìm… Và rồi em không biết gì nữa.

Khi tỉnh dậy, em thấy mình nằm trong căn phòng nhỏ của mình, bên cạnh là chú chó Bông nằm phủ phục với ánh mắt buồn thiu. Thấy tiếng động, nó ngổm dậy và ánh mắt lập tức sáng bừng lên khi thấy em thức giấc. Con chó nhảy quýnh lên sung sướng rồi sủa ầm lên, chạy ra ngoài sân để báo cho mọi người biết. Theo sau chú chó Bông, mẹ của em bước vào với nụ cười dịu dàng, mẹ hỏi han em ân cần. Qua lời kể của mẹ, em mới biết rằng chính lúc em chìm xuống nước, Bông đã chạy đến nhà gần bờ sông, sủa ầm lên khiến mọi người phải đi theo nó và họ đã cứu em khỏi dòng nước đáng sợ ấy. Em dang tay, Bông từ phía xa chạy nhào vào lòng em. Em xoa đầu chú chó nhỏ đáng yêu và thông minh của mình. Còn con chó thì dụi dụi vào lòng em đầy yêu mến. Chính nhờ có chú chó nhỏ ấy, em đã được cứu sống.

Sau sự việc lần ấy, bố hứa sẽ dạy em học bơi. Vào mỗi chiều cuối tuần, cả Bông và em lon ton theo bố ra bờ sông. Bố dạy em từng chút, từng chút và chú chó nhỏ của em thì đứng trên bờ dõi theo đầy chăm chú và khích lệ dành cho em.

Em rất yêu và biết ơn chú chó Bông của mình.

 

Đề 2: Kể về một lần em mặc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn

Trong cuộc sống, mỗi chúng ta không ít lần mắc lỗi nhưng có những lỗi lầm đã gây ra không bao giờ chúng ta quên được. Bây giờ, cứ mỗi lần nhớ đến cô giáo dạy văn năm lớp bảy, tôi lại thấy trong lòng mình day dứt vì đã vô lễ với cô.

Tôi vốn là một đứa trẻ bất hạnh nhất trên đời – tôi luôn nghĩ về bản thân mình như vậy. Mẹ tôi sinh ra tôi nhưng tôi không có bố. Từ bé tôi đã luôn bị mọi người xung quanh khinh miệt, giễu cợt là “đồ con hoang”. Nhiều bà mẹ không cho con họ chơi với tôi. Tôi sống thui thủi như thế với mẹ trong căn nhà nhỏ tồi tàn cuối xóm. Từ bé, tôi không thấy ai tốt bụng và thương tôi ngoài mẹ tôi. Hai mẹ con tôi sống trơ trọi không họ hàng trong sự khinh miệt của mọi người xung quanh. Trong mắt tôi, loài người thật xấu xa và độc ác – trừ người mẹ hiền lành mà tôi hết lòng thương yêu và kính trọng. Đến tuổi đi học, tôi không chơi với bạn nào trong lớp, luôn lãnh đạm, thờ ơ với mọi người xung quanh.

Năm ấy, tôi học lớp bảy. Trong giờ văn, hôm nay lớp học văn nghị luận chứng minh. Cô giáo giảng đề “Lá lành đùm lá rách”. Cô đã dùng nhiều lập luận và dẫn chứng gần gũi, cụ thể, thiết thực để cho chúng tôi thấy đấy là lòng nhân ái của người Việt Nam ta. Giảng xong, cô cho lớp viết bài, tiết sau cô sẽ sửa. Tiết học sau, cô gọi một số bạn nộp bài cho cô sửa – trong đó có tôi. Cô gọi tôi lên và hỏi: "Toàn, tại sao em lại không làm bài mà để giấy trắng? Em không hiểu bài à? Không hiểu chỗ nào cô sẽ giảng lại cho?"

Phản ứng của tôi bất ngờ đến mức làm cả lớp sững sờ nhìn tôi. Tôi gân cổ lên trả lời cô: "Em không làm vì em không thèm làm chứ không phải không hiểu. Toàn là nói dối, bịa đặt, trên đời này làm gì có lòng nhân ái, người yêu thương người. Tại sao em lại chứng minh điều dối trá như thế là đúng cơ chứ?" Tôi nói mà không biết mình đang nói gì. Có lẽ đó là những điều uất ức dồn nén từ lâu hôm nay bộc phát. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt ngỡ ngàng về phía tôi. Còn cô giáo thì mặt tái xanh, tôi thấy cô giận đến run người. Cô không nói lời nào mà bước nhanh ra khỏi lớp. Tôi biết cô rất giận. Cô sợ không kiềm chế được cảm xúc nên bước ra ngoài chăng? Tôi thoáng ân hận vì quá lời với cô nhưng tôi không thấy mình sai. Lớp trưởng đến bên tôi nhẹ nhàng: "Tại sao cậu vô lễ như thế? Đi theo xin lỗi cô đi!" Tôi giận dữ: "Tớ không nói sai. Tớ không có lỗi!".

Sau sự việc trên, tôi đinh ninh mình sẽ bị đuổi học hoặc chí ít là mời phụ huynh. Tôi chỉ lo mẹ sẽ buồn. Cuối giờ, cô gọi tôi lên gặp riêng cô. Tôi biết mình sẽ bị khiển trách rất nặng. Tôi bước vào phòng giáo viên, cô ngồi đó vẻ mặt buồn rười rượi. Trên đôi mắt đen lay láy của cô còn ngân ngấn nước. Tôi đoán cô vừa khóc và thấy ngạc nhiên. Tôi càng ngạc nhiên hơn khi cô không trách mắng tôi mà nhẹ nhàng phân tích cho tôi thấy rằng tôi nghĩ như thế là lệch lạc. Các bạn đã luôn gần gũi và giúp đỡ tôi, cô đã luôn quan tâm và yêu thương tôi,... Tôi vô cùng ân hận. Tôi lí nhí xin lỗi cô. Cô dịu dàng xoa vào đầu tôi và bảo: "Em hiểu được như thế là tốt và đừng nên mất niềm tin vào tình người như thế! Cô không giận em đâu". Dù cô nói vậy nhưng tôi vẫn thấy mình thật có lỗi khi vô lễ với cô.

Tôi thật biết ơn cô vì đã dạy tôi bài học về tấm lòng độ lượng và giúp tôi lấy lại niềm tin về tình người.

 

Đề 3: Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ em rất vui lòng

Có thể nói trong mắt mọi người, tôi chỉ là một con bé chỉ biết ăn không ngồi rồi. Ngoài việc học và chơi tôi chẳng còn biết làm gì khác. Điều mà tôi khiến cha mẹ vui lòng cũng chỉ là mấy từ giấy khen và những con điểm số mà thôi. Nhưng có một lần tôi đã làm được một việc tốt mà cha mẹ tôi đã rất tự hào về tôi. Đến bây giờ, câu chuyện ấy tôi vẫn còn nhớ mãi.

Hôm ấy là một ngày đẹp trời, bầu trời trong xanh, gió mát, tôi đang tung tăng trên con đường về nhà để khoe điểm mười với cha mẹ. Nhưng đi được một đoạn, bỗng tôi thấy một bà cụ đang đứng trên vỉa hè. Trông bà cụ tầm bảy mươi tuổi, đầu tóc bạc phơ, lưng bà đã còng và trông bà thật gầy gò và yếu ớt làm sao. Chân bà cứ bước xuống đường rồi lại rút lên. Chắc cụ đang muốn qua đường nhưng lại sợ sệt trước cảnh xe cộ tấp nập dưới lòng đường. Thật tội nghiệp cho cụ quá! Bỗng một ý nghĩ vụt lên trong đầu tôi: “Sao mình không giúp bà cụ qua đường nhỉ?” Tôi định chạy đến giúp bà nhưng trong lòng lại băn khoăn một điều không biết nên giúp không. Tôi lại qua đường không được giỏi lỡ xảy ra chuyện gì thì tính sao. Với lại tôi đang muốn chạy lẹ về nhà để khoe điểm với cha mẹ. Nhưng thấy bà cụ như vậy lòng tôi lại dấy lên một nỗi thương tâm. Tôi quyết định chạy đến giúp bà. Bây giờ tôi mới thấy được vẻ mặt hiền hậu của bà trông rất giống nội tôi. Tôi liền hỏi bà: "Bà ơi, bà muốn qua đường phải không? Để con giúp bà nhé!”, vẻ mặt cụ đang lúng túng nhưng khi nghe tôi nói xong, bà cụ trông rất vui vẻ và trả lời: "Ồ, nếu vậy thì tốt quá, bà cảm ơn cháu nhé!”. Tôi liền dắt tay bà cụ bước xuống đường. Thấy cảnh xe cộ đông đúc như vậy, tỏi cũng cảm thấy ngập ngừng, e sợ. Nhung tôi lấy hết can đảm, đưa một tay lên xin qua đường, tôi chú ý nhìn qua nhìn lại rồi dắt bà bước di. Bà cụ chắc còn sợ lắm nên nắm chặt lấy tay tôi. Qua được bên kia đường, bà cụ thở phào một cách nhẹ nhõm và nói: “Bà cảm ơn con rất nhiều”. Tới đây. tôi mới thấy được hà đang xách một túi gì trông có vẻ rất nặng nề. Tôi liền xách giùm cụ về nhà trong khi bà cụ không muốn làm phiền tôi nữa. Vừa đi, tôi vừa trò chuyện cùng bà. Thì ra bà sống một mình trong nhà còn con cháu bà ở xa và bận bịu công việc nên không thể thường tới thăm và chăm sóc bà. Nghe thế, tôi thấy ái ngại và tội nghiệp cho cụ quá! Về tới nhà, bà vui vẻ cảm ơn tôi rất nhiều và bà còn cho tiền tôi mua quà vặt nhưng tôi đã từ chối không nhận. Bởi vì đối với tôi giúp được bà mới là điều quan trọng. Tôi tạm biệt bà và chạy một mạch về nhà. Ôi! Thế là tôi về trễ cả tiếng rồi. về đến nhà, tôi thấy cha mẹ đang đi đi lại lại với vẻ mặt lo lắng. Tôi bước vào nhà, thế là cha mẹ tôi liền hớt hải chạy ra hỏi: “Sao con đi học về trễ thế?". Tôi liền xin lỗi và kể hết đầu đuôi câu chuyện cho cha mẹ nghe. Nghe xong cha tôi liền bảo: “Con làm thế là phải lắm, cha mẹ rất tự hào về con”.

Tôi cũng thấy rất vui vì đã làm được việc tốt và khiến cha mẹ vui lòng. Tỏi cũng thấy rất hãnh diện về mình. Tuy là câu chuyện đã xảy ra khá lâu nhưng nó mãi in sâu vào tâm trí tôi.

 

Đề 4: Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao, em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?

Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dậy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ.

Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu chuyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi chứng kiến tất cả.

Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thấy lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

- Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ nằm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Thầy Thứ lại an ủi lão:

- Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Lão Hạc chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... Kiếp người như tôi chẳng hạn!...

Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu môt ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... thế là sung sướng.

- Vâng! Ông lão dậy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng

Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi tê tái đứng lên:

- Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé. Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi - thầy tôi nhắc nhở.

- Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác... Lão Hạc ngần ngại.

- Việc gì còn phải chờ khi khác... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây.

Tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi nói chuyện lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia.

Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả cô đơn nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì bần cùng lão mới làm như vậy.

Đã 60 năm, đất nước đổi thay chế độ, lão Hạc không còn, cuộc sống của người nông dân ngày nay đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của đất nước mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương chia sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân.

 

Hoạt động tìm tòi mở rộng Bài 9: Hai cây phong

2. Tìm tư liệu phân biệt biện pháp tu từ nói quá và nói khoác

Trả lời:

Nói khoác và biện pháp tu từ nói quá có những điểm giống và khác nhau như sau:

      • Giống nhau: cùng sử dụng sự phóng đại về mức độ, quy mô, tính chất... sự việc và hiện tượng được miêu tả.

      • Khác nhau:

  • Nói quá là biện pháp tu từ làm tăng sự gợi hình, gợi cảm của lời văn, được dùng trong các văn bản văn chương và để nhấn mạnh ý, thể hiện tư tưởng/ý đồ nghệ thuật của tác giả.
  • Nói khoác là nói sai sự thật làm cho người nghe tin vào những điều không có thực, hoặc để phô trương, khoe khoang. Đây là một nét tính cách cần phê phán của con người trong đời sống.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Ngữ văn lớp 8 sách VNEN Bài 9: Hai cây phong file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status